Đánh giá về thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Agribank chi nhánh Hà Thành

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Agribank chi nhánh Hà Thành (Trang 71 - 76)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HÀ THÀNH GIAI ĐOẠN 2017 – 2019

2.4. Đánh giá về thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Agribank chi nhánh Hà Thành

2.4.1. Các kết quả đạt được:

Tại ngân hàng Agribank chi nhánh Hà Thành, phòng kinh doanh quốc tế dưới sự chỉ đạo của giám đốc chi nhánh đã tích cực triển khai nghiệp vụ thanh toán quốc tế, thu hút ngoại tệ trong giai đoạn năm 2017 – 2019. Qua giai đoạn trên, hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh Hà Thành đã đạt được những kết quả như sau:

Thứ nhất, doanh thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế có sự tăng trưởng rõ rệt. Doanh thu từ 2,15 triệu USD vào 2017 tăng lên 2,25 triệu USD vào 2018 (tăng 5%) và là 2,55 triệu USD vào năm 2019 (tăng 13%). Doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế không ngừng tăng lên, qua đó góp phần đóng góp thêm vào doanh thu của chi nhánh. Kết quả này đạt được là do chi nhánh đã có sự quan tâm đứng mức đến hoạt động thanh toán quốc tế. Doanh thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế tăng do khách hàng đã cảm thấy ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu của mình. Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ khoa học hợp lý cùng đội ngũ cán bộ nhân viên làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp cũng là một trong những điểm mạnh để gia tăng doanh thu TTQT.

Thứ hai, số lượng khách hàng đang gia tăng từng ngày tại ngân hàng. Năm 2017, sô lượng khách hàng sử dụng dịch vụ là 145 khách hàng, tăng lên 189 khách hàng vào năm 2018 và tăng tiếp thành 210 vào năm 2019. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với ngân hàng khi khách hàng lựa chọn chi nhánh để thực hiện giao dịch. Thông qua các chương trình ưu đãi về tỷ giá và phí, ngân hàng không chỉ phục vụ tốt hơn những khách hàng truyền thống và khách hàng có thanh toán ổn định mà còn thu hút thêm được một lượng khách hàng mới tiềm năng.

62

Thứ ba, hoạt động thanh toán quốc tế đã giúp thúc đẩy các hoạt động khác liên quan đến ngân hàng. Các khách hàng sử dụng hoạt động thanh toán quốc tế thông thường sẽ sử dụng thêm một số dịch vụ khác có kèm theo sử dụng ngoại tệ như tín dụng, bảo lãnh, ... Không chỉ vậy, với mạng lưới quan hệ đại lý ngân hàng rộng khắp trên toàn thế giới, đây cũng là một lợi thế của ngân hàng để cung cấp hoạt động thanh toán quốc tế cũng như các dịch vụ khác mà ngân hàng triển khai phục vụ nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.

2.4.2. Hạn chế:

Mặc dù hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng Agribank chi nhánh Hà Thành trong giai đoạn 2017 - 2019 đã có những kết quả tích cực ban đầu, tuy nhiên bên cạnh đấy, ngân hàng cũng tồn tại một số hạn chế nhất định:

Thứ nhất, doanh số thanh toán quốc tế biến động, không ổn định. Doanh số thanh toán quốc tế năm 2017 là 64,5 triệu USD, giảm xuống 56,9 triệu USD vào năm 2018 và tăng lên 59,8 triệu USD vào 2019. Đây là một con số rất khiêm tốn so với tiềm năng của chi nhánh trên địa bàn của mình. Ngoài ra, doanh thu trong hoạt động thanh toán quốc tế cũng thấp hơn so với những chi nhánh, ngân hàng khác. Ngân hàng nên đưa ra những biện pháp phù hợp để tăng thêm doanh thu, doanh số thanh toán quốc tế, qua đó phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng trở thành nguồn thu chính.

Thứ hai, nhu cầu của khách hàng trên địa bàn chưa được khai thác triệt để. Hà Nội là một thành phố có số lượng doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhiều và đa dạng. Tuy nhiên, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ rất khiêm tốn, do đó khiến cho doanh thu và doanh số của hoạt động thanh toán quốc tế rất nhỏ so với các hoạt động khác như hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng. Ngoài ra, các khách hàng doanh nghiệp ở ngân hàng chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa nên dịch vụ thanh toán quốc tế đối với bộ phận một số khách hàng là chưa phù hợp. Do dó, ngân hàng nên triển khai tìm hiểu kĩ đối tượng khách hàng, mang đến những sản phẩm và dịch vụ phù hợp với từng loại phân khúc khách hàng riêng biệt.

Thứ ba, các sản phẩm liên quan đến thanh toán quốc tế chưa đa dạng. Ngân hàng hiện nay chủ yếu vẫn đưa những sản phẩm truyền thống cho khách hàng như: thông báo,

63

thanh toán L/C nhập khẩu, mở và thông báo L/C xuất khẩu, chuyển tiền bằng điện, ...

Ngân hàng rất hiếm khi đưa ra sử dụng những sản phẩm được các ngân hàng quốc tế sử dụng hiện nay như L/C điều khoản đỏ, L/C giáp lưng, ... Đây là một trong những hạn chế mà ngân hàng cần khắc phục để hướng tới gia tăng doanh thu, doanh số trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng mình.

2.4.3. Nguyên nhân:

a. Nguyên nhân chủ quan:

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng Agribank chi nhánh Hà Thành chính là vấn đề nhân sự. Đội ngũ cán bộ tại ngân hàng có sự không đồng đều, có một số cán bộ thiếu kinh nghiệm, kĩ năng, do đó chưa thể lường hết được các tình huống để có thể ứng phó kịp thời. Ví dụ như năm 2018 khi ngân hàng HSBC cắt ngân hàng Agribank làm ngân hàng đại lý của mình, lúc đó một bộ phận nhỏ cán bộ chưa chủ động trong công việc đặc biệt khâu chăm sóc và tư vấn marketing khách hàng, dẫn đến chưa giảm bớt được tổn thất cho ngân hàng khi phòng ngừa rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế.

Ngoài ra, công tác tiếp thị và quảng cáo của ngân hàng chưa được tốt. Một vấn đề tiêu biểu mà ta đã đề cập ở trên chính là cán bộ chưa chủ động trong việc chăm sóc, tư vấn tiếp thị cho khách hàng. Ngoài ra, mặc dù số lượng khách hàng có sự tăng trưởng tuy nhiên, cơ cấu khách hàng lại không hợp lý. Cụ thể, cơ cấu trong doanh nghiệp thì số doanh nghiệp nhập khẩu nhiều hơn số lượng doanh nghiệp xuất khẩu, dẫn đến doanh số thanh toán hàng nhập khẩu cao hơn nhiều so với doanh số hàng xuất khẩu, qua đó khiến ngân hàngchưa đem lại nhiều nguồn ngoại tệ dự trữ cho hoạt động TTQT và kinh doanh ngoại tệ. Không chỉ vậy, phần lớn lượng khách hàng có giao dịch TTQT, KDNT phụ thuộc vào khách hàng tín dụng, khả năng cấp tín dụng của chi nhánh đối với khách hàng nên chưa đẩy mạnh tăng trưởng về thu dịch vụ TTQT cũng như KDNT. Đây có thể coi là một sai phạm của ngân hàng khi thực hiện hoạt động TTQT.

Mặt khác, hiện nay chi nhánh Hà Thành đang tham gia vào hệ thống SWIFT nên nghiệp vụ TTQT diễn ra nhanh chóng, hiệu quả. Tuy nhiên, thỉnh thoảng ngân hàng vẫn

64

gặp phải một số lỗi cơ bản như đường truyền, tốc độ mạng kết nối không ổn định, ... ảnh hưởng nhu cầu khách hàng.

b. Nguyên nhân khách quan:

- Tác động của nền kinh tế: Trong giai đoạn 2017 – 2019, tác động của kinh tế trong nước đã tác động không nhỏ đến hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh Hà Thành.

Năm 2018, 2019, tác động của thiên tai như lũ lụt, hạn hán cũng như sự ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi đã ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp kinh doanh các lĩnh vực liên quan. Điều này đã ảnh hưởng đến doanh thu từ các hoạt động TTQT.

- Chính sách thương mại: Chính sách thương mại trong và ngoài nước có sự thay đổi liên tục, dẫn đến ngân hàng và doanh nghiệp xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng. Cụ thể như căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và vấn đề chính trị làm gia tăng tính bất ổn của hệ thống thương mại toàn cầu là một ví dụ của chính sách thương mại ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của ngân hàng. Ngoài ra, những thủ tục, chính sách tại hoạt động quản lý xuất nhập khẩu cũng ảnh hướng đến doanh nghiệp khi thực hiện xuất nhập khẩu, ảnh hưởng đến ngân hàng thương mại.

- Trình độ khách hàng: Ở đây, khách hàng sử dụng hoạt động thanh toán quốc tế phần lớn là những doanh nghiệp xuất nhập khẩu vừa và nhỏ, khó tránh khỏi có những khách hàng chưa có đủ kinh nghiệm khi thực hiện những giao dịch, am hiểu về công tác ngoại thương cũng như tiềm lực tài chính thiếu tác động đến hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh.

- Ngân hàng đại lý và ngân hàng cạnh tranh: Sự hợp tác của các ngân hàng khác trong hệ thống ngân hàng đại lý là yếu tố then chốt khi thực hiện hoạt động TTQT tại chi nhánh. Tuy nhiên, với việc ngân hàng HSBC cắt ngân hàng Agribank làm ngân hàng đại lý đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động này. Ngoài ra, các ngân hàng khác cạnh tranh trên địa bàn cũng là thách thức đối chi nhánh.

- Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái năm 2018 và năm 2019 biến động thất thường, dẫn đến rủi ro tỷ giá, tác động lên hoạt động TTQT của ngân hàng.

65

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã đưa ra những thực trạng liên quan đến việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế từ cơ sở lý luận chương 1 từ cơ sở lý thuyết chương 1, qua đó đánh giá và phân tích những yếu tố đó, từ đó đưa ra kết quả cũng như hạn chế và nguyên nhân đem lại của chi nhánh Hà Thành trong giai đoạn 2017 – 2019. Đây là tiền đề đề đưa ra những giải pháp và kiến nghị về việc phát triển hoạt động TTQT tại chương 3.

66

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Agribank chi nhánh Hà Thành (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)