CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng bán lẻ
Để đánh giá hiệu quả hoạt động bán lẻ của một NHTM, chúng ta cần phải dựa vào cả các chỉ tiêu định tính và định lượng:
1.2.2.1. Các chỉ tiêu định lượng
Chỉ tiêu định lượng là những chỉ tiêu có thể tính toán, lượng hóa và đo lường một cách cụ thể thông qua các số liệu đã thu thập.
Các chỉ tiêu liên quan đến Huy động NHBL:
* Chi phí lãi: là chi phí bỏ ra để trả lãi cho nguồn vốn huy động bán lẻ.
* Tỷ lệ chi phí HĐNHBL/Doanh thu HĐNHBL:
𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 𝑁𝐻𝐵𝐿
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 𝑁𝐻𝐵𝐿 𝑥 100 (%)
Chỉ số này cho thấy một đồng doanh thu thu được phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí cho hoạt động NHBL.
* Tỷ lệ vốn huy động từ khách hàng bán lẻ:
𝑉ố𝑛 ℎ𝑢𝑦 độ𝑛𝑔 𝑡ừ 𝑘ℎá𝑐ℎ ℎà𝑛𝑔 𝑏á𝑛 𝑙ẻ
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑣ố𝑛 ℎ𝑢𝑦 độ𝑛𝑔 𝑥 100 (%)
Chỉ số này phản ánh cứ 100 đồng từ tổng vốn huy động thì có bao nhiêu đồng là vốn huy động từ khách hàng bán lẻ. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng huy động vốn cũng như nguồn vốn cung cấp cho ngân hàng.
15
Các chỉ tiêu liên quan đến Tín dụng NHBL:
* Thu nhập lãi: là nguồn thu từ việc sử dụng vốn huy động bán lẻ để thực hiện cho vay bán lẻ các hộ kinh doanh, cá nhân và các DNNVV.
* Tỷ lệ dư nợ cho vay khách hàng bán lẻ:
𝐷ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑘ℎá𝑐ℎ ℎà𝑛𝑔 𝑏á𝑛 𝑙ẻ
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑥 100 (%)
Chỉ số này phản ánh cứ 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là dư nợ cho vay khách hàng bán lẻ. Chỉ tiêu này đánh giá hoạt động cho vay đối với khách hàng bán lẻ của ngân hàng .
* Tỷ lệ doanh thu HĐNHBL/Tổng doanh thu:
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 𝑁𝐻𝐵𝐿
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑥 100 (%)
Chỉ số này phản ánh tỷ trọng của doanh thu HĐNHBL trong tổng nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
* Tỷ lệ lợi nhuận HĐNHBL/Doanh thu HĐNHBL:
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 𝑁𝐻𝐵𝐿
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 𝑁𝐻𝐵𝐿 𝑥 100 (%)
Chỉ số này cho thấy hiệu quả thu được từ HĐNHBL, một đồng doanh thu từ HĐNHBL thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
* Tỷ lệ chất lượng tín dụng cho HĐNHBL:
Tỷ lệ nợ quá hạn = 𝑁ợ 𝑞𝑢á ℎạ𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑥 100 (%)
Tỷ lệ nợ quá hạn cho biết trong một đồng dư nợ có bao nhiêu đồng là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và hoặc lãi đã quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lượng tín dụng thấp. Ngân hàng cần có các biện pháp kiểm tra, giám sát các khoản vay của mình thật chặt chẽ nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.
16 Tỷ lệ nợ xấu = 𝑁ợ 𝑥ấ𝑢
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑥 100 (%)
Tỷ lệ nợ xấu cho biết trong một đồng dư nợ có bao nhiêu đồng là nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng. Nợ xấu có độ rủi ro rất cao, khả năng thu hồi vốn là tương đối khó, khoản vốn của ngân hàng lúc này không còn là rủi ro nữa, mà đã gây thiệt hại cho ngân hàng. Đây là kết quả trực tìếp biểu hiện chất lượng của khoản tín dụng cấp cho khách hàng.
Các chỉ tiêu liên quan đến Dịch vụ NHBL:
* Thu nhập từ hoạt động dịch vụ bán lẻ
Thu nhập từ HĐDVBL = Doanh thu HĐDVBL – Chi phí HĐDVBL
Doanh thu hoạt động dịch vụ NHBL được đem lại chủ yếu từ dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ.
* Tỷ lệ lợi nhuận từ dịch vụ NHBL:
𝐿ã𝑖 𝑡ừ 𝑑ị𝑐ℎ 𝑣ụ 𝑁𝐻𝐵𝐿
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑥 100 (%)
Chỉ số này cho biết, cứ trong 100 đồng tổng lợi nhuận thì có bao nhiêu đồng là do dịch vụ ngân hàng bán lẻ mang lại. Chỉ tiêu này cũng cho thấy mức độ phát triển của dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
1.2.2.2. Các chỉ tiêu định tính
“Chỉ tiêu định tính là những chỉ tiêu nhằm tiếp cận, mô tả, giải thích và phản ánh tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng được nghiên cứu. Chỉ tiêu này thường phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người đánh giá; tuy nhiên lại được dùng để làm cơ sở xác định các chỉ tiêu cụ thể.” (W.Laurence Neuman, Social rearch methods – Qualitative and Quanlitative approaches, 2013, p. 204)
*Mức độ đa dạng các sản phẩm dịch vụ NHBL: Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ là một đòi hỏi cấp thiết, là giải pháp cơ bản, không những giúp các ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh và còn mở rộng thị phần. Tuy nhiên, trong nền công nghiệp 4.0, việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ theo hướng hiện đại là mối quan tâm lớn của tất cả các ngân hàng nhằm khai thác thị trường bán lẻ, tạo điểm khác biệt cho
17
sản phẩm của mình. Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm là một hướng đi quan trọng của các ngân hàng, giúp tìm kiếm và đáp ứng nhu cầu của từng khách hàng, và từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng bán lẻ.
*Vị trí của ngân hàng:Vị trí của ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong phát triển HĐNHBL. Một ngân hàng có vị trí thuận lợi, tại các khu vực đông dân cư, các tuyến đường phố chính thì việc thu hút và phục vụ khách hàng bán lẻ thường dễ dàng hơn so với các ngân hàng ở vị trí khác. Các khách hàng có thể nhận biết và tìm đến ngân hàng một cách dễ dàng, việc tiếp cận khách hàng đối với ngân hàng cũng trở lên thuận lợi. Một ngân hàng có nhiều chi nhánh tại các vị trí như vậy thì luôn có được số lượng khách hàng đông đảo, tạo điều kiện cho ngân hàng ngày càng phát triển.
*Mức độ hài lòng của khách hàng: Các dịch vụ ngân hàng cung ứng được các khách hàng sử dụng thường xuyên liên tục thể hiện sự tiện lợi của các loại dịch vụ đó, đồng thời thể hiện sự hài lòng của khách hàng với các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Mức độ hài lòng của khách hàng càng cao thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng có hiệu quả.
*Uy tín của ngân hàng: Một NHTM có uy tín thể hiện ngân hàng đó ngày càng có nhiều khách hàng đến sử dụng dịch vụ ngân hàng. Ngoài chất lượng dịch vụ cung cấp, các loại hình dịch vụ ngày càng đa dạng, tiện ích thì phong cách giao dịch của các nhân viên ngân hàng là một yếu tố quyết định đến uy tín của ngân hàng đó. Khi ngân hàng có uy tín trên thị trường, khách hàng sẽ tin tưởng và sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Điều đó chứng tỏ hiệu quả hoạt động NHBL cao.