Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý ở trường trung học phổ thông Mỹ Hào, Hưng Yên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Luận văn thạc sĩ) (Trang 108 - 113)

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ Ở BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ Ở

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp

Nhằm xác định tính hợp lý, cấp thiết và khả thi của các biện pháp. Tác giả đã tiến hành lấy ý kiến của 86 đối tượng là CBQL, giáo viên trong nhà trường. Mỗi Biện pháp được đánh giá ở 3 mức độ:

- Tính cấp thiết: Rất cần thiết; Cần thiết; Ít cần thiết - Tính khả thi: Rất khả thi; Khả thi; Ít khả thi Kết quả thu được thể hiện qua bảng 3.1 và 3.2 sau đây:

BP2

BP3

BP4 BP6

BP5

BP1

Bảng 3.1. Tổng hợp khảo sát mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý

TT Biện pháp

Tính cấp thiết

Thứ Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết bậc

SL % SL % SL %

1 Biện pháp 1 80 93.0 6 7.0 0 0 1

2 Biện pháp 2 77 89.5 9 10.5 0 0 3

3 Biện pháp 3 78 90.7 8 9.3 0 0 2

4 Biện pháp 4 71 82.6 10 11.6 5 5.8 5

5 Biện pháp 5 60 69.7 20 23.3 6 6.9 6

6 Biện pháp 6 75 87.2 8 9.3 3 8.5 4

Từ kết quả số liệu trong bảng 3.1 cho thấy 6 biện pháp đều rất cần thiết với công tác quản lý hoạt động dạy học môn Vật Lý của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ CBQL, giáo viên về vai trò của quản lý dạy học môn Vật Lý trong việc nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường xếp thứ bậc 1, nhận được 100% ý kiến đánh giá rất cần thiết, và cần thiết, đa số CBQL, giáo viên nhà trường coi đây là biện pháp trước mắt và lâu dài cần phải thực hiện thường xuyên trong quản lý hoạt động dạy học môn Vật Lý nhà trường. Có một số ý kiến cho rằng để thực hiện tốt hơn biện pháp này cần phải có thời gian, sự quyết tâm nhất trí cao của tập thể sư phạm nhà trường.

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch dạy học khoa học, hợp lý thực hiện mục tiêu và chương trình dạy học môn Vật Lý xếp thứ bậc 3 có 89.5% ý kiến cho rằng rất cần thiết, 10.5% cần thiết.

Biện pháp 3: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên dạy Vật Lý và khả năng tự học của học sinh theo yêu cầu đồi mới giáo dục xếp thứ bậc 2 nhận được 90.7 % ý kiến đánh giá rất cần thiết của CBQL và giáo viên, điều đó cho thấy nhu cầu được học tập, nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên Vật Lý là rất lớn mà nhà trường cần phải quan tâm hơn nữa.

Biện pháp 4: Chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Vật Lý theo yêu cầu đổi mới giáo dục xếp vị trí thứ 5, có 82.6 % ý kiến đánh giá rất cần thiết cho thấy đây là biện pháp rất cần được quan tâm đầu tư của nhà trường.

Biện pháp 5: Đổi mới công tác KT, ĐG hoạt động dạy học môn Vật Lý của giáo viên xếp ở vị trí 6 với 69.7% ý kiến cho rằng rất cần thiết.

Biện pháp 6: Tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học môn Vật Lý cho giáo viên nhà trường có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện thành công đổi mới PPHD môn Vật Lý đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục xếp vị trí thứ 4 với 87.2% ý kiến đánh giá rất cần thiết, phản ánh phần nào tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu cần thiết của giáo viên nhà trường với công tác trên.

Bảng 3.2. Tổng hợp khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý

TT Biện pháp

Tính khả thi

Thứ Rất khả thi Khả thi Ít khả thi bậc

SL % SL % SL %

1 Biện pháp 1 81 94,2 5 5,8 0 0 1

2 Biện pháp 2 78 90.6 8 9.4 0 0 3

3 Biện pháp 3 79 91.8 7 8.2 0 0 2

4 Biện pháp 4 60 69.7 20 23.3 6 6.9 6

5 Biện pháp 5 76 88.3 9 10.4 2 2.3 4

6 Biện pháp 6 71 82.5 10 11.6 5 5.9 5

Kết quả xếp hạng thứ bậc của khảo sát đánh giá tính khả thi các biện pháp quản lý ở bảng 3.2 có sự chênh lệnh so với tính cấp thiết các biện pháp đưa ra. Sự khác biệt đó là tất yếu, khách quan bởi các đối tượng có vị trí công tác khác nhau, trình độ cũng không đồng đều, cho nên khi phân tích lý giải cũng theo ý kiến chủ quan của mình. Mặt khác, những biện pháp là vô cùng cấp thiết song không phải giải quyết được trong một sớm một chiều mà còn cần sự kết hợp của nhiều lực lượng, sự quan tâm của cấp lãnh đạo về cơ chế và đầu tư cho giáo dục. Tuy nhiên về theo ý kiến của CBQL, giáo viên các biện pháp đưa ra với mục đích, nội dung và

cách thức thực hiện khá rõ ràng, cụ thể nên mức độ khả thi của các biện pháp được đánh giá đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp khả quan hơn.

91.3

7 0

89.5

10.5 0

90.7

9.3 0

82.5

11.6 5.9

69.7

23.3 6.9

87.3

9.28.5

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

BP 1 BP 2 BP 3 BP4 BP 5 BP 6

Rất cấn thiết Cần thiết Ít cấn thiết

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp

94.2

5.8 0

90.6

9.4 0

91.8

8.2 0

69.7

23.3

6 88.3

10.4 2.3

82.5

11.6 5.9

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

BP 1 BP 2 BP 3 BP 4 BP 5 BP 6

Rất Khả thi Khả Thi Ít khả thi

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp Như vậy:

Những biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Vật Lý ở trường THPT Mỹ Hào, Hưng Yên đề xuất đã được đa số CBQL, giáo viên tham gia trưng cầu ý kiến tán thành và cho rằng cần thiết, có thể thực hiện được.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về khoa học quản lý và khảo sát thực trạng, phân tích kết quả từ các phiếu điều tra thực tế tại Trường THPT Mỹ Hào, tác giả luận văn đã đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục của Hiệu trưởng gồm có:

1. Nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ CBQL, giáo viên về vai trò của quản lý dạy học môn Vật Lý trong việc nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường

2. Xây dựng kế hoạch dạy học khoa học, hợp lý thực hiện mục tiêu và chương trình dạy học môn Vật Lý

3. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên dạy Vật Lý và khả năng tự học của học sinh theo yêu cầu đổi mới giáo dục

4. Chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Vật Lý theo yêu cầu đổi mới giáo dục

5. Đổi mới công tác KT, ĐG hoạt động dạy học môn Vật Lý của giáo viên 6. Tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học môn Vật Lý cho giáo viên nhà trường

Các biện pháp được lựa chọn dựa trên những nguyên tắc thống nhất về tính pháp lý, tính hệ thống, thực tiễn và kế thừa, toàn diện và đồng bộ. Trong đó việc tuân thủ các Nghị quyết, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục đảm bảo vững chắc cho các biện pháp không tách rời quan điểm chỉ đạo.

Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại và hỗ trợ cho nhau cùng phát triển, mỗi biện pháp có thế mạnh và vị trí cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý. Đồng thời các biện pháp được đánh giá cao về mức độ cần thiết và tính khả thi. Kết quả thử nghiệm biện pháp cho thấy các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Vật Lý được luận văn đề xuất có tính cần thiết và khả thi cao. Thực hiện đồng bộ các biện pháp sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Vật Lý nói riêng và chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung, hướng tới mục tiêu dạy học toàn diện theo tinh thần đổi mới giáo dục hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý ở trường trung học phổ thông Mỹ Hào, Hưng Yên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Luận văn thạc sĩ) (Trang 108 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)