CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HÀ THÀNH GIAI ĐOẠN 2017 – 2019
2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ năm 2017 – 2019
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại ngân hàng Agribank chi nhánh Hà Thành từ 2017 – 2019 Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018
+/- % +/- %
Tổng huy động 3.847 3.950 4.170 103 3 220 6 1. Loại hình kinh tế
Dân cư 2.560 2.534 2.534 (26) (1) - 0
Tổ chức 1.287 1.416 1.636 129 10 220 16
2. Loại tiền
Theo VND 3.646 3.813 4.015 167 5 202 5
Theo USD 201 137 155 (64) (32) 18 13
(Nguồn: BCKQKD của ngân hàng Agribank chi nhánh Hà Thành 2017 -2019) Nhận xét
Về vấn đề huy động vốn, ngân hàng Agribank chi nhánh Hà Thành luôn huy động vốn năm sau cao hơn năm trước, vượt qua mức huy động dự kiến do trụ sở giao. Ngân hàng có tính chủ động trong việc đưa ra những chương trình mới nhằm thu hút khách hàng cũng như chăm sóc các khách hàng truyền thống. Ví dụ như, năm 2017, chi nhánh đã đưa ra chương trình tiết kiệm như “Mừng xuân Đinh Dậu”, “Quà tặng tưng bừng, chào mừng 2/9” cho các khách hàng truyền thông cũng như thu hút khách hàng mới;
hoặc như năm 2018, ngân hàng cũng tổ chức các chương trình Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Agribank - May mắn nhân đôi” hay “Cùng Agribank mừng Quốc khánh - Niềm vui nhân đôi”. Những chương trình này cũng góp phần giúp ngân hàng thu được nguồn nội tệ cũng như quảng bá hình ảnh của chính mình, hơn nữa còn giúp ngân hàng tìm kiếm những đối tác tiềm năng cũng như chăm sóc khách hàng truyền thống một cách hợp đáo. Mặt khác, các phòng giao dịch cũng được ngân hàng giao khoán số tiền huy
41
động dựa trên kế hoạch được Trụ sở yêu cầu và được ngân hàng động viên, giúp nhân viên ý thức được nhiệm vụ của mình nên số tiền huy động của các năm luôn vượt mức kế hoạch
Xét theo loại hình kinh tế, các tổ chức kinh tế đối với chi nhánh Hà Thành có xu hướng huy động vốn cao hơn so với dân cư. Huy động tiền gửi từ tổ chức năm 2018 so với năm 2017 tăng 10%, tăng 129 tỷ, 2019 so với 2018 tăng 16%, tăng 220 tỷ. Tuy nhiên, lượng tiền huy động từ dân cư luôn thấp, năm 2018 so 2017 giảm 1%, giảm 26 tỷ đồng, thậm chí năm 2019 so năm 2018 không tăng trưởng. Nguyên nhân cho sự giảm huy động ở đây là các khách hàng ở chi nhánh, đặc biệt khách hàng dân cư thường có xu hướng lựa chọn những sản phẩm truyền thống, thậm chí một số sản phẩm mới ít thu hút khách hàng. Không chỉ vậy, do cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM, lãi suất tiền gửi của ngân hàng Agribank luôn thấp hơn so với lãi suất tiền gửi của ngân hàng khác, dẫn đến tâm lý e ngại của khách hàng khi lựa chọn ngân hàng để gửi tiền.
Dựa trên loại tiền huy động, Việt Nam đồng vẫn dễ dàng được huy động so với các đồng ngoại tệ khác. Cụ thể, năm 2018 so với 2017, chi nhánh Hà Thành huy động được 167 tỷ đồng đối với đồng nội tệ, tăng 5% trong khi đó, đối với USD và các ngoại tệ khác như EUR, ngân hàng huy động giảm 64 tỷ đồng (quy đổi từ USD sang VNĐ), tức giảm 32%. Năm 2019 so 2018, ngân hàng huy động được 18 tỷ đồng ngoại tệ, tăng 13%, trong khi đó, đồng nội tệ huy động được là 202 tỷ đồng, tăng 5%. Đồng ngoại tệ tăng giảm bất thường vì thông thường, lãi suất do huy động tiền gửi tại ngân hàng là 0%
theo quy định do NHNN ban hành. Ngoài ra, những biến động liên quan đến tỷ giá cũng như các yếu tố từ môi trường tác động khách quan làm chi nhánh bị ảnh hưởng đến việc huy động tiền ngoại tệ.
Mặc dù kế hoạch huy động vốn của chi nhánh Hà Thành luôn hoàn thành song bên cạnh đó, vấn đề huy động vẫn còn tồn tại một số nhược điểm. Ví dụ như mức tăng trưởng tổng số tiền huy động thường thấp và không ổn định. Ngoài ra, vấn đề marketing, quản bá thương hiệu cùng với những sản phẩm huy động vốn mới không thu hút khách
42
hàng cũng là một bài toán khó đối với ngân hàng khi tìm biện pháp khắc phục những khuyết điểm khi thực hiện hoạt động huy động vốn.
b. Tình hình tín dụng:
Bảng 2.2: Tình hình tín dụng tại ngân hàng Agribank chi nhánh Hà Thành từ 2017 – 2019 Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2017 2018 2019
2018/2017 2019/2018
+/- % +/- %
Tổng dư nợ 3.008 3.333 3.832 325 11 499 15 1. Phân loại theo loại hình kinh tế
Cá nhân 358 330 632 (28) (8) 302 92
Tổ chức 2.650 3.003 3.200 353 13 197 7
2. Phân loại theo loại tiền
Theo VND 2.914 3.195 3.625 281 110% 430 13
Theo USD 94 138 207 44 147% 69 50
3. Phân loại theo thời gian
Ngắn hạn 2.347 2.380 2.728 33 1 348 15
Trung, dài
hạn 661 953 1.104 292 44 151 16
(Nguồn: BCKQKD của ngân hàng Agribank chi nhánh Hà Thành 2017 -2019) Nhận xét: Dựa trên tình hình tín dụng, ngân hàng Agribank chi nhánh Hà Thành có những mặt ưu tiên. Cụ thể, cơ cấu đầu tư tín dụng đã có chuyển dịch, chi nhánh đã
43
đẩy mạnh đầu tư vốn cho vay trung dài hạn và hộ gia đình sản xuất. Cụ thể như nợ trung, dài hạn năm 2018 tăng 292 tỷ đồng, tăng 44% so với năm 2017; năm 2019 tăng 151 tỷ đồng, tăng thêm 16% so với năm 2018. Đối với phân loại theo loại hình kinh tế, nợ cá nhân năm 2017 giảm 28 tỷ đồng, thấp hơn 8% so với 2018 và năm 2019 tăng 302 tỷ đồng, thêm 92% so với 2018. Ngoài ra, chi nhánh cũng hướng tới việc kiểm soát nợ xấu ở mức thấp; cử lãnh đạo và nhân viên tín dụng đi tập huấn các lớp tín dụng theo thông báo của Trường Đào tạo Agribank đầy đủ, nghiêm túc, đúng thời gian, sau các đợt tập huấn, Chi nhánh đều tổ chức tập huấn cho cán bộ tín dụng và cán bộ các nghiệp vụ khác liên quan tại Chi nhánh, góp phần củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng. Mặt khác, chi nhánh cũng chấp hành nghiêm túc quy trình, chế độ nghiệp vụ tín dụng theo quy định của Pháp luật, của Nhà nước và của Agribank. Tuy nhiên, chi nhánh còn tồn tại những hạn chế như việc phát triển các sản phẩm dịch vụ dựa trên hoạt động tín dụng chưa đạt được hiệu quả cao, tiềm ẩn phát sinh nợ xấu tại một số khách hàng. Nguyên nhân bởi vì thị trường biến động khiến một số doanh nghiệp gặp khó khăn, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp dẫn đến việc trả nợ ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, nền kinh tế có nhiều biến động phức tạp, hàng hoá tồn kho cao không tiêu thụ được, công nợ tồn đọng nhiều ảnh hưởng đến việc xếp loại doanh nghiệp tại các Ngân hàng cũng làm giảm mức vay và điều kiện vay vốn. Mặt khác, một số cơ chế chính sách, chế độ chưa thay đổi kịp thời phù hợp với tình hình thực tế biến động của nền kinh tế; có lãnh đạo phòng và nhân viên tín dụng chưa xông xáo, tích cực trong việc tìm kiếm phát triển khách hàng mới, thực hiện nhiệm vụ còn thụ động, chờ khách hàng đến đề nghị vay vốn…