Trường trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý ở trường trung học phổ thông Mỹ Hào, Hưng Yên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Luận văn thạc sĩ) (Trang 23 - 27)

9. Cấu trúc luận văn

1.3. Trường trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân

Điều lệ trường THPT đã quy định tại điều 2 chương 1 về vị trí của trường THPT như sau: “Trường trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng”. [1]

Đây là bậc học bắt buộc với mọi trẻ em bằng phương pháp nhà trường (bao gồm cả nội dung, phương pháp và tổ chức giáo dục). Nơi tổ chức một cách tự giác hoạt động học tập với tư cách là một hoạt động chủ đạo cho trẻ em; nơi diễn ra cuộc sống thực của trẻ em và nơi tạo cho trẻ em có nhiều hạnh phúc.

b. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường THPT

Trường trung học có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THCS và cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục.

2. Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật.

3. Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trường; quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công.

5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.

6. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước.

7. Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội.

8. Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục.

9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Theo quy định của Điều lệ trường THPT nói trên, có thể phân định các nhiệm vụ và quyền hạn của trường THPT thành 2 nhóm chủ yếu sau:

Nhóm 1: Tổ chức các hoạt động giáo dục và đăc biệt là hoạt động dạy học theo đúng nội dung, chương trình giáo dục THPT đã được Bộ GD&ĐT quy định.

Nhóm 2: Thực hiện các hoạt động mang tính điều kiện và phương tiện cho hoạt động giáo dục và dạy học nói trên.

Như vậy năng lực của CBQL trường THPT phải được thể hiện qua việc quản lý có hiệu quả các nhiệm vụ và thực hiện đúng các quyền hạn nêu trên. Theo điều 19, khoản 1 của văn bản này quy định về nhiệm vụ của Hiệu trưởng như sau:

a) Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;

b) Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 3 Điều 20 của Điều lệ này;

c) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

d) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;

đ) Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;

e) Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;

g) Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;

h) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường;

thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường;

i) Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành;

thực hiện công khai đối với nhà trường;

k) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Hiệu trưởng trường THPT phải thực hiện vai trò lãnh đạo nhà trường để tập hợp, thuyết phục mọi lực lượng trong và ngoài nhà trường tích cực triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về GD&ĐT. Thực hiện vai trò thủ trưởng đơn vị để điều hành toàn bộ hoạt động của nhà trường thông qua bốn chức năng quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Xây dựng tập thể vững mạnh và đảm bảo các nguồn lực khác cho việc quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.

1.3. . Mục tiêu giáo dục ở trường trung học phổ thông i t a. Mục tiêu giáo dục Trung học phổ thông

Khoản 4, điều 27 Luật giáo dục nêu rõ: Mục tiêu Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Trong những năm qua, công tác quản lý dạy học tại các trường THPT có nhiều đổi mới theo hướng tích cực. Chính vì vậy, Hiệu trưởng các nhà trường luôn lấy mục tiêu trung tâm của công tác quản lý nhà trường là quản lý HĐDH. Vấn đề nêu trên lại càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục. Trường THPT thực hiện đổi mới quản lý hoạt động dạy học theo định hướng các quan điểm chỉ đạo sau:

Một là: Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10, ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; Thực hiện Nghị quyết Hội nghị TW 8 khóa XI (đã thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013) về đổi mới căn bản,

toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng của Nhà nước và hội nhập quốc tế.

Hai là: Giáo viên các Trường THPT phải thực hiện tốt các tiêu chí về năng lực dạy học đã quy định trong chuẩn nghề nghiệp của giáo viên THCS, giáo viên THPT ban hành theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ GD&ĐT.

Ba là: HĐDH của giáo viên và học sinh phải tập trung vào thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ của chương trình GDPT ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT, ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và theo Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ của chương trình GDPT cấp THPT ban hành theo Công văn số 64/BGDĐT- GDTrH, ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; đồng thời tiếp tục thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giản ban hành theo công văn số 5842/BGD&ĐT-VP, ngày 01 tháng 9 năm 2011 về Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học GDPT.

b. Yêu cầu đổi mới dạy học ở trường THPT

Thực hiện điều chỉnh nội dung chương trình: Giáo viên cần căn cứ vào hướng dẫn thực hiện chương trình và điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ GD&ĐT để sử dụng hợp lý sách giáo khoa khi giảng bài trên lớp, chủ động thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của giáo viên và học sinh, khắc phục lối dạy học thuần túy đọc - chép. Điều chỉnh nội dung dạy học, tổ chức dạy học đảm bảo các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và sát đối tượng học sinh.

Trên cơ sở khung phân phối chương trình của môn học, giáo viên điều chỉnh phân phối chương trình chi tiết đảm bảo cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với điều chỉnh nội dung dạy học của bộ môn, dựa trên hướng dẫn cụ thể của Bộ, Sở GD&ĐT

Chú ý dạy học phân hóa theo năng lực học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục THPT.

Không ra bài tập và không kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh vào những nội dung được hướng dẫn là “giảm tải” hoặc “đọc thêm”.

Đổi mới PPDH theo hướng: Đổi mới việc thiết kế và chuẩn bị bài học; cải tiến các PPDH truyền thống; kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học; tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin trong dạy học; sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh; tăng cường các phương pháp dạy học phù hợp đặc thù bộ môn; chú trọng bồi dưỡng phương pháp học tập cho học sinh.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý ở trường trung học phổ thông Mỹ Hào, Hưng Yên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Luận văn thạc sĩ) (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)