Trường THPT Mỹ Hào, quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý ở trường trung học phổ thông Mỹ Hào, Hưng Yên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Luận văn thạc sĩ) (Trang 44 - 49)

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ

2.1. Trường THPT Mỹ Hào, quá trình hình thành và phát triển

.1.1. Lịch sử phát triển nhà trường

Trường THPT Mỹ Hào được thành lập từ năm 1961, là trường THPT công lập thứ 2 của tỉnh Hưng Yên. Hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã không ngừng phấn đấu để khẳng định vị trí của mình trong hệ thống giáo dục và đào tạo của tỉnh Hưng Yên. Nhiều năm qua, nhà trường liên tục giữ vững danh hiệu trường “Tiên tiến xuất sắc”, “Cơ quan đơn vị văn hóa của tỉnh”. Quy mô của nhà trường ngày càng phát triển, hoàn thiện về chất lượng dạy và học, về đội ngũ các thầy cô giáo, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học.

Dựa trên những thành tựu đã đạt được, để phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập, nhà trường đã xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Theo đó nhà trường tập trung thực hiện tốt một số mục tiêu như tăng cường công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học, huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục… Tất cả những mục tiêu đó nhằm hướng tới nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đào tạo thế hệ trẻ có đủ năng lực để hội nhập quốc tế, góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp.

Với đội ngũ cán bộ giáo viên luôn tâm huyết, yêu nghề, sự chăm ngoan của học trò, sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh, trong những năm qua nhà trường đã tổ chức được nhiều hoạt động thiết thực cho việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Những hoạt động đó đã thu được những kết quả đáng khích lệ, thể hiện ở các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng mà trường đã đạt được, đó là nhà trường đã được Chủ tịch Nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì và hạng Ba, hai lần được Thủ tướng Chính phủ tặng cờ thi đua. Năm 2010 được UBND tỉnh công nhận trường đạt chuẩn quốc

gia, nhiều lần được Bộ GD-ĐT, Tỉnh ủy, UBND tỉnh tặng cờ, bằng khen, 51 năm đạt danh hiệu trường tiên tiến và tiên tiến xuất sắc.

.1. . Quy ô phát triển giáo dục qu các nă a) Quy mô học sinh, lớp học

Nhà trường luôn hoàn thành kế hoạch về số lượng, quy mô đào tạo hệ công lập được củng cố, phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững. Tỉ lệ học sinh/lớp thuận lợi cho việc tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Những con số sau đây phần nào phản ánh sự tin tưởng của học sinh và CMHS với chất lượng giáo dục của nhà trường.

Bảng 2.1. Quy mô học sinh, lớp học của nhà trường từ năm học 2012 - 2013 đến 2014-2015

STT Năm học Số lớp Số HS Khối lớp Tỉ lệ TB HS/lớp 10 11 12

1 2012-2013 35 1578 495 540 543 45

2 2013-2014 35 1572 540 492 540 45

3 2014-2015 35 1549 520 537 492 44

(Nguồn Văn phòng nhà trường) b) Chất lượng dạy học, giáo dục

- Kết quả xếp loại văn hóa, rèn luyện đạo đức.

Đây là 2 nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp trồng người, được nhà trường thực hiện đồng bộ với sự phối hợp chặt chẽ của lực lượng giáo dục. Phần lớn học sinh chăm ngoan, có ý thức tự học tự rèn, nếp sống văn minh lịch sự, không có học sinh mắc tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật. Chất lượng giáo dục được giữ vững và không ngừng được nâng cao, tạo uy tín về chất lượng giáo dục đối với các trường THPT trên địa bàn Tỉnh.

Bảng 2.2. Kết quả xếp loại văn hóa, hạnh kiểm của HS các năm học (%)

Năm học Tổng số HS

Kết quả xếp loại văn hóa (%)

Kết quả xếp loại hạnh kiểm (%)

Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu 2012-2013 1578 9,5 54 34,6 1,9 0 69.8 22,1 6,2 1,90 2013-2014 1572 9,8 53,5 34,8 1,9 0 70,1 22,4 5,6 1,90 2014-2015 1549 10,2 53,5 34,4 1,94 0 70,3 21,6 6,16 1,94 (Nguồn Văn phòng nhà trường) - Tỉ lệ học sinh đỗ vào các trường CĐ, ĐH, TCCN qua các năm

Thành tích cho sự nỗ lực của tập thể thầy và trò nhà trường là tỉ lệ học sinh đỗ vào các trường CĐ,ĐH tăng đều qua các năm, thứ hạng luôn đứng trong tốp 10 các trường THPT của Tỉnh.

Bảng 2.3. Tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường CĐ, ĐH qua các năm Năm học Số học sinh tốt

nghiệp THPT

Tỉ lệ học sinh đỗ ĐH, CĐ

Xếp hạng trong Tỉnh

2012-2013 99,6% 61% 5

2013-2014 100% 62,8% 4

2014- 2015 96,8% 62% 5

(Nguồn Văn phòng nhà trường) c) Cơ cấu đội ngũ

Đội ngũ CBQL nhà trường gồm 01 Hiệu trưởng, 02 Phó Hiệu trưởng, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm giỏi. Ban giám hiệu nhà trường luôn đoàn kết, gắn bó, nhiệt tình, gương mẫu trong công tác, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường để thực hiện các mục tiêu chung trên cơ sở lãnh đạo toàn diện của chi bộ Đảng trong nhà trường, phát huy nguyên tắc “Tập trung dân chủ” một cách cao nhất.

100% CBQL có trình độ thạc sỹ, số giáo viên dạy giỏi của trường trong những năm gần đây đạt trên 40%. Trong các kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh nhiều thầy cô đạt giải nhất, nhì tỉnh. Hàng năm toàn trường có 25% số thầy cô có sáng

kiến kinh nghiệm xếp loại A của trường và 15% số các thầy cô đạt chiến sĩ thi đua cấp tỉnh đồng thời trường có nhiều thầy cô có sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại A, B, C trong toàn ngành giáo dục. Vì thế, các thầy cô giáo luôn là chỗ dựa vững chắc và đáng tin cậy cho các em học sinh.

Bảng 2.4. Thống kê đội ngũ giáo viên nhà trường qua các năm học Năm học

Tiêu chí 2012 - 2013 2013 - 2014 2014 - 2015

Tổng giáo viên 85 83 83

Tỉ lệ giáo viên chưa đạt chuẩn (%) 0 0 0

Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn (%) 100 100 100

Tỉ lệ giáo viên trên chuẩn (%) 1,3 1,3 2,9

Tỉ lệ giáo viên/ lớp 2,42 2,37 2,37

(Nguồn Văn phòng nhà trường) Đội ngũ giáo viên của trường đều đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo, tất cả giáo viên đều có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có năng lực sư phạm tương đối đồng đều, tác phong chuẩn mực, quan tâm đến công tác giáo dục học sinh.Về cơ bản đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Tỉ lệ giáo viên/ lớp phù hợp với yêu cầu tổ chức hoạt động dạy học, trong đó giáo viên có tuổi đời trên 50 tuổi chiếm tỉ lệ nhỏ, họ có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn vững vàng tuy nhiên trong công tác đổi mới hoạt động dạy học của học sinh cũng không ít khó khăn do bị chi phối bởi nhiều yếu tố về sức khỏe, tư duy. Cơ cấu đội ngũ trẻ, nhiệt tình, sáng tạo, ham học hỏi là điều kiện thuận lợi để nhà trường tiến hành những đổi mới quan trọng trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh.

d) Cơ sở vật chất thiết bị dạy học

Trường đã huy động nhiều nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo phục vụ dạy và học, xây dựng, trang bị phòng học bộ môn đủ đồ dùng học tập, tăng cường thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin, huy động tốt nguồn kinh phí xã hội hóa để trang bị thêm cơ sở vật chất cho phòng học, phòng chức năng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục.

Hiện nay tất cả các phòng làm việc, phòng bộ môn đều được kiên cố hóa, cao tầng. Nhà trường có 36 phòng học lý thuyết đủ cho học một ca, 9 phòng học bộ môn được trang bị hiện đại theo chuẩn quốc gia, có phòng thiết bị, thí nghiệm, ba phòng máy trong đó có một phòng tích hợp phần mềm dạy học ngoại ngữ. 100% máy vi tính của nhà trường được kết nối Internet. Thư viện đạt chuẩn đủ phục vụ cho giáo viên và học sinh học tập, nghiên cứu tài liệu. Ngoài ra nhà trường còn có phòng y tế học đường, phòng truyền thống, phòng quản lý điểm, phòng lưu trữ hồ sơ.

.1.3.Tổ chức khảo sát thực trạng a. Mục đích khảo sát

Đánh giá được thực trạng dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Vật Lý ở trường THPT Mỹ Hào, Hưng Yên để làm căn cứ thực tiễn khi đề xuất các biện pháp quản lý.

b. Đối tượng và quy mô khảo sát

Để có cơ sở thực tiễn, phân tích thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Vật Lý ở trường THPT Mỹ Hào, Hưng Yên, đề tài tập trung khảo sát các đối tượng sau:

- CBQL: 3

- GV: 83 bao gồm cả giáo viên giảng dạy môn Vật Lý và các giáo viên khác trong trường không giảng dạy môn Vật Lý nhưng tất cả các hoạt động sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường họ đều tham gia như dự giờ môn Vật Lý qua các đợt hội giảng, các buổi hội thảo về đổi mới PPDH của môn Vật Lý…

- HS: 210 bao gồm 2 lớp 12; 2 lớp 11; 1 lớp 10 là những học sinh đều đang học môn Vật Lý.

c. Nội dung khảo sát

- Khảo sát về mức độ nhận thức của CBQL, GV, về tầm quan trọng, vai trò của hoạt động dạy học môn Vật Lý cho học sinh.

- Khảo sát thực trạng hoạt động dạy học môn Vật Lý của giáo viên trường THPT Mỹ Hào, Hưng Yên.

- Khảo sát về quản lý hoạt động dạy học môn Vật Lý của giáo viên trường THPT Mỹ Hào, Hưng Yên.

- Đánh giá thành công, hạn chế và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Vật Lý của giáo viên trường THPT Mỹ Hào, Hưng Yên.

- Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý dạy học môn Vật Lý của giáo viên trường THPT Mỹ Hào, Hưng Yên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đã đề xuất.

d. Phương pháp khảo sát

Điều tra bằng phiếu hỏi và phương pháp thống kê toán học để xử lý và định hướng kết quả nghiên cứu.

Tổng hợp số liệu qua các phiếu điều tra, các thông tin, ý kiến thông qua phỏng vấn, trao đổi với các đối tượng khảo sát thể hiện qua các bảng biểu số liệu, từ đó đánh giá mức độ nhận thức, mức độ tổ chức thực hiện, biện pháp quản lý dạy học môn Vật Lý của giáo viên trường THPT Mỹ Hào, Hưng Yên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý ở trường trung học phổ thông Mỹ Hào, Hưng Yên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Luận văn thạc sĩ) (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)