Cơ cấu danh mục thuốc tại TTYT 56

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại Trung tâm y tế huyện Tân Thành (Trang 66 - 81)

Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý: quả kết quả nghiên cứu: nhóm thuốc điều trị chống nhiễm khuẩn có GTTT cao nhất (chiếm 35,69%

tổng GTTT toàn TTYT), xét về số lượng hoạt chất thì nhóm thuốc tim mạch có số lượng nhiều (32 hoạt chất tương đương với 16% tổng số hoạt chất) sau đó tới nhóm điều trị chống nhiễm khuẩn (38 hoạt chất tương đương với 19% tổng số hoạt chất) trong khi đó bệnh tiểu đường có giá trị tiêu thụ thuốc cao 12,7%.

Điều này hoàn toàn hợp lý vì các bệnh nhiễm trùng và bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường là ba nhóm bệnh đa dạng và phức tạp nhất: bệnh tim mạch và tiểu đường có xu hướng ngày càng tăng (chiếm 4/10 bệnh có mắc nhiều nhất tại TTYT năm 2014.

Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước- thuốc nhập khẩu: tỷ lệ giá trị tiền thuốc ngoại so với thuốc nội là 83,2% và 16,8%. Tỷ lệ này còn rất xa so với mục tiêu của Bộ Y tế là đưa giá trị sử dụng thuốc sản xuất trong nước dùng trong các bệnh viện lên khoảng 40% [50]. Điều này do các nhà sản xuất trong nước chưa sản xuất được nhiều các thuốc chuyên sâu, thuốc đặc trị, chỉ mới sản xuất được các thuốc cơ bản có giá trị không cao. Nhưng bệnh cạnh đó ta cũng thấy được giá trị kinh tế khi sử dụng thuốc sản xuất trong nước so với thuốc nhập khẩu: số lượng sử dụng nhiều nhưng chi phí lại ít.

Tỷ lệ thuốc mang tên gốc, tên biệt dược: ta thấy tỷ lệ thuốc mang tên biệt dược gấp gần 4 lần (270/73) về số lượng mặt hàng thuốc và gấp hơn 15 lần (93,85%/6,15%) về giá trị so với thuốc mang tên gốc. Đây là một thực trạng chung của các TTYT hiện nay và là một vấn đề đang được quan tâm. Vì khi sử

57

dụng nhiều thuốc mang tên biệt dược sẽ dẫn đến lãng phí nguồn kinh phí mua thuốc vì hiện nay có rất nhiều thuốc gốc có chất lượng tốt, giá rẻ mà hiệu quả điều trị tương đương các thuốc mang tên biệt dược có cùng hoạt chất, khi kê theo tên gốc. Ngoài ra khi có quá nhiều thuốc biệt dược sẽ dẫn tới tình trạng nhầm thuốc, thuốc có cùng hoạt chất, tác dụng điều trị khi chỉ định thuốc cho bệnh nhân. Điều này cho thấy HĐT & ĐT của TTYT đã làm tương đối tốt việc tư vấn lên danh mục thuốc đấu thầu, cũng như hoạt động giám sát sử dụng thuốc tại TTYT.

Tỷ lệ thuốc thiết yếu, thuốc chủ yếu trong DMT: Phân tích số lượng thuốc thiết yếu trong DMTBV chỉ có 106 so với tổng số 314 hoạt chất trong danh mục thuốc thiết yếu của Bộ Y tế. Để góp phần thực hiện tốt hơn chính sách thuốc quốc gia, TTYT cần chú ý tăng cường số lượng thuốc thiết yếu trong danh mục. Việc lấy danh mục thuốc thiết yếu để làm một trong các cơ sở xây dựng danh mục thuốc TTYT sẽ đem lại nhiều ưu điểm.

Danh mục thuốc sử dụng tại TTYT Tân Thành năm 2014 bao gồm 200 thuốc phân thành 18 nhóm tác dụng dược lý, so sánh với một số bệnh viện phù hợp với mô hình bệnh tật của TTYT . Trong DMT sử dụng thì số lượng thuốc mang tên gốc chiếm tỷ lệ ít hơn thuốc mang tên biệt dược cho thấy xu hướng chung của các nhà sản xuất đặt tên thương mại để nâng giá thành sản phẩm và đánh đúng vào tâm lý ưa sử dụng thuốc biệt dược của bác sỹ và bệnh nhân. Trong DMTBV số lượng thuốc chủ yểu chiếm một tỷ lệ lớn 95,23%, cho thấy TTYT đã thực hiện tốt qui định của Bộ Y tế về việc mua thuốc trong danh mục được Bộ ban hành đồng thời cho thấy DMTCY do Bộ ban hành vào năm 2011, ngoài ra các dạng thuốc kết hợp không được qui định cụ thể trong danh mục nhưng vẫn được BHYT thanh toán nên cũng giảm bớt gánh nặng về chi phí cho bệnh nhân và nhu cầu điều trị.

Tỷ lệ thuốc đơn thành phần và đa thành phần trong DMT: Trong DMT của TTYT, thuốc đa thành phần chiếm tỷ lệ nhỏ và chủ yếu là những thuốc một số thuốc phối hợp của các vitamin và một vài kháng sinh dạng phối hợp theo

58

công thức chuẩn và đã được chứng minh là có hiệu quả vượt trội. Thuốc đơn thành phần vẫn chiếm số lượng và trị giá đa số.

Tỷ lệ thuốc tiêm trong DMT: Thông tư số 23/2011/TT-BYT hướng dẫn về sử dụng thuốc tại cơ sở y tế có giường bệnh cũng đã yêu cầu các bệnh viện phải tiết chế tình hình sử dụng thuốc tiêm, đưa ra chỉ thị nghiêm ngặt: “chỉ dùng thuốc tiêm khi bệnh nhân không uống được hoặc cần tác dụng nhanh”. Song quy chế này sẽ là một thách thức lớn trong việc điều chỉnh chỉ định của bác sĩ, khi đường tiêm vẫn được dùng phổ biến do bệnh nhân nhập viện là bệnh nhân cấp cứu, bệnh nhân nặng và bệnh nhân đã sử dụng thuốc uống mà không khỏi nên việc sử dụng thuốc tiêm là cần thiết, đặc biệt ở giai đoạn đầu của kỳ điều trị. Trong DMT của TTYT Tân Thành tỷ lệ thuốc tiêm quá nhiều về sổ lượng (chiếm 31,77%) nhưng xét giá trị lại chiếm 67,60 %. Điều này có thể giải thích do tiêu chuẩn kỹ thuật của thuốc tiêm cũng cao hơn các dạng bào chế khác nên giá thành cấu thành sản phẩm tăng hơn nên trị giá cũng lớn hơn.

4.1.2.Tình hình sử dụng thuốc tại TTYT Tân Thành

Tình hình sử dụng thuốc được đánh giá qua cơ cấu tiêu thụ thuốc theo phương pháp phân tích ABC. Thông thường theo phân tích ABC, các sản phẩm nhóm A chiếm 10- 20% tổng sản phẩm, nhóm B chiếm 10-20%, nhóm c chiếm 60-80%. Tại TTYT Tân Thành số sản phẩm nhóm A chiếm 18,95%, nhóm B chiếm 19,82% và nhóm C chiếm 61,22%. Kết quả này khá phù hợp với khuyến cáo chung của tổ chức y tế thế giới và các nghiên cứu trước đó như số nhóm A tại BV Hữu Nghị năm 2008 là 15,47% [61]. Các nhóm thuốc thuộc nhóm A có sự phân bố rất đa dạng phù hợp với mô hình bệnh tật, tuy nhiên trong các thuốc nhóm A thì số lượng thuốc nội vẫn chiếm tỷ lệ thấp là 25,96%, thuốc nhập ngoại chủ yếu là ở các nước phát triển. Điều này cho thấy với tiêu chí lựa chọn thuốc có sự đánh giá về nước sản xuất giúp TTYT lựa chọn được các thuốc tốt.

Bên cạnh đó trong nhóm A vẫn có khoảng 20,52 % thuốc ngoại nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Các số liệu cho thấy nhóm thuốc điều trị chống nhiễm khuẩn vẫn là nhóm thuốc chiếm tỷ lệ lớn số lượng và giá trị trong danh mục

59

thuốc của các bệnh viện với 20 thuốc chiếm 30,7% số lượng thuốc nhóm A và giá trị là 36,82% . Trong nhóm thuốc kháng sinh thì chủ yếu là kháng sinh Cefuroxim, giá trị tiêu thụ nhiều nhất là Haginat .Các thuốc nhập từ đang phát triển chỉ có 4 mặt hàng còn lại là hàng châu Âu. Trong 20 thuốc điều trị chống nhiễm khuẩn nhóm A tất cả các thuốc đều mang tên thương mại. Trong số này, có các biệt dược nối tiếng như Augmentine (GSK),Klacid forte(ABBOTT)…..

Bên cạnh đó có thể thấy các thuốc kháng sinh Cefuroxim có số lượng thuốc và lượng tiêu thụ rất lớn. Bên cạnh đó hầu như tất cả các kháng sinh Cephalosporin đều có tới 2-3 biệt dược khác nhau cá biệt Cefuroxim có tới 5 biệt dược cho 1 hoạt chất. Giá thành ở các thuốc có cùng hoạt chất là có sự khác biệt. Các nhóm thuốc Cephalosporin thế hệ 4 và Carbapenems đã được đưa vào sử dụng. Do đó việc quản lý về sử dụng thuốc và tiêu chí lựa chon thuốc cần cụ thể hơn vì có thể đây là khe hở cho việc marketing không lành mạnh để kích thích sử dụng, tạo sự khó khăn trong khâu cung ứng. Nhưng đáng lo ngại hơn là bên cạnh lý do trên thì việc kháng sinh được sử dụng nhiều trong các bệnh viện có xuất phát từ tình trạng lạm dụng kháng sinh , một thực tế đang hiện hữu là tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn tại bệnh viện ngày càng tăng.

Nhóm thuốc Hocmon và tác động đến hệ nội tiết đứng vị trí thứ 2 về số lượng hoạt chất trong danh mục nhưng giá trị sử dụng của nó đứng thứ 2 chiếm tỷ lệ 18,73% . Điều này được lý giải do những thay đổi văn hóa xã hội, những năm gần đây số lượng bệnh nhân rối loạn chuyển hóa Glucose tăng nhanh nên số lượng thuốc sử dụng cho đối tượng bệnh nhân này cũng tăng. TTYT Tân Thành với hơn 5000 bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường và những bệnh nhân tới TTYT là bệnh nhân nặng và lâu năm nên theo thống kê bệnh nhân chủ yếu sử dụng Insulin dạng tiêm. Thuốc ở dạng tiêm mà chủ yếu là Insulin người nên có giá thành khá cao và bệnh nhân điều trị mãn tính do đó giá trị tiêu thụ chiếm số lượng lớn

Bên cạnh đó trong danh sách các thuốc nhóm A có thuốc chỉ mang tính

60

chất hỗ trợ điều trị như vitamin 3B, thuốc hỗ trợ chức năng gann tăng chuyển hóa tại gan và chế phẩm YHCT. Trong nhóm thuốc hỗ trợ điều trị có số lượng tiêu thụ rất lớn, được sản xuất tại Việt Nam, Hàn Quốc, Ấn Độ và Trung Quốc.

Giá trị tiêu thụ nhóm hỗ trợ điều trị gan là 2,52% tổng giá trị tiêu thụ nhóm A tương ứng với kểt quả của nhóm này tại BV Thanh Nhàn là 2,2%. Tuy nhiên ngày 2/7/2012 BHXH Việt Nam ra công văn số 2503/BHXH-DVT về việc thanh toán BHYT với 5 loại hoạt chất là Glutathion tiêm, Gingko biloba uống, Glucosamin uống, Arginin uống và L- omithin-L- Aspartat tiêm. Kết quả trên cho thấy sự chưa hợp lý trong lựa chọn và sử dụng thuốc tại. Kết quả này cho thấy nguyên nhân việc lạm dụng thuốc các thuốc không cần thiết phần lớn do trình độ chuyên môn và y đức của người kê đơn.Tuy nhiên, sự lãng phí này có thể được giảm bớt nếu có sự định hướng, kiểm soát và điều chỉnh kịp thời của HĐT&ĐT TTYT. Do đó TTYT cần xem xét để điều chỉnh cơ cấu thuốc tiêu thụ.

Phân tích VEN thuốc hủy năm 2014 chỉ có 2 thuốc là dung dịch Natri hydrocarbonat và Digoxin dạng tiêm. Đây là các thuốc phục vụ cấp cứu nên bệnh viện bắt buộc phải mua để duy trì phục vụ cấp cứu mà không loại bỏ.

TTYT giám sát việc thực hiện danh mục thuốc bằng các quy định về bổ sung, loại bỏ thuốc ra khỏi danh mục và sử dụng thuốc ngoài danh mục. Danh mục thuốc của bệnh viện được xây dựng mỗi năm một lần dựa trên yêu cầu của khoa lâm sàng và các thông tin thu thập về sử dụng thuốc. Trong năm 2014 TTYT chỉ bổ sung thuốc mà không có đánh giá để loại các thuốc không cần thiết ra khỏi danh mục. Vì vậy, TTYT cần đặt ra các quy định cụ thể để hướng dẫn các khoa lâm sàng thực hiện và làm cơ sở để các thành viên trong HĐT&ĐT xem xét lựa chọn. Ngoài ra, để giảm bớt việc lạm dụng thuốc, bệnh viện đã giám sát thông qua quy định về danh mục các thuốc cần phải được ban giám đốc cho phép sử dụng. Hầu hết các thuốc kháng sinh thế hệ mới có đơn giá cao.

Danh mục năm 2014 của TTYT đã tương đối đáp ứng tốt cho nhu cầu

61

điều trị, vì vậy những trường hợp mua thuốc ngoài danh mục hoạt chất và danh mục là không có. Tuy nhiên đề tài chỉ ra số thuốc trong năm 2014 không được sử dụng là 28/420 thuốc. Do đó TTYT cần có khảo sát đánh giá lại hiệu quả sử dụng của các thuốc để có sự bổ sung và loại bỏ bớt thuốc khỏi danh mục.

4.2.THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN CẤP PHÁT THUỐC CHO BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ

Thực hiện quy chế kê đơn thuốc: qua nghiên cứu các chỉ ra rằng việc kê đơn ngoại trú cho bệnh nhân ở phòng khám còn nhiều sai sót: chỉ có 115 đơn thuốc (chiếm 58,5 % tổng số đơn) là thực hiện đúng quy chế, đó là do đa số là các đơn viết tay, chưa có phần mềm kê đơn trực tiếp trên máy. Điều này được thể hiện rõ khi so sánh với việc kê đơn của các bệnh nhân ngoại trú nhận thuốc bảo hiểm: đơn được đánh băng máy cho nên các thông tin về bệnh nhân, tên thuốc, hàm lượng, cách dùng... rất đầy đủ rõ ràng. Đặc biệt là không có trường hợp nào có thuốc ghi theo tên biệt dược có tên chung quốc tế trong ngoặc đơn với thuốc một thành phần. Đây là một vấn đề cần xem xét vì đa số người bệnh không hiểu nhiều về thuốc cho nên khi không ghi tên chung quốc tế, tên hoạt chất cho các thuốc biệt dược này vô hình chung đã tạo cho người bệnh một suy nghĩ là phải bắt buộc tìm được thuốc biệt dược đó, mặc dù có rất nhiều thuốc tương đương hoạt chất có thể thay thế được. Việc thực hiện quy định về ghi cách sử dụng thuốc nói chung là thực hiện tương đối tốt (tất cả các đơn đều ghi đủ số thuốc 1 lần, số lần trong 1 ngày). Còn một vài thiếu xót về đường dùng nhung đều là các thuốc dùng để uống cho nên chúng không phải là quá nghiêm trọng (9/200 đơn). Sai sót về hướng dẫn sử dụng thuốc một phần là do bác sĩ phải khám nhiều bệnh nhân trong một thời gian ngắn (thường là tập trung vào mồi buổi sáng) cho nên thời gian tư vấn thuốc cho bệnh nhân ngắn, viết cách sử dụng thuốc không đầy đủ

Số thuốc trung bình trên một đơn thuốc: giúp ta đánh giá sơ bộ được tình hình kê đơn thuốc, sự an toàn trong kê đơn thuốc vì càng có nhiều thuốc trong một đơn thì nguy cơ xảy ra tương tác giữa các thuốc trong đơn đó càng lớn. Do

62

đó, bác sỹ kê đơn cần hạn chế kê nhiều thuốc trong một đơn. Điều này tại TTYT Tân Thành thực hiện tương đối tốt, số thuốc trung bình của đơn thuốc ngoại trú khám tự nguyện là 3,7 thuốc và của khám BHYT là 3,5 thuốc, đây là số thuốc hơp lý nằm trong giới hạn khuyển cáo số thuốc trung bình hợp lý trong một đơn (dưới 5 thuốc trong một đơn) [29]. số thuốc trung bình của đơn thuốc ngoại trú tự nguyện tại TTYT năm 2007 là 3,67 thuốc/đơn thấp hơn so với số thuốc trung bình kê đơn tại BV TƯ Quân đội 108 năm 2007 là 4,6 thuốc/ đơn [30], nhưng cao hơn so với số thuốc kê đơn ngoại trú của bệnh nhân tại BV 354 năm 2010 là 3 thuóc/đơn [31] và ngang bằng với BV Hà Đông năm 2008 là 3,8 thuốc/đơn [32], Cho thấy hoạt động rất hiệu quả và giám sát chặt chẽ của HĐT

& ĐT trong vấn đề kê đơn.

Tỷ lệ thuốc kháng sinh trong đơn: qua két quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thuốc kháng sinh trong đơn khám BHYT cao gấp 2 lần so với tỷ lệ thuốc kháng sinh trong đơn thuốc tự nguyện (54,4% so với 21,9%), Đặc biệt sổ đơn thuốc có dùng từ 2 kháng sinh trở lên là 10,87% (25/240), việc sử dụng nhiều kháng sinh cùng một lúc có thể do là bệnh nhân nặng hoặc dùng hai đường khác nhau (đường uống và đường bôi, nhỏ) nhưng việc này cũng tăng nguy cơ kháng kháng sinh của vi khuẩn. Tỷ lệ thuốc kháng sinh trong đơn thuốc tự nguyện là 21,9 %, hoàn toàn phù hợp với khuyến cáo của WHO là tỷ lệ thuốc kháng sinh trong đơn nên từ 20%-30%, thấp hơn so với bệnh viện 354 năm 2010 với tỷ lệ là 31,58% [31], Điều này cho thấy phần nào việc sử dụng kháng sinh là tương đối được cân nhắc tránh tình trạng sử dụng kháng sinh tràn lan, nhằm hạn chế việc kháng kháng sinh của vi khuẩn- một vấn đề nóng hiện nay. Tỷ lệ sử dụng thuốc kháng sinh trong đơn BHYT lại tương đối cao hơn 50%, mặc dù tỷ lệ này còn thấp hơn một số nơi như Hải Phòng là 65% [17] nhưng việc đơn thuốc BHYT có tỷ lệ thuốc kháng sinh cao hơn khuyến cáo như thế này là cần phải xem xét, giám sát chặt chẽ hơn.

Tỷ lệ thuốc bổ, vitamin và khoảng chất được kê trong đơn thuốc: tỷ lệ thuốc bổ, vitamin và khoáng chất trung bình trong đơn kê tự nguyện cao hơn

63

gấp 1,5 lần trong đơn thuốc BHYT với tỷ lệ tương ứng là 73,4% và 47,2% . Sự khác nhau này có thể giải thích là do trong danh mục thuốc BHYT: các thuốc bổ, vitamin và khoáng chất không nhiều, phong phú bằng trong hiệu thuốc bán cho bệnh nhân khám tự nguyện và chỉ được kê trong các trường hợp cụ thể trong phác đồ điều trị, các thuốc bổ trong danh mục BHYT chủ yếu là bổ gan và tăng tuần hoàn não như: Ginko 80, Heposal... Trong khi đó các đơn tự nguyện bác sĩ có thể kê các thuốc bổ , vitamin và khoáng chất mà không càn giới hạn chủng loại cũng như số lượng (có những đơn thuốc 100% là thuốc bổ và vitamin). Ngoài ra việc kê thuốc bổ, vitamin và khoáng chất của bác sĩ cho bệnh nhân ngoại trú tự nguyện phần nào còn do tác động của trình dược viên và các yếu tố kinh tế. Việc sử dụng quá nhiều loại thuốc bổ , vitamin và khoáng chất có thể gây ra sự lãng phí không cần thiết, tăng chi phí điều trị cho bệnh nhân, ngoài ra việc sử dụng vitamin và khoáng chất quá nhiều cũng có thể gây một số tác hại cho sức khỏe người bệnh vỉ xét trên một khía cạnh nào đó vitamin và khoáng chất cũng có thể coi là thuốc dùng để điều trị cho nên khi thừa vitamin cũng có hại cho sức khỏe.

Tỷ lệ thuốc tiêm truyền được kê trong đơn thuốc: chỉ có các đon thuốc tự nguyện là có sử dụng thuốc tiêm truyền, với tỷ lệ số đơn chiếm 7%, tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ đơn ngoại trú có kê thuốc tiêm ở bệnh viện 354 là 0.99% [31]. Nhưng ở đây, các đơn kê thuốc tiêm chủ yếu là các đơn dùng cho bệnh nhân tai nạn và sử dụng ngay tại viện, thuốc được kê chủ yếu là SAT (8/14 đơn), thuốc dùng chủ yếu cho bệnh nhân cấp cứu tai nạn & chấn thương, nhóm bệnh có tỷ lệ tương đối cao ở TTYT Tân Thành năm 2014 . Điều này cho thấy việc đảm bảo an toàn cho bệnh nhân ngoại trú khi dùng thuốc tiêm truyền là tốt vì các thuốc tiêm truyền theo quy định phải được sử dụng ở các cơ sờ y tế và do người có chuyên môn thực hiện, bệnh nhân không được tự ý sử dụng tại nhà.

Tỷ lệ thuốc mang tên gốc, tên biệt dược: Tỷ lệ ghi tên thuốc theo tên gốc tên gốc, tên biệt dược trong đơn thuốc ngoại trú tại TTYT là tương đổi thấp

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại Trung tâm y tế huyện Tân Thành (Trang 66 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)