Từ khi cây khoai tây đ−ợc du nhập vào Việt Nam đến nay, nông dân ta vẫn th−ờng trồng giống Th−ờng Tín ruột vàng (Achersegen). Đây là giống có thời gian sinh tr−ởng trung bình, dạng củ tròn dẹt hoặc tròn dài, vỏ và thịt củ có mầu vàng, phẩm chất ngon rất đ−ợc −a chuộng. Song, do đ−ợc trồng bằng củ qua nhiều năm không đ−ợc chọn lọc nên giống này đã bị thoái hoá nghiêm trọng, năng suất rất thấp 8-9 tấn/ha. Ngay cả nơi có trình độ thâm canh cao, có truyền thống khoai tây lâu đời như Hạ Hồi (Thường Tín) năng suất cũng chỉ
đạt 12 -13 tấn/ha (Nguyễn Tiến Mạnh, Nguyễn Thị Xuyên, 1997[13]. Vì vậy, hiệu quả kinh tế của sản xuất khoai tây thấp hơn so với nhiều cây trồng vụ
đông khác như ngô, khoai lang, đậu tương... dẫn đến người nông dân sẽ thu hẹp diện tích trồng khoai tây (Ngô Văn Hải, 1997)[7].
Với mục đích xác định đ−ợc các giống khoai tây tốt, phù hợp điều kiện sinh thái ở Việt Nam nhằm thay thế giống Thường Tín đã bị thoái hoá. Từ năm 1970, Việt Nam đã bắt đầu nhập nội giống khoai tây của các nước châu
Âu và CIP (International Potato Center) để khảo sát đánh giá ở nhiều vùng trong nước cũng như nhập các tổ hợp lai của CIP để tiến hành chọn lọc dòng tạo ra nhiều giống tốt và sử dụng hạt lai cho sản xuất.
Từ năm 1971 đến năm 1975, Việt Nam nhập tập đoàn giống của Đức
gồm 45 giống. Sau 2 năm khảo sát đánh giá tại Phú Sơn (Vĩnh Phú) Nguyễn Tú Uẩn và Nguyễn Văn Thắng đã giữ lại 22 giống và rút ra 5 giống có triển vọng là: Kardia, Mariella, Risa, Ora, Rothkenchen. Trong đó, giống Mariella
đ−ợc phát triển rộng rãi trong sản xuất và đ−ợc công nhận là giống quốc gia năm 1983 với tên là Việt - Đức 2.
Năm 1977, Phạm Xuân Tùng, Lê Mai An đã tiến hành so sánh 10 giống khoai tây Đức trong mùa m−a ở Đà Lạt và kết luận: Kardia, Marialla dẫn đầu vÒ n¨ng suÊt.
Năm 1978 đến năm 1990, Viện nghiên cứu cây lương thực và cây thực phẩm đã tập trung nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật trồng khoai tây bằng hạt tự thụ của 2 giống CFK69.1 và Atzimba.
Năm 1982, Nước ta đã nhập thêm một số giống khoai tây của cộng hoà Pháp. Kết quả khảo nghiệm, nhận xét: các giống nhập nội từ Pháp có khả
năng bảo quản tốt, tỉ lệ thối khô và −ớt thấp. Các tính trạng của khoai tây Pháp cũng biểu hiện t−ơng tự nh− khoai tây Th−ờng Tín. Cũng trong năm 1982 chúng ta đã nhập của CIP 93 Tổ hợp lai với 7.000 dòng, đã đ−ợc trồng thực nghiệm ở vùng đồng bằng sông Hồng và Đà Lạt, sau 3-5 vụ, các tác giả:
Tr−ơng Văn Hộ, Nguyễn Thị Hoa, Trịnh Thị Loan, Lê Thị Tuyết, Nghiêm Thị Bích Hà kết luận: có 3 dòng triển vọng cho vùng đồng bằng sông Hồng và miền núi mà chương trình khoai tây đã cho nhân nhanh để phổ biến ra sản xuÊt nh−: 38 - 6; 378597
Từ năm 1982 đến năm 1989, Trung tâm nghiên cứu khoai tây - rau, Viện khoa học kỹ thuật Việt Nam đã nhập nội và đánh giá:
− Nhập 83 mẫu giống từ CIP đã xác định đ−ợc một số dòng có triển vọng ở đồng bằng sông Hồng đó là: I.1039; 378597.1; 385108.28; 38513.27.
− Nhập 12 giống của Hà Lan đã xác định có 2 giống cho năng suất cao phù hợp cho xuất khẩu là Nicola và Diamant.
Từ năm 1983 đến năm 1990, Trung tâm nghiên cứu giống cây trồng Trung −ơng đã tiến hành khảo nghiệm Quốc gia 25 giống và kết luận Lipsi là giống tốt, giống đ−ợc Hội đồng Bộ nông nghiệp công nhận là giống Quốc gia năm 1990 (Đào Mạnh Hùng và cộng sự)[11].
Từ năm 1987 đến năm 1989, các tác giả Trần Văn Minh, Nguyễn Văn Uyển (Viện sinh học), Tr−ơng Hoài Nam và Trần Nh− Nguyện (Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam) đã đánh giá 58 dòng giống khoai tây nhập từ CIP tại hai hợp tác xã Tân Thắng 1-2 (gần Thành phố Hồ Chí Minh)
đã kết luận 4 giống: B71 - 240-2; 37859; LT.7; I.1035 cho năng suất cao, sinh tr−ởng khoẻ.
Từ năm 1987 đến năm 1992, tác giả Nguyễn Thị Nền và cộng sự đã đánh 60 dòng giống nhập từ CIP và châu Âu tại Trung tâm nghiên cứu khoai tây Thái Phiên - Đà Lạt và kết luận giống I.1085 là giống kháng mốc s−ơng tốt nhất và cho năng suất cao.
Năm 1991 - 1992, Viện nghiên cứu cây Lương thực và cây Thực phẩm đã
đánh giá 51 tổ hợp lai ở Trạm Nghiên cứu khoai tây Đà Lạt và kết luận 4 tổ hợp cho năng suất cao, đồng đều ở đời G0 là: IP88006; IP88002; AVRDC 1287 - 19 X14; IP88005. Trong đó, IP88002 cho năng suất cao nhất ở đời G1.
Từ năm 1992 - 1996, việc nghiên cứu sử dụng giống khoai tây −u thế lai
đã đ−ợc thực hiện trong khuôn khổ dự án liên quốc gia: "khuyến khích nông dân nghèo vùng Đông Nam á và Thái Bình Dương sử dụng hạt lai để sản xuất khoai tây" với sự giúp đỡ khoa học và tài chính của Trung tâm khoai tây quốc tế (CIP), Ngân hàng phát triển châu á (ADP). ở Việt Nam đã đ−ợc đ−a vào đề tài "Chọn tạo giống và biện pháp thâm canh cây có củ" cấp Nhà n−ớc. Với 2 cơ quan: Trung tâm nghiên cứu khoai tây - rau thuộc Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Viện cây Lương thực và cây Thực phẩm đã nghiên cứu thành công ở đồng bằng sông Hồng làm trọng điểm. Với những tổ hợp lai
có triển vọng do CIP xác định đã đ−ợc đ−a vào sử dụng nghiên cứu thử nghiệm. Qua nghiên cứu đã chọn đ−ợc 2 tổ hợp lai HPS7/67, HPS2/67 và năm 1996 đã lai tạo thành công ở Đà Lạt và Hà Nội. Năm 1997, 2 tổ hợp lai này đã
đ−ợc Hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống có triển vọng và đã đ−ợc đ−a ra thử nghiệm sản xuất năm 1998 (Công ty giống Cây trồng Hà Nội, 1999)[19].
Nh− vậy, có thể nói rằng tình hình chọn tạo và nhập nội giống khoai tây trong những năm qua ở nước ta khá sôi động và đã có những bước tiến quan trọng. Tuy nhiên, để đáp ứng đ−ợc vấn đề giống khoai tây mới cho nhu cầu sản xuất thì ngay bây giờ và trong những năm tiếp theo chúng ta phải đẩy mạnh công tác chọn tạo và nhập nội giống khoai tây hơn nữa để tiếp tục tuyển chọn đ−ợc những giống khoai tây mới có chất l−ợng cao đáp ứng cho nhu cầu sản xuất khoai tây ở n−ớc ta.