Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Vật Lý

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý ở trường trung học phổ thông Mỹ Hào, Hưng Yên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Luận văn thạc sĩ) (Trang 38 - 44)

9. Cấu trúc luận văn

1.7. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Vật Lý

Nghị quyết của Đảng đã định hướng cho việc đổi mới của ngành giáo dục;

các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT cũng đã cụ thể hóa các nhiệm vụ trong quản lý hoạt động dạy học đó chính là căn cứ điều hành công tác quản lý dạy học. Bên cạnh các văn bản chỉ đạo, công tác quản lý của Hiệu trưởng sẽ đạt hiệu quả cao hơn khi nhận được sự chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, sự quan tâm đúng đắn của ngành thông qua các cơ chế chính sách, các chế độ ưu đãi.

Các quy định của Bộ, Sở GD&ĐT; các chế độ chính sách đối với nhà giáo;

môi trường làm việc; sự quan tâm chỉ đạo của Sở GD&ĐT; sự phối hợp tốt với các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục; tình hình kinh tế, chính trị xã hội của địa phương; điều kiện CSVC, phương tiện dạy học là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng dạy học, quản lý HĐDH của Hiệu trưởng.

1.7. . Bộ áy tổ chức và đội ngũ nhân lực

Là nhà quản lý trường học, Hiệu trưởng vận dụng linh hoạt chức năng quản lý trong việc xây dựng, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học nói chung và môn Vật Lý ở trường THPT nói riêng. Bên cạnh đó những kỹ năng về

công nghệ thông tin và ngoại ngữ rất cần thiết phục vụ cho công tác quản lý. Uy tín của Hiệu trưởng trong tập thể sư phạm là tấm gương sáng có ảnh hưởng đến đội ngũ giáo viên, CBQL, thúc đẩy sự phát triển của nhà trường. Tiêu điểm hội tụ của những yếu tố trên chính là nhận thức của người Hiệu trưởng, có nhận thức đúng mới dẫn đến hành động, vạch ra con đường đi đúng. Hiệu trưởng phải hiểu rằng đổi mới giáo dục là xu thế tất yếu khách quan, phù hợp với định hướng đổi mới của Ngành, Nhà nước và xã hội. Những yếu tố của chủ thể quản lý ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Vật Lý bao gồm: Năng lực, phẩm chất của người quản lý;

năng lực xây dựng tầm nhìn, kế hoạch chiến lược, kế hoạch dạy học; khả năng tổ chức các hoạt động; khả năng vận động và tập hợp quần chúng; khả năng thu thập và xử lý thông tin; tính nhạy bén trong xử lý tình huống; khả năng tổ chức kiểm tra tra, giám sát, tư vấn, giám sát; việc thực hiện chế độ chính sách, đãi ngộ, công tác thi đua khen thưởng và sự nỗ lực trao dồi, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của người quản lý.

1.7.3. Cơ sở vật chất, phương ti n và thiết bị dạy học

Song song với việc tạo dựng “môi trường sư phạm thân thiện” nhà trường còn cần đến cơ sở vật chất đầy đủ, cảnh quan nhà trường “xanh- sạch - đẹp”, đáp ứng yêu cầu thực hiện các mục tiêu giáo dục rèn luyện phát triển nhân cách học sinh.

CSVC và các thiết bị dạy học trường học là điều kiện, là phương tiện thiết yếu để tổ chức quá trình dạy học cho học sinh. Nhà trường có đủ diện tích mặt bằng theo quy định, có quang cảnh môi trường sạch sẽ, phòng học xây dựng đúng quy cách, có trang thiết bị kĩ thuật đồng bộ để phục vụ cho dạy và học ở tất cả các môn học, thư viện đủ sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo, có sân chơi, bãi tập, vườn trường...đó là một trường học có đầy đủ CSVC. Dạy học môn Vật Lý phải có đủ điều kiện tổ chức và phương tiện tốt để tổ chức các hoạt động. Cần có những thiết bị dạy học tối thiểu để tổ chức dạy hiệu quả. Nhà trường cần đảm bảo các điều kiện vật chất để tập thể giáo viên và học sinh hoàn thành các nhiệm vụ của mình với chất lượng cao.

1.7.4. Yếu tố ôi trường giáo dục nói chung và ôi trường dạy học nói riêng Về góc độ tổ chức, môi trường giáo dục có ý nghĩa quan trọng giúp cho Nhà trường thích nghi với môi trường bên ngoài, tạo ra sự hoà hợp môi trường bên trong. Một tổ chức có nền văn hóa mạnh sẽ hội tụ được cái tốt, cái đẹp cho xã hội.

Văn hóa nhà trường sẽ giúp cho nhà trường thực sự trở thành một trung tâm văn hóa giáo dục, là nơi hội tụ sức mạnh của trí tuệ và lòng nhân ái trong xã hội, góp phần quan trọng tạo nên sản phẩm giáo dục toàn diện.

Đối với đội ngũ cán bộ giáo viên môi trường dạy học chất lượng, trong sạch sẽ thúc đẩy sự sáng tạo cá nhân, tạo nên tình thương yêu chân thành giữa các thành viên và đảm bảo cho sự hợp tác vì mục tiêu chung. Thầy cô giáo là người trực tiếp tham gia hoạt động dạy học. Và hơn ai hết, chính nhân cách Nhà giáo sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nhân cách học trò. Vì vậy, chúng ta rất cần những thầy cô giáo ngoài kiến thức chuyên môn, phải hiểu biết rộng về cuộc sống, có kiến thức sâu sắc về văn hóa xã hội.

Đối với học sinh, môi trường giáo dục trong nhà trường sẽ tạo nên giá trị đạo đức và có vai trò điều chỉnh hành vi. Khi được giáo dục trong một môi trường văn hóa và thấm nhuần hệ giá trị văn hóa, học trò không những hình thành được những hành vi chuẩn mực mà quan trọng hơn là ẩn chứa trong tiềm thức các em là niềm tin nội tâm sâu sắc vào những điều tốt đẹp, từ đó, khao khát cuộc sống hướng thiện và sống có lý tưởng. Đồng thời giúp các em về khả năng thích nghi với xã hội. Một con người có văn hóa thì trong con người đó luôn hội tụ đầy đủ những giá trị đạo đức căn bản, đó là đức tính khiêm tốn, lễ độ, thương yêu con người, sống có trách nhiệm với bản thân và xã hội... do vậy, khi gặp những tình huống xã hội phát sinh, dù là những tình huống mà các em chưa từng trải nhưng nhờ vận dụng năng lực văn hóa để điều tiết hành vi một cách hài hòa, các em có thể tự điều chỉnh mình phù hợp với hoàn cảnh, ứng xử hợp lẽ, hợp với lòng người và cuộc sống xung quanh. Từ đó nâng cao ý thức và trách nhiệm học tập của bàn thân phù hợp với thương hiệu và giá trị của nhà trường.

1.7.5. Yếu tố công ngh thông tin và truyền thông

Sử dụng máy tính để dạy học là một trong những hướng đổi mới PPDH trong nhà trường THPT hiện nay, trong đó, việc giảng bằng các trang trình chiếu PowerPoint đang được GV bộ môn Vật Lý nói riêng và giáo viên trường THPT Mỹ Hào thực hiện. CNTT được sử dụng trong môn Vật Lý được ứng dụng vào các công việc sau: Lập kế hoạch xây dựng giáo án điện tử. Thiết kế giáo án điện tử, nội dung bài cần theo tiến trình của bài giảng. Hiện nay, nguồn tư liệu trên Interrnet ngày càng nhiều và phong phú. Do đó, việc khai thác thông tin trên Internet sử dụng các trang tìm kiếm phục vụ cho việc giảng dạy là nhiệm vụ không thể thiếu đối với giáo viên. khai thác thông tin từ một số website cho bộ môn Vật Lý như:

http://www.edu.net.vn, thuvienvatly.com, ephysic.com, vatlysupham.com, vatlytuoitre.com, ts.edu.net.vn...của Việt Nam và của nước ngoài và tìm kiếm thông tin trên các website: google.com, msn.com, yahoo.com bằng các lựa chọn kiểu và từ khoá thích hợp. Tuy nhiên tác động khai thác nguồn lợi từ truyền thông và CNTT là hai mặt đòi hỏi người giáo viên phải có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo, chịu tìm tòi, nghiên cứu và chắt lọc mới đem lại hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học một cách tốt nhất.

1.7.6. Yêu cầu đổi ới giáo dục THPT

Hiện nay, đối với giáo dục THPT, yêu cầu đổi mới giáo dục phải đảm bảo theo theo các nội dung sau:

Một là: Phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Phát triển năng lực là một trong những yêu cầu quan trọng, năng lực được hiểu là sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố (kiến thức, kĩ năng, thái độ, động cơ, hứng thú…) nhằm thực hiện công việc có hiệu quả. Quan niệm này chi phối toàn bộ các yếu tố của quá trình giáo dục, từ nội dung, phương pháp đến đánh giá kết quả học tập. Mục tiêu phát triển năng lực nhằm khắc phục tình trạng quá chú trọng vào trang bị kiến thức hàn lâm; người học biết nhiều lí thuyết nhưng thực hành, vận dụng kém…

Hai là: Phương pháp dạy và học sẽ khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng

kiến thức, kĩ năng của người học, tập trung dạy cách học, cách nghĩ và tự học, theo phương châm "giảng ít, học nhiều". Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học; đa dạng hoá các hình thức tổ chức giáo dục…Tiến hành dạy học tích hợp và dạy học phân hóa. Dạy học tích hợp trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ học tập; qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống. Dạy học phân hoá là dạy học theo từng loại đối tượng, phù hợp với tâm - sinh lí, khả năng, nhu cầu và hứng thú của người học nhằm phát triển tối đa tiềm năng riêng vốn có của mỗi người học; người học được chủ động lựa chọn các môn học hoặc chủ đề phù hợp với năng lực và sở thích của mình.

Ba là: Yêu cầu đổi mới giáo dục THPT hiện nay là phải khắc phục được

“căn bệnh” đang tồn tại là tư duy giáo dục chạy theo thành tích, hư danh, theo số lượng mà không quan tâm đúng mức đến chất lượng. Chính tư duy có “tính phong trào“ này đã dẫn đến tâm lý đối phó với thi cử, coi trọng thành tích, chạy điểm, chạy bằng cấp.

Có thể nói, để thực hiện và đạt được các yêu cầu về đổi mới giáo dục ở trường THPT hiện nay là một quá trình khó khăn, còn nhiều bất cập chưa được như mong đợi do điều kiện đổi mới chưa đồng bộ. Nhưng cũng đạt được những kết quả bước đầu. Thái độ làm việc của CBQL và giáo viên nghiêm túc, học sinh cũng có những chuyển biến nhất định. Cán bộ quản lý tập trung vào quản lý chất lượng dạy học. Ý thức phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên có sự thay đổi rõ, học sinh có thái độ học tập tốt hơn, đi học chuyên cần, thể hiện vai trò chủ thể trong học tập rõ hơn trong giờ lên lớp, tự học ở nhà và trong kiểm tra đánh giá. Cha mẹ quan tâm đến con trong cả việc đôn đốc và tạo điều kiện cho con em học tập. Đó là những yếu tố tích cực cần được tiếp tục phát huy, duy trì và phát triển để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới giáo dục đặt ra.

Kết luận chương 1

Chương 1 đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý hoạt động dạy học môn Vật Lý ở trường THPT đi từ tổng quan vấn đề nghiên cứu đến việc làm sáng tỏ các khái niệm, phạm trù liên quan, đánh giá đúng vị trí, nhiệm vụ trường THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân cũng như nêu lên những căn cứ pháp lý quan trọng, có tính then chốt quyết định đến nhiệm vụ đổi mới hoạt động dạy học ở trường THPT. Phân tích mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy môn Vật Lý ở trường THPT, là cơ sở để cải tiến mục tiêu dạy học, đảm bảo việc thực hiện theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ theo môn học đặt ra, giúp giáo viên cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy.

Những nội dung cơ bản của quản lý HĐDH môn Vật Lý ở Trường THPT bao gồm: Quản lý đổi mới nhận thức của CBQL, giáo viên về hoạt động dạy học môn Vật Lý, quản lý việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch dạy học, Quản lý hoạt động dạy của giáo viên gồm: Quản lý phân công giảng dạy cho giáo viên; Quản lý thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học của giáo viên; Quản lý soạn bài, chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên; Quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên; Quản lý dự giờ và phân tích sư phạm bài dạy; Quản lý thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên; Quản lý việc giáo viên kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; Quản lý thực hiện quy định về hồ sơ của giáo viên; Quản lý công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Quản lý hoạt động học của học sinh gồm: Quản lý giáo dục phương pháp học tập cho học sinh; Quản lý các hoạt động học tập, vui chơi, giải trí; Phối hợp các lực lượng giáo dục quản lý hoạt động học tập của học sinh và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng Trường THPT.

Cơ sở lý luận trong chương 1 làm căn cứ cho nghiên cứu thực tiễn ở chương 2 của luận văn.

Chương 2

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý ở trường trung học phổ thông Mỹ Hào, Hưng Yên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Luận văn thạc sĩ) (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)