Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Agribank chi nhánh Hà Thành (Trang 58 - 71)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HÀ THÀNH GIAI ĐOẠN 2017 – 2019

2.3. Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng

2.3.1. Doanh số thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế:

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

Chênh lệch

2018/2017 2019/2018 Số tiền % Số tiền % Doanh số

TTQT (triệu USD)

64,5 56,9 59,8 (7,6) (12) 2,9 5 Doanh số

chuyển tiền 20,5 15,7 14,8 (4,8) (23) (0,9) (6) Doanh số nhờ

thu 4 6,7 8,3 2,7 68 1,6 24

Doanh số tín

dụng chứng từ 40 34,5 36,7 (5,5) (14) 2,2 6 Bảng 2.3: Doanh số TTQT năm 2017 – 2019 tại chi nhánh Hà Thành

(Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT ngân hàng Agribank chi nhánh Hà Thành)

Biểu đồ 2.2. Doanh số hoạt động TTQT giai đoạn 2017 - 2019

Doanh số thanh toán quốc tế có sự biến đổi rõ rệt tại chi nhánh trong năm 2017 – 2019. Cụ thể, năm 2018, doanh số TTQT giảm xuống 7,6 triệu USD, giảm 12% so với năm 2017. Trong khi đó năm 2019 lại tăng 2,9 triệu USD, tăng 5% so với năm 2018.

49 a. Doanh số chuyển tiền:

Đây là một trong những dịch vụ được thực hiện tại chi nhánh Hà Thành. Năm 2018, doanh số chuyển tiền giảm xuống 4,8 triệu USD, giảm 23% so với 2017. Năm 2019, doanh số lại tiếp tực giảm 0,9 triệu USD, giảm 6% so với năm 2018. Nguyên nhân cho sự giảm xuống đột ngột này là năm 2018, ngân hàng Agribank bị cắt ra khỏi làm ngân hàng đại lý với ngân hàng HSBC, một trong những ngân hàng mà chi nhánh có quan hệ trong hoạt động TTQT chiếm tỉ trọng lớn, giảm số lượng chuyển tiền từ ngân hàng. Ngoài ra, năm 2019, ảnh hưởng từ những căng thẳng do quan hệ Mỹ - Trung cũng như sự ảnh hưởng từ dịch tả lợn Châu Phi là những yếu tố ảnh hưởng đến doanh số chuyển tiền.

b. Doanh số nhờ thu:

Nhờ thu là một trong những phương thức thanh toán có doanh số nhỏ nhất trong hoạt động TTQT tại chi nhánh Hà Thành bởi vì phương thức thanh toán này dựa trên thiện trí của nhà nhập khẩu. Tuy nhiên, doanh số nhờ thu tại chi nhánh lại có sự tăng trưởng rõ ràng. Năm 2018, doanh số nhờ thu tăng 2,7 triệu USD, tăng 68% so với 2017 và tiếp tục tăng 1,6 triệu USD vào năm 2019, tăng 24% so với năm 2018. Sở dĩ doanh số tăng lên trong giai đoạn này là vì ngân hàng triển khai các dịch vụ giới thiệu, tiếp thị để phát triển hoạt động nhờ thu với kh có nhu cầu nhờ thu với ngân hàng nước ngoài.

c. Doanh số tín dụng chứng từ:

Đây là một trong những phương thức thanh toán phổ biến tại chi nhánh Hà Thành.

Sở dĩ phương thức này phổ biến do có quy trình chặt chẽ, hạn chế được rủi ro từ việc sản phẩm của Việt Nam chưa đáp ứng được nhiều tin cậy cũng như doanh nghiệp Việt Nam không có kênh thông tin thuận lợi cho việc tìm hiểu khách hàng. Tại chi nhánh, doanh số tín dụng chứng từ lại có sự biến động khi năm 2018, doanh số giảm 5,5 triệu USD, giảm 14% so với 2017. Đến năm 2019, doanh số tăng 2,2 triệu USD, thêm 6% so với năm 2019. Nguyên nhân giảm năm 2018 là do ngân hàng HSBC cắt bỏ ngân hàng làm đại lý, dẫn đến khách hàng phải mở L/C tại ngân hàng thứ 3, ảnh hưởng đến uy tín cũng như doanh số ngân hàng thu được.

50

2.3.2. Doanh thu thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế:

Bảng 2.4: Doanh thu TTQT của chi nhánh Hà Thành năm 2017 – 2019

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

Chênh lệch

2018/2017 2019/2018 Số tiền % Số tiền % Doanh thu TTQT (triệu USD) 2,15 2,25 2,55 0,1 5 0,4 13 Doanh thu chuyển tiền 0,78 0,95 1,025 0,175 23 0,25 8 Doanh thu nhờ thu 0,3 0,25 0,4 (0,05) (17) 0,1 60 Doanh thu tín dụng chứng từ 1,08 1,05 1,125 (0,025) (2) 0,05 7

(Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT ngân hàng Agribank chi nhánh Hà Thành)

Biểu đồ 2.3. Doanh thu hoạt động TTQT giai đoạn 2017 - 2019

Doanh thu TTQT của ngân hàng Agribank chi nhánh Hà Thành chủ yếu là lệ phí từ các dịch vụ TTQT mà ngân hàng cung ứng. Tuy nhiên ở đây, ta có thể thấy rằng doanh số hoạt động TTQT và doanh thu hoạt động TTQT có sự khác biệt nhau. Nguyên nhân ở đây là vì, trong giai đoạn 2017 – 2019, mặc dù doanh số giảm nhưng doanh thu vẫn tăng vì mức phí dịch vụ và sản phẩm thanh toán quốc tế tại ngân hàng không đổi. Ngoài ra, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT tại ngân hàng lại tăng lên dẫn đến doanh thu hoạt động TTQT có dấu hiệu tăng trưởng, tuy nhiên mức tăng này còn rất khiêm tốn.

Xét đến doanh thu TTQT của ngân hàng trong giai đoạn 2017 – 2019, ta thấy rằng doanh thu của ngân hàng có tăng thêm. Trong đó:

51 a. Doanh thu chuyển tiền:

Doanh thu chuyển tiền của ngân hàng tăng trưởng qua các năm. Cụ thể, năm 2018, doanh thu chuyển tiền tăng 0,175 triệu USD, tăng 23% so với năm 2017. Tiếp đến năm 2019, doanh thu chuyển tiền của ngân hàng lại tăng 0,25 triệu USD, tăng thêm 8% so với năm 2018. Doanh thu chuyển tiền có tăng trưởng là do doanh thu chuyển tiền chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố: khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Năm 2018, 2019, mặc dù dịch vụ này bị ảnh hưởng từ phía doanh nghiệp khi ngân hàng HSBC cắt đại lý nhưng ngân hàng có thêm khách hàng mới là các khách hàng cá nhân, có nhu cầu chuyển tiền cần thiết. Tuy nhiên mức tăng trưởng này còn rất rời rạc do khách hàng ở đây là những khách hàng nhỏ lẻ, có số thanh toán quốc tế hạn chế.

b. Doanh thu nhờ thu:

Doanh thu nhờ thu vẫn chiếm tỉ trọng nhỏ trong các loại doanh thu TTQT. Năm 2018, doanh thu nhờ thu của chi nhánh Hà Thành là 1 triệu USD, giảm 0,05 triệu USD tức 17% so với năm 2017. Tính đến cuối năm 2019, doanh thu nhờ thu tăng thêm 0,1 triệu USD, tăng 60% so với năm 2018. Chủ yếu khách hàng nhờ thu là những khách hàng doanh nghiệp, ngoài ra còn phụ thuộc nhiều vào bên đối tác nên doanh thu cũng chiếm ít so với các phương tiện thanh toán khác. Năm 2018, doanh thu nhờ thu đã chịu ảnh hưởng bởi ngân hàng HSBC nên có dấu hiệu giảm. Đến năm 2019, doanh thu nhờ thu bị ảnh hưởng bởi khách hàng doanh nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi. Họ bị chịu ảnh hưởng bởi việc nhập trong thức ăn chăn nuôi chịu ảnh hưởng bởi dịch tả lợn châu Phi.

c. Doanh thu tín dụng chứng từ:

Doanh thu L/C chiếm nhiều nhất trong doanh thu TTQT của chi nhánh. Năm 2018, doanh thu L/C ở chi nhánh Hà Thành giảm 0,025 triệu USD, giảm 2% so với năm 2017. Năm 2019, doanh thu đã tăng thêm 0,05 triệu USD, tăng 7% so với năm 2018.

Doanh thu năm 2018 giảm xuất phát từ việc một số khách hàng phải chuyển thanh toán L/C sang bên thứ 3.

Nói chung, doanh thu TTQT tại ngân hàng Agribank chi nhánh Hà Thành đã tăng lên nhưng với con số rất khiêm tốn. Ngân hàng cần xem xét và đưa ra những giải pháp thích hợp để đóng góp thêm doanh thu cho chi nhánh.

52 2.3.3. Số món thanh toán quốc tế

Bảng 2.5: Số món thanh toán quốc tế của ngân hàng Agribank chi nhánh Hà Thành năm 2017 – 2019

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

Chênh lệch

2018/2017 2019/2018 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Số món TTQT

(món) 364 312 379 (52) (14) 67 21

Số món chuyển

tiền 109 87 115 (22) (20) 28 32

Số món nhờ thu 57 49 78 (8) (14) 29 59

Số món tín dụng

chứng từ 198 176 186 (22) (11) 10 6

Doanh số TTQT

(triệu USD) 64,5 56,9 59,8 (7.6) (12) 2,9 5 Doanh số

TB/món TTQT (triệu USD/món)

0,1772 0,1824 0,1578 0,0052 0,03 (0,0246) (0,13) (Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT ngân hàng Agribank chi nhánh Hà Thành)

Biểu đồ 2.4. Số món thực hiện trong hoạt động TTQT giai đoạn 2017 - 2019 Xét đến số món TTQT của ngân hàng Agribank, ta nhận thấy rằng số món của hoạt động tín dụng chứng từ chiếm tỉ trọng cao nhất, tiếp đến là hoạt động chuyển tiền

53

và cuối cùng là hoạt động nhờ thu. Nguyên nhân ở đây là hoạt động L/C là hoạt động phổ biến ở ngân hàng do Hà Nội hiện nay đang là bên nhập siêu, đứng trong top 3 những tỉnh thành, thành phố có số lượng nhập khẩu nhiều nhất trên cả nước. Tiếp đến là những doanh nghiệp thực hiện trong lĩnh vực chăn nuôi hay nhập khẩu các linh kiện điện tử, máy tính đều thực hiện hoạt động này tại ngân hàng. Cuối cùng, hoạt động L/C là hoạt động có quy định pháp lý khá chặt chẽ, đảm bảo cho việc thực hiện giữa ngân hàng, nhà xuất khẩu cũng như nhà nhập khẩu, mặc dù nhà nhập khẩu có xu hướng sử dụng L.C nhiều hơn.

Số món TTQT của ngân hàng Agribank chi nhánh Hà Thành đã có sự biến động.

Cụ thể năm 2018, số món TTQT của chi nhánh giảm 52 món, tức giảm 14% so với năm 2017. Số món của các phương pháp thanh toán đồng thời giảm. Đến năm 2019, số món TTQT mà ngân hàng thực hiện tăng 67 món, tức là tăng 21% so với năm 2018. Trong đó, những phương pháp thanh toán ảnh hưởng nhiều nhất là số món nhờ thu (giảm 14%

năm 2018 so 2017, tăng 59% năm 2019 so với 2018) và số món chuyển tiền (giảm 20%

năm 2018 so 2017, tăng 39% năm 2019 so năm 2018). Có được điều này là do chi nhánh chịu tác động lớn từ bên HSBC cũng như có những chính sách nhằm thu hút khách hàng thực hiện hoạt động TTQT tại chi nhánh vào năm 2019, dẫn đến tổng số món giảm vào và tăng vào năm 2019.

Xét theo doanh số trung bình trên số món TTQT mà ngân hàng Agribank chi nhánh Hà Thành thực hiện, ta thấy rằng doanh số trung bình này cũng không cố định.

Cụ thể, năm 2018, doanh số trung bình mà khách hàng thu được so với 2017 là tăng thêm 0,0052 triệu USD trên một món, tăng 0,03% so với năm 2018. Đến năm 2019, doanh số trung bình lúc này giảm 0,0246 triệu USD, tức giảm 0,13% so với 2018. Doanh số trung bình trên món chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố là giá trị giao dịch trung bình trên khách hàng hoặc số lượng khách hàng tác. Ta thấy trong năm 2017 – 2019, số lượng khách hàng có sự tăng lên nhưng doanh số trung bình trên món lại có xu hướng giảm. Điều này cho thấy rằng, đến năm 2019, có thể thấy khách hàng có sự giảm sút sự tín dụng đối với ngân hàng cũng như giảm sút uy tín của ngân hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế.

54

Nói chung, số món thanh toán của ngân hàng biến động không ngừng qua các năm. Ngân hàng cần phải tìm hiểu và đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm tăng số món mà ngân hàng thực hiện trong TTQT và tăng doanh số dựa trên mỗi món.

2.3.4. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ hoạt động thanh toán quốc tế Bảng 2.6: Số lượng khách hàng sử dụng TTQT của ngân hàng Agribank chi

nhánh Hà Thành năm 2017 – 2019

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

Chênh lệch

2018/2017 2019/2018 Tuyệt

đối % Tuyệt đối % Số lượng khách hàng sử

dụng TTQT (khách hàng)

145 189 210 44 30 21 11

Chuyển tiền 30 67 82 37 123 15 22

Nhờ thu 20 13 17 (7) (35) 4 31

Tín dụng chứng từ 95 109 111 14 15 2 2

Doanh số TTQT

(triệu USD) 64,5 56,9 59,8 (7,6) (12) 2,9 5 Giá trị GDTB/khách hàng

(triệu USD/khách hàng) 0,4448 0,3011 0,2848 (0,1438) (32) (0,0163) (15) (Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT ngân hàng Agribank chi nhánh Hà Thành)

Biểu đồ 2.5. Số lượng khách hàng sử dụng hoạt động TTQT giai đoạn 2017 - 2019

55

Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT tại ngân hàng có sự tăng trưởng rõ rệt. Tính đến năm 2018, số khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT tăng thêm 44 khách hàng, tăng 30% so với năm 2017. Đến năm 2019, số khách hàng lại tăng thêm 21 khách hàng, thêm 11% so với năm 2018. Dựa trên báo cáo nội bộ của chi nhánh Hà Thành, số khách hàng tăng thêm chủ yếu là những hộ kinh doanh nhỏ, khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, sự tăng thêm này không hề ổn định khi năm 2019/2018 tăng thêm thấp hơn so với năm 2018/2017. Mặc khác, ta nhận thấy rằng, số khách hàng của hoạt động L/C và hoạt động chuyển tiền tăng, nhưng hoạt động nhờ thu lại có số lượng khách hàng tăng vào 2019, giảm vào 2018. Nguyên nhân ở đây là vì năm 2018, doanh thu nhờ thu bị ảnh hưởng bởi ngân hàng HSBC nhưng năm 2019, thông qua chiến lược tiếp thị, ngân hàng đã thu thêm được một lượng khác khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ngoài ra, giá trị GDTB giảm rõ rệt (năm 2018 giảm 32% so với 2017, năm 2019 giảm 15% so với 2018) mặc dù số lượng khách hàng tăng, làm ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng khá nhiều. Như vậy, có thể thấy, chi nhánh thêm khách hàng sử dụng hoạt động của mình, nhưng giá trị giao dịch trung bình trên mỗi khách hàng có sự giảm. Ngoài ra, số lượng khách hàng sử dụng dựa trên các phương thức thanh toán quốc tế lại có sự biến động khác biệt nhau. Ngân hàng nên chú ý các chính sách liên quan đến TTQT cũng như các sản phẩm khác nhau nhằm thu hút khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ TTQT hơn, mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.

Biểu đồ 2.6. Mức độ hài lòng của khách hàng về hoạt động TTQT năm 2019

56

Dựa theo khảo sát sơ bộ của chi nhánh về chăm sóc khách hàng vào năm 2019, tại hoạt động TTQT, có 68% khách hàng là hài lòng với dịch vụ TTQT của ngân hàng, 10% khách hàng là cảm thấy bình thường và không hài lòng. Có 6% được cho là rất hài lòng và không hài lòng về dịch vụ TTQT của ngân hàng. Nói chung, có 84% khách hàng cảm thấy hài lòng với dịch vụ, sp TTQT và 16% không hài lòng về dịch vụ. Một số lí do cụ thể mà khách hàng đã nêu lên là dịch vụ chăm sóc khách hàng chưa chu đáo, hệ thống TTQT có 1 số vấn đề, sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu của KH. Một nguyên nhân chủ yếu mà khách hàng không hài lòng khi nói về dịch vụ TTQT của ngân hàng là có sự trễ nhất định khi thực hiện các dịch vụ, sản phẩm TTQT của ngân hàng. Điều này được lý giải bởi việc ngân hàng Agribank là ngân hàng hoạt động theo mô hình phân tán, do đó mỗi chi nhánh có hoạt động riêng biệt. Ví dụ như mở L/C, các ngân hàng tại Agribank khi thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế sẽ có độ trễ hơn so với các ngân hàng hoạt động theo mô hình tập trung, tức là chi nhánh sẽ không xử lý hoạt động mở L/C mà sẽ đẩy lên hội sở để xem xét xem có thực hiện việc mở đó hơn. Ngân hàng thực hiện theo mô hình tập trung sẽ hoạt động đồng đều, chuyên nghiệp hơn so với những ngân hàng thực hiện theo mô hình phân tán. Nói chung, các sản phẩm, dịch vụ của chi nhánh được đông đảo khách hàng chấp nhận và hài lòng.

2.3.5. Doanh số tài trợ xuất nhập khẩu:

Bảng 2.7: Doanh số tài trợ XNK ngân hàng Agribank chi nhánh Hà Thành năm 2017 – 2019 Đơn vị: tỷ VND

(Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT ngân hàng Agribank chi nhánh Hà Thành) Chỉ tiêu 2017 2018 2019

Chênh lệch

2018/2017 2019/2018 Số tiền % Số tiền % Doanh số tài trợ XNK 5,3004 6,8491 7,3465 1,5486 29 0,4974 7%

Tài trợ XK 1,7965 2,4103 2,5466 0,6137 34 0,1363 6%

Tài trợ NK 3,5039 4,4388 4,7999 0,9349 27 0,3611 8%

57

Biểu đồ 2.7. Doanh số tài trợ XNK hoạt động TTQT giai đoạn 2017 - 2019 Doanh số tài trợ xuất nhập khẩu của chi nhánh là có sự tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2018. Năm 2017, doanh số tài trợ xuất khẩu là 5,3 tỷ; năm 2018 là 6,84 tỷ, tăng 1,5486 tỷ VND, thêm 29% so với năm 2017. Doanh số hơi chững lại vào 2019 với doanh số là 7,35 tỷ VND, tăng 0,4974 tỷ VND, tăng 7% so với 2018. Ngoài ra, tài trợ nhập khẩu tại ngân hàng luôn lớn hơn tài trợ xuất khẩu. Hoạt động nhập khẩu tại ngân hàng có sự chú trọng do chủ yếu các doanh nghiệp tại Hà Nội là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, thực hiện nhập khẩu phục vụ các hoạt động công nghiệp. Ngoài ra, một nguyên nhân khác là Hà Nội là một trong những tỉnh, thành phố có kinh ngạch nhập khẩu lớn nhất cả nước. Các mặt hàng mà Hà Nội chủ yếu nhập khẩu là những linh kiện điện tử, chất dẻo, hóa chất, ... Ngoài ra, các dịch vụ xuất khẩu cũng có sự tăng lên nhất định qua các năm. Ngân hàng đã có sự tài trợ ổn định cho xuất nhập khẩu qua các năm.

58 2.3.6. Doanh thu từ các hoạt động bổ sung:

Bảng 2.8: Doanh thu khác ngân hàng Agribank chi nhánh Hà Thành

năm 2017 – 2019 Đơn vị: tỷ VND

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

Chênh lệch

2018/2017 2019/2018 Số tiền % Số tiền % Doanh thu kinh

doanh ngoại tệ 4,6 1,9 2,3 (2,7) (59) 0.4 21 Doanh thu bảo

lãnh thanh toán 10,5 10 24 (0,5) (5) 14 140 (Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT ngân hàng Agribank chi nhánh Hà Thành) Bên cạnh các phương tiện thanh toán chính, ngân hàng còn có các hoạt động bổ sung nhằm thu thêm vào hoạt động TTQT. Năm 2018, tổng doanh thu kinh doanh ngoại tệ cùng doanh thu bảo lãnh thanh toán giảm. Doanh thu kinh doanh ngoại tệ giảm 2,7 tỷ VND tức giảm 59% so với năm 2017; trong khi đó doanh thu bảo lãnh thanh toán giảm 0,5 tỷ VND tức giảm 5% so với 2018. Điều này có thể lý giải một phần do 2 năm gần đây, mặc dù chi nhánh đã tiếp thị và cung cấp dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu cho một số khách hàng mới nhưng số lượng và giá trị giao dịch còn nhỏ. Cơ cấu thanh toán xuất nhập khẩu chưa cân đối, doanh số thanh toán hàng nhập khẩu cao hơn doanh số thanh toán hàng xuất khẩu nên nguồn ngoại tệ mua được từ khách hàng xuất khẩu không cao, khách hàng thanh toán hàng nhập khẩu là chủ yếu nên chưa đem lại nguồn ngoại tệ dự trữ cho hoạt động TTQT và kinh doanh ngoại tệ.

Đến năm 2019, ngân hàng có tăng trưởng đến doanh thu kinh doanh ngoại tệ và doanh thu bảo lãnh thanh toán (tăng 21% và tăng 140% so với 2018). Có được sự tăng lên này là do ngân hàng đã có những chính sách ưu đãi nhằm gia tăng thu hút khách hàng. Tuy nhiên, về bảo lãnh thanh toán tại ngân hàng lại chưa được khai thác triệt để, toàn diện.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Agribank chi nhánh Hà Thành (Trang 58 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)