Giao thông, thông tin liên lạc

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch sinh thái đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia tràm chim, tỉnh đồng tháp (Trang 26 - 106)

 Giao thông bộ còn trong quá trình hình thành.

 Giao thông thủy thuận lợi do có nhiều kênh rạch, nhưng chưa được khai thác đúng với tiềm năng.

2.4.7. Đa d ng sinh học và công tác bảo tồn t i VQG Tràm Chim

Vườn có nguồn tài nguyên ĐDSH phong phú, cảnh quan thiên nhiên đẹp với nhiều quần xã thực vật đặc trưng đã tạo điều kiện khai thác phát triển DLST. Việc thành lập TT. DLST&GDMT nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc hợp tác đầu tư với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong lĩnh vực phát triển DLST và GDMT. Đặc biệt, tầm quan trọng của HST Đất ngập nước Tràm Chim đã được thế giới công nhận, đó là VQG Tràm Chim thành Ramsar thứ 2000 của thế giới vào ngày 02/02/2012.

2.4.7.1. Thực vật

Sự đa dạng của hệ sinh thái đất ngập nước ở Tràm Chim thể hiện ở sự đa dạng của các kiểu quần xã thực vật. Các quần xã thực vật sinh sống trên những điều kiện địa hình, địa mạo và đất đai khác nhau và đã hoàn toàn thích hợp với điều kiện môi trường mà chúng sinh sống.

Đồng cỏ ngập nước theo mùa thường phân bố ngay sau đai rừng tràm, có thời gian ngập nước khoảng 5-6 tháng/năm và dễ bị cháy vào mùa khô. Tổ thành thực vật ở các đồng cỏ hiện nay thường bao gồm nhiều loài thân thảo sống chung với nhau.

VQG Tràm Chim có trên 130 loài thực vật bậc cao, 185 loài thực vật nổi (Dương Văn Ni, Trần Triết, 2010).

Có 6 quần xã thực vật chính xuất hiện ở VQG Tràm Chim, đó là:  Quần xã rừng Tràm (Memaleuca cajuputy)

 Quần xã Sen (Nulumbo nucifera)

 Quần xã Mồm mốc (Ischaemum rugosum)  Quần xã Cỏ óng (Panicum repens)

 Quần xã Lúa ma (Oryza rufipogon)  Quần xã Cỏ năn (Eleocharis dulcis)

2.4.7.2. Động vật

VQG Tràm Chim có 233 loài chim nước, 130 loài cá, 93 loài động vật nổi, 90 loài động vật đáy, 15 loài thú, khoảng 44 loài lưỡng cư và bò sát (Dương Văn Ni, Trần Triết, 2010). Trong các loài chim nước có 16 loài có tên trong Sách Đỏ của IUCN ở các mức độ (EN, VU, R, T, V, E), có 14 loài có tên trong Sách Đỏ của Việt Nam,

6 loài thuộc Danh sách các loài nguy cấp, quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ; 14 loài nằm trong danh mục của Công ước CITES.

Các loài chim nước

Tràm Chim là VQG có số lượng các loài chim nhiều nhất so với các khu rừng đặc dụng khác ở ĐBSCL. Về môi trường sống, có 42% số loài sử dụng đầm lầy nước ngọt, 10% sử dụng các đồng cỏ, 8% sử dụng rừng ngập nước, 2% sử dụng các con kênh có cây bụi, cây gỗ và 38% còn lại sử dụng tổng hợp các môi trường sống nói trên.

Sếu đầu đỏ (Grus antigone) là loài chim quý hiếm có tầm quan trọng toàn cầu, hàng năm xuất hiện ở VQG Tràm Chim trong mùa khô. Trong 30 VQG nói riêng và 164 khu rừng đặc dụng nói chung của Việt Nam, chỉ duy nhất VQG Tràm Chim có xuất hiện loài Sếu đầu đỏ.

Các loài lưỡng cư, bò sát

Đã xác định được tổng cộng 29 loài lưỡng cư, bò sát ở VQG Tràm Chim, thuộc 3 bộ, 11 họ và 25 giống, chiếm 53,7% tổng thành phần loài lưỡng cư, bò sát nước ngọt vùng ĐBSCL. Lớp lưỡng cư (Amphibia) có 1 bộ không đuôi (Anura), 3 họ, 6 giống và 6 loài, chiếm 20,69% thành phần loài. Trong khi đó lớp bò sát (Reptilia) có thành phần loài đa dạng hơn với 23 loài (chiếm 79,31%) thuộc 2 bộ, 8 họ và 19 giống.

Có 8 loài được xếp vào danh mục loài đang bị đe dọa và cần được bảo vệ, chiếm 15% tổng số loài đang bị đe dọa ở Việt Nam (theo Sách Đỏ Việt Nam, 2007). Trong đó một loài xếp ở mức rất nguy cấp (CR) là trăn đất (Python molurus); 2 loài ở mức nguy cấp (EN): rùa răng (Hieremys annandalei) và rắn ráo (Ptyas korros); 5 loài ở mức sẽ nguy cấp (VU): rùa hộp (Cuora amboinensis); rùa ba gờ (Malayemys subtrijuga); ba ba Nam bộ (Trionyx cartilaginea); rắn sọc dưa (Coelognathus radiatus); và rắn bồng voi (Enhydris bocourti)

2.4.7.3. Tài nguyên thủy sản và cá

Thành phần các loài cá

So với các vùng khác ở Đồng Tháp Mười nói riêng và ĐBSCL nói chung, VQG Tràm Chim vẫn còn nguồn tài nguyên thủy sản nước ngọt rất phong phú. Đất ngập nước của VQG Tràm Chim đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn tài nguyên thủy sản cho các vùng lân cận. Các loài cá có giá trị kinh tế cao ở Tràm Chim là cá lóc (Channa straita), cá thát lát (Notopterus notopterus), cá trê vàng (Clarias macrocephalus), cá trê trắng (Clarias batrachus), cá rô đồng (Anabas testudineus), cá dày (Channa lucius), lươn (Monopterus albus) và các loại cá sông khác (cá trắng).

Kết quả điều tra của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 (năm 2011) đã ghi nhận có 129 loài cá thuộc 11 bộ, 31 họ, và 79 giống ở VQG Tràm Chim. (Xem thêm danh sách các loài cá quý hiếm ở Bảng 4 PHỤ LỤC 3).

Thành phần loài giáp xác

Đã xác định được tổng cộng 8 loài tôm nước ngọt và 2 loài cua thuộc bộ Decapoda. Tôm nước ngọt chủ thuộc về giống tôm Macrobrachium (7 loài). Trong đó có sự phân bố của tôm càng xanh (Macrobrachium rosensbergi).

Nhìn chung nhóm tôm sông (Caridea) ở VQG Tràm Chim khá phong phú với 8 loài, chiếm 44% thành phần loài tôm nước ngọt vùng ĐBSCL.

2.4.7.4. Chương trình hoạt động

- Chương trình bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn ĐDSH

- Chương trình phục hồi sinh thái rừng

- Chương trình phòng cháy chữa cháy rừng

- Chương trình nghiên cứu khoa học

- Chương trình phát triển DLST

- Chương trình tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường và BTTN

- Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn vùng đệm

- Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực và trang thiết bị kỹ thuật

CHƢƠNG 3

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHI N CỨU 3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Khảo sát hiện trạng hoạt động DLST tại VQG Tràm Chim.

- Đánh giá nguy cơ tổn hại ĐDSH của hoạt động DLST tại VQG Tràm Chim.

- Đề xuất một số giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động DLST đến công tác bảo tồn ĐDSH.

- Đề xuất các giải pháp phát triển DLST ở VQG Tràm Chim theo hướng bền vững.

3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin, số liệu

3.2.1.1. Nghiên cứu tài liệu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để thu thập thông tin trong các tài liệu có sẵn để hoàn thiện phần tổng quan và phần cơ sở lý luận cho đề tài:

- Thu thập các thông tin, tài liệu từ sách báo, internet, bản đồ (bản đồ hiện trạng,

bản đồ phân bố tài nguyên, bản đồ du lịch), cũng như các dữ liệu do VQG cung cấp về lịch sử hình thành, điều kiện tự nhiên và xã hội, vị trí địa lí, khí hậu thủy văn, địa hình, tài nguyên DLST tại VQG Tràm Chim.

- Ngoài ra, việc nghiên cứu tài liệu cũng xác định rõ cơ sở lý luận cùng quan

điểm bảo tồn tài nguyên và các chính sách biện pháp giáo dục nâng cao ý thức của du khách và cộng đồng địa phương trong hoạt động DLST.

3.2.1.2. Khảo sát thực địa

Phương pháp này được sử dụng với mục đích kiểm tra, chỉnh lý và bổ sung những tư liệu thu được cho các đối tượng nghiên cứu và các thể loại liên quan đến du lịch, sau đó được đưa vào sử dụng trong đề tài.

Tiến hành đi thực tế, khảo sát tại Trung tâm DLST và Giáo dục môi trường VQG Tràm Chim và các thôn, xã lân cận.

 Khảo sát hiện trạng tài nguyên, môi trường tại VQG Tràm Chim.

 Khảo sát các tuyến du lịch hiện có và tình hình hoạt động du lịch tại Vườn.  Khảo sát KDL và cộng đồng dân cư.

Thu thập một số hình ảnh bằng cách quan sát trực tiếp và dùng máy ảnh.

3.2.1.3. Phỏng vấn

Phỏng vấn bằng bảng câu hỏi

Là dạng phỏng vấn được thực hiện trên cơ sở một bảng hỏi hoàn thiện. Người phỏng vấn không được tự ý đưa thêm các câu hỏi trong quá trình phỏng vấn.

Đây là phương pháp chính được áp dụng để thu thập các thông tin, số liệu cần thiết cho nghiên cứu, giúp kết quả dữ liệu thu được tăng tính chính xác và khách quan. Phương pháp này giúp trả lời tất cả các câu hỏi một cách dễ dàng thông qua bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Được tiến hành theo 3 bước:

Bước 1:Xác định đối tượng điều tra: KDL, cộng đồng dân cư, BQL và nhân viên làm việc tại TT DLST&GDMT VQG Tràm Chim

Bước 2: Xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn gồm các câu hỏi tiến hành phỏng vấn:

Cách thiết kế bảng câu hỏi: câu hỏi trong bảng khảo sát được thiết kế dựa vào nội dung nghiên cứu và các yêu cầu thông tin cần thiết cho nghiên cứu. Các câu hỏi có hướng dẫn trả lời trên đầu bảng câu hỏi, riêng các câu hỏi có tình đặc thù riêng sẽ có chú thích trong từng câu.

Bước 3:Phát phiếu điều tra và phân tích kết quả điều tra:

Chọn mẫu: thời gian mà tác giả chọn để thực hiện việc phát phiếu khảo sát là từ 01/2014 – 03/2014. Do hạn chế về thời gian và kinh phí nên số lượng mẫu tác giả chọn để thực hiện khảo sát là 100 phiếu. Trong đó: 60 phiếu (du khách), 40 phiếu (cộng đồng dân cư).

Cách thức tiến hành và nội dung phỏng vấn cụ thể được trình bày trong sau:

Bảng 3.1: Đối tượng, nội dung cần thu thập và cách thu thập từ phát phiếu điều

tra phỏng vấn Đối tƣợng N i dung thu thập Cách thu thập Du khách

- Mục đích du lịch, thời gian lưu trú, số lần du lịch đến VQG.

- Các đặc điểm thu hút KDL đến VQG.

- Mức độ hài lòng của khách về: Chất lượng phục vụ du lịch, chất lượng sản phẩm du lịch, các yếu tố thu hút du khách khi đi du lịch tại VQG.

- Theo du khách thì những mặt nào cần làm tốt hơn tại VQG.

- Nhận xét của du khách về tài nguyên DLST tại VQG. - Mong muốn của KDL khi đến VQG. Ý kiến đóng góp của KDL cho phát triển DLST và bảo tồn của VQG.

Chọn ngẫu nhiên khách du lịch tại VQG. Phát phiếu phỏng vấn du khách. Số phiếu 60 phiếu. C ng đồng dân cƣ t i khu vực nghiên cứu

- Thông tin cơ bản về đối tượng được điều tra.

- Loại hình dịch vụ du lịch mà người dân tham gia khi DLST phát triển tại VQG: hướng dẫn, buôn bán thức ăn, sản phẩm mỹ nghệ…

- Đời sống cây trồng, vật nuôi thu nhập chủ yếu của người dân.

- Mức thu nhập từ hoạt động du lịch - Số lượng gia đình có thu nhập từ du lịch.

- Mức độ hài lòng của người dân đối với việc phát triển du lịch nơi họ sinh sống.

- Nhận thức về lợi ích và tầm quan trọng của các loài động thực vật.

- Lợi ích mà DLST mang lại cho người dân.

- Sự tham gia của người dân vào công tác bảo tồn cùng

Phát 40 phiếu điều tra chia đều cho động đồng dân cư ở các thôn xã Đến từng hộ ở mỗi thôn trình bày lý do, mục đích của việc khảo sát và tiến hành phát phiếu điều tra.

với VQG

- Ý kiến của người dân để nâng cao hiệu quả của hoạt động DLST và bảo tồn.

Phỏng vấn trực tiếp

Lựa chọn đối tượng phỏng vấn: BQL và nhân viên làm việc tại TT DLST&GDMT VQG Tràm Chim.

Phỏng vấn trực tiếp bằng câu hỏi mở đối với BQL và nhân viên làm việc tại TT DLST&GDMT VQG Tràm Chim với các nội dung:

- Tình hình thực tế hiện nay ở VQG: (1) những tiềm năng DLST ở Vườn, (2) hiện trạng hoạt động DLST ở đây, (3) các hoạt động DLST ( cắm trại, xem chim, đường mòn tuyến du lịch,..) diễn ra ở đâu, (4) hoạt động đó có làm tổn hại đến ĐDSH hay không, (5) nếu có thì Vườn quản lý thế nào, (6) tình hình nghiên cứu của các nhà khoa học về bảo tồn ĐDSH tại Vườn.

- Tìm hiểu các loại hình du lịch đang được khai thác, các sản phẩm du lịch đang và có khả năng khai thác.

 Hiện trạng phát triển DLST tại VQG.

 Hoạt đông tổ chức đào tạo nâng cao kiến thức, chuyên môn quản lý, hướng dẫn cho cán bộ nhân viên tại VQG.

 Những biện pháp chiến lược nhầm thúc đẩy sự phát triển DLST và tăng cường công tác bảo tồn tại VQG.

3.2.1.4. Tham khảo ý kiến chuyên gia

Trong suốt quá trình làm báo cáo phải luôn tham khảo, tiếp nhận những ý kiến quý báu từ các chuyên gia trong ngành nhằm làm cho đề tài được hoàn thiện hơn, mang tính khách quan, có giá trị khoa học và giá trị về thực tiễn ứng dụng.

Đối tượng tham khảo:

- Hạt nhân của ban quản lý VQG Tràm Chim: họ là những người đã gắn bó và am hiểu tình hình ở đây.

- Giảng viên trường Đại học Nông Lâm TP.HCM: những chia sẻ, ý kiến đóng góp về chuyên môn.

Các chuyên gia trong lĩnh vực DLST và bảo tồn ĐDSH: cung cấp những kiến thức cần thiết và những đóng góp ý kiến trong quá trình thực hiện đề tài.

3.2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu

- Từ những số liệu đã thu thập được từ công tác nghiên cứu, khảo sát thực địa và kết quả điều tra phỏng vấn sẽ tiến hành thống kê, phân tích và xử lý để đưa ra được những kết quả để làm căn cứ cho bài báo cáo.

- Sử dụng một số nhóm hàm thông dụng và cơ bản như hàm logic, toán học, thống kê, chuỗi, ngày tháng…trong Excel để thống kê lại các số liệu.

- Sử dụng phầm mềm N- Grap hoặc ORIGIN 7.0 để vẽ các biểu đồ, diễn giải các số liệu thu thập được để xử lý các thông tin định lượng trong bảng câu hỏi.

3.2.2.1. Ma trận hoạt động tác động (Active Impact Matrix = AIM)

Các bước thực hiện

- Xác định các hoạt động du lịch quan trong nhất. Xác định các hoạt động du lịch mang tính chất thường xuyên, có tác động nhiều nhất.

- Xác định công tác bảo tồn thiên nhiên đang được tiến hành tại VQG.

- Xác định tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động DLST đến công tác bảo tồn tại VQG Tràm Chim.

- Xác định các tác động quan trọng nhất và mức độ ảnh hưởng của những tác động đó mà chúng ta cho điểm theo các mức 3, 2, 1, 0, -1, -2, -3 tương đương: 3: tác động rất tích cực/ -3 : rất tiêu cực, 2: tác động tích cực/ -2: tiêu cực, 1: tác động tích cực ít/ -1 : tiêu cực ít và 0: không tác động, từ đó đưa ra các giải pháp quản lý, hạn chế tác động tiêu cực.

3.2.2.2. Phương pháp tính sức chứa (Carrying capacity)

Tính lượng khách có thể tham quan mỗi ngày.

Để xác định sức chứa, năm 1985 Boullon đã đề xuất công thức xác định sức chứa như sau:

 Công thức tính sức chứa du lịch của 1 khu vực căn cứ vào tiêu chuẩn trung bình cho từng cá nhân ( m2/người)

Sức chứa =

Tiêu chuẩn trung bình cho mỗi cá nhân: tiêu chuẩn không gian trung bình cho mỗi du khách thường được xác định bằng thực nghiệm, phụ thuộc vào hình thức hoạt động du lịch.

- Nghỉ dưỡng biển : 30 - 40 m2/người - Picnic : 60 - 80 m2/người - Thể thao : 200 - 400 m2/người - Hoạt động cắm trại ngoài trời : 100 - 200 m2/người

Tiêu chuẩn cho hoạt động đi bộ trong rừng: 10 người/km (theo Điều kiện môi trường để tổ chức một số loại hình du lịch cơ bản, ban hành kèm quyết định số 02/2003/QĐ – BTNMT ngày 29/07/2003 của Bộ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường).

 Tổng số khách tham quan mỗi ngày (KMN)

KMN = sức chứa × hệ số luân chuyển

 Hệ số luân chuyển (HSLC)

Thời gian khu vực mở cửa cho du khách tham quan HSLC =

Thời gian trung bình của một cuộc tham quan

Theo Ceballor – Lascurain, sức chứa du lịch của một khu vực cụ thể còn liên quan đến các yếu tố như: chính sách cho du lịch và quản lý VQG, hiện trạng tham

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch sinh thái đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia tràm chim, tỉnh đồng tháp (Trang 26 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)