Kết quả mô hình sản xuất khoai tây tổng hợp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng, số giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng khoai tây góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất khoai tây tại Yên Phong. (Trang 66 - 70)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Kết quả nghiên cứu

4.1.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất khoai t©y

4.1.2.4. Kết quả mô hình sản xuất khoai tây tổng hợp

Mô hình sản xuất khoai tây tổng hợp đ−ợc bố trí trên diện tích 5 sào Bắc bộ, chia làm 5 mảnh ruộng nằm cách xa nhau trong một khu đồng (Đồng Bậu, xã Tam Giang). Trong đó có 12 thuớc áp dụng biện pháp che phủ nilon/

Mô hình đ−ợc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp, đầu t− thâm canh cao: giống dùng giống Diamant sạch bệnh chất l−ợng củ giống tốt, phân bón đầu t− cao (phân chuồng 20 - 25 tấn, Urê 300kg, lân Super 380kg, Kali clorua 200kg bón cho 1 ha). Trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh kịp thời,

điều tiết nước theo nhu cầu từng giai đoạn của cây trồng thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật của Cục nông nghiệp 2004.

Kết quả của mô hình sản xuất khoai tây tổng hợp đ−ợc trình bày ở Bảng 17.

Bảng 17. Năng suất khoai tây của mô hình sản xuất khoai tây tổng hợp Ruộng Khối l−ợng củ

trung b×nh/m2 (kg)

N¨ng suÊt thùc thu (tÊn/ha)

N¨ng suÊt khoai tây th−ơng phẩm

(tÊn/ha)

1 3,12 31,2 26,1

2 3,32 33,2 28,4

3 3,40 34,0 29,0

4 3,00 30,0 26,0

5

Có che phủ nilon

3,50 35,0 30,0

Kết quả ở bảng 17 cho thấy: năng suất ở các ruộng đều rất cao, ruộng che phủ nilon năng suất cao nhất (35,0 tấn/ha). Kết quả nghiên cứu cho thấy khi sử dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật cho khoai tây đã cho phép nâng cao năng suất khoai tây so với sản xuất thông thường 80% và đồng thời có thể hoàn toàn thu đ−ợc năng suất khoai tây/ha từ 30 tấn trở lên. Tính toán sơ bộ hiệu quả kinh tế cho thấy nếu đầu t− cho một mô hình (tính theo ha) hết 17

triệu đồng thì có thể thu lợi 12 - 13 triệu đồng. Từ kết quả này cho phép khẳng

định có thể phát triển khoai tây nh− một cây vụ đông chính ở Yên Phong, nếu

đầu t− đầy đủ, trồng đúng kỹ thuật, khoai tây có thể cho thu lợi rất lớn,...

4.2. Thảo luận

Những kết quả nghiên cứu của đề tài đã cho một bức tranh tổng hợp về thực trạng sản xuất khoai tây ở huyện Yên Phong, những mặt hạn chế và triển vọng. Mặt khác các nghiên cứu cụ thể về các giải pháp kỹ thuật cũng là những minh chứng phù hợp với nhiều kết quả đi trước và cho thấy nếu sử dụng đúng

đắn các biện pháp kỹ thuật trồng trọt khoai tây, khoai tây sẽ đ−ợc phát triển nh− đúng tiềm năng của nó.

* Những kết quả về điều tra đánh giá hiện trạng sản xuất khoai tây ở Yên Phong không dừng lại ở một huyện cụ thể mà còn là những đánh giá rất thống nhất cho tình trạng sản xuất khoai tây ở Đồng bằng sông Hồng. Về vấn

đề này tác giả Đỗ Kim Chung khi nghiên cứu về thị trường khoai tây ở Việt Nam đã nhận xét: Khoai tây đã là nguồn kiếm sống của hơn 500.000 hộ nông dân Việt Nam. Đây là cây trồng đ−ợc coi là cây có giá trị, giúp nông dân tăng thu nhập và là cây đ−ợc trồng trong 11 công thức luân canh thu nhập cao ở

Đồng bằng Sông Hồng. Sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị tr−ờng về khoai tây. Cây trồng này rất cần đ−ợc phát triển. Nông dân sản xuất khoai tây có thu nhập cao hơn 30,8% so với nông dân không sản xuất khoai tây. Khoai tây đóng góp 12% tổng thu nhập từ nông nghiệp của các hộ và giúp nông dân thu thêm 4,05 triệu đồng/ha do năng suất lúa tăng thêm, tiết kiệm phân bón và lao động, chi phí làm đất (thị trường khoai tây ở Việt Nam - Đỗ Kim Chung 2003 - NXB Văn hoá Thông tin)[2].

* Nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển khoai tây là do sử dụng giống đã thoái hoá do nhiễm bệnh virus, nhận định này của chúng tôi cũng hoàn toàn thống nhất với các ý kiến của nhiều tác giả khác (Vũ Triệu Mân 1978)[14]; Nguyễn Quang Thạch 1993[16]

* Các nghiên cứu về giống khoai tây trong đề tài đã kết luận giống Diamant Hà Lan sạch bệnh là giống có triển vọng rất cần phát triển. Nhận xét này cũng phù hợp với nhận xét của nhiều tác giả (Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Xuân Tr−ờng, Đỗ Thị Ngân (2005)[19]; Báo cáo tổng kết kỹ thuật vụ

đông năm 2003 của Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh. Tác giả Đỗ Kim Chung cũng nhận xét: Giống khoai tây trồng ở Việt Nam có sấp sỉ 10 giống trong đó giống Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn, việc kiểm dịch giống không chặt chẽ chất l−ợng giống kém, khả năng nhiễm bệnh cao.

* Về vấn đề thời vụ khoai tây ở Đồng bằng Sông Hồng, qua đúc kết thực nghiệm và chỉ đạo sản xuất nhiều năm, nhiều tài liệu đều khuyến cáo thời vụ khoai tây tốt nhất ở vùng Đồng bằng Sông Hồng trong khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11. Tr−ơng Văn Hộ, Đào Huy Chiến, Nguyễn Công Chức, Phạm Xuân Liên, Tr−ơng Công Tuyên (2004)[10]. Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi thời vụ cho năng suất cao nhất lại rơi vào thời vụ sớm 15 - 20 /10.

Kết quả này là khác với quy luật nhiều năm và do điều kiện thời tiết vụ đông xuân 2004 - 2005 có rét sớm và rét đậm khác với mọi năm. Điều này cũng nên lưu ý khi lập lại thí nghiệm hoặc đưa vào chương trình khuyến cáo trong nh÷ng vô tíi.

* Các nghiên cứu xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật tổng hợp cho khoai tây trong luận văn đ−ợc tiến hành dựa trên cơ sở kết luận của nhiều nghiên cứu đi tr−ớc. Kết quả nghiên cứu "Một số biện pháp làm tăng số l−ợng củ giống trong hệ thống sản xuất giống khoai tây" của Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Xuân Tr−ờng, Đỗ Thị Ngân[19] cho thấy biện pháp che phủ nylon cho khoai tây có thể làm tăng năng suất lên 145%. Các kết quả nghiên cứu của chúng tôi trong mô hình cũng cho thấy tác động rõ rệt của biện pháp che phủ nylon đến năng suất khoai tây. Cũng tương tương tự như vậy các tác giả

Tr−ơng Văn Hộ, Mai Văn Quán, Phạm Văn Thiều và Peter Van der Zaag (1988)[35] đã cho thấy vai trò của bón và phủ rơm rác đến năng suất khoai

tây. Biện pháp này có thể làm tăng năng suất từ 12,2 lên 15,9 tấn/ha.

Kết quả nghiên cứu của đề tài một lần nữa khẳng định vai trò của che phủ nylon và bón phân hữu cơ trong sản xuất khoai tây. Điều mới mẻ ở đây là

đã tìm đ−ợc biện pháp xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng chế phẩm vi sinh vật trước khi bón và bước đầu chứng minh bón 20 tấn rơm rạ đã xử lý cho phép thay thế đ−ợc 10 tấn phân chuồng. Điều này rất có ý nghĩa trong sản xuất nông nghiệp hiện nay.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng, số giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng khoai tây góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất khoai tây tại Yên Phong. (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)