Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 22 - 37)

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN

1.2. THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÁC NHTM

1.2.3. Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư

Thẩm định nhu cầu tổng vốn đầu tư:

Dưới góc độ của một dự án, vốn đầu tư là tổng số tiền được chỉ tiêu để hình thành nên các TSCĐ và TSLĐ cần thiết. Những tài sản này sẽ được sử dụng trong việc tạo ra doanh thu, chi phí, thu nhập suốt vòng đời hữu ích của dự án. Thẩm định vốn đầu tư là việc phân tích và xác định nhu cầu vốn đầu tư cần thiết dành cho một dự án.

Đặc điểm của các dự án là thường yêu cầu một lượng vốn lớn và sử dụng trong một thời gian dài. Tổng vốn đầu tư này trước khi trình Ngân hàng thì đã được xác định và được nhiều cấp, ngành xem xét, phê duyệt. Tuy nhiên, Ngân hàng cần phải thẩm định lại trước khi cho vay, bởi vì sai sót trong việc xác định nhu cầu vốn đầu tư của dự án có thể dẫn tới tình trạng lãng phí vốn lớn, gây khó khăn trong hoạt động đầu tư cũng như hoạt động vận hành kết quả đầu tư sau này, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng đối với chủ đầu tư.

7 Lê Minh (2014), “Thẩm định dự án trong ngân hàng thương mại: Kinh nghiệm từ Techcombank”.

11

Do đó việc xác định hợp lý tối đa tổng mức vốn đầu tư của một dự án là cần thiết đối với ngân hàng. Ngân hàng sẽ thẩm định chi tiết tổng vốn đầu tư được hình thành như thế nào:

Vốn đầu tư vào TSCĐ:

Đây là hoạt động đầu tư nhằm mua sắm, cải tạo, mở rộng TSCĐ. Vốn đầu tư vào TSCĐ thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư cho dựa án. Các TSCĐ được đầu tư có thể là TSCĐHH hoặc TSCĐVH.

Cụ thể là:

- Chi phí xây lắp: Chi phí khảo sát, thiết kế, xây dựng luận chứng kinh tế - kỹ thuật, chi phí ban đầu về quyền sử dụng đất, chi phí đến bù, cho phí cần thiết và hợp lý cho các thủ tục pháp lý như đăng ký kinh doanh, thuế trước bạ, lệ phí chứng từ…

- Chi phí máy móc thiết bị công nghệ, hệ thống dây chuyền và cá thiết bị bán lẻ:

Giá mua thiết bị, chi phí bảo quản, vận hành, vận chuyển.

- Chi phí dự phòng.

- Chi phí khác: Chi phí này phát sinh trong quá trình thực hiện dự án không liên quan trực tiếp đến việc tạo hay vận hành các TSCĐ.

Vốn đầu tư vào TSLĐ:

Đây là vốn đầu tư nhằm hình thành TSLĐ cần thiết kế để thực hiện dự án. Nhu cầu đầu tư vào TSLĐ phụ thuộc vào đặc điểm của từng dự án. Bao gồm TSLĐ trong sản xuất (Nguyên liệu, vật liệu… và sản phẩm dở dự án) và tài sản trong quá trình lưu thông (Vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, sản phẩm hàng hóa chờ tiêu thụ…)

Thẩm định phương án tài trợ dự án đầu tư

Các phương án tài trợ cho DAĐT thông thường bao gồm các nguồn chính là:

Vốn tự có của chủ đầu tư, vốn vay NHTM, vốn vay quỹ hỗ trợ phát triển, vốn do Ngân sách cấp, nguồn vốn khác. Nhiệm vụ thẩm định các nguồn vốn tài trợ cho dự án là để xem xét về số lượng, thời gian, tỷ trọng các nguồn trong tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn

12

có hợp lý và tối ưu. Mặt khác, cơ cấu nguồn vốn sẽ chi phối việc xác định dòng tiền phù hợp cũng như lựa chọn lãi suất chiết khấu hợp lý để xác định NPV của dự án.

Trong quá trình thẩm định các nguồn vốn tài trợ cho dự án, Ngân hàng phải xem xét cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế của các nguồn vốn để có thể khẳng định chắc chắn rằng các nguồn đó là có thực. Trong thực tế có đơn vị vốn tự có thực tế không đủ hoặc không có tham gia vào dự án, nên đã đẩy vốn đầu tư lên mức nhu cầu cao hơn thực tế cần thiết để vay tín dụng bù đắp, nếu không xem xét kỹ thì vô tình ngân hàng đã tham gia 100% nhu cầu vốn đầu tư. Ngân hàng phải đánh giá nhu cầu vốn và mức cân đối vốn từ các nguồn tài trợ trong các giai đoạn thực hiện dự án. Từ đó, xây dựng một trình tự cho vay sao tiến độ bỏ vốn phù hợp với tiến độ thi công xây lắp và việc điều hành vốn của Ngân hàng.

Thẩm định hiệu quả tài chính của dự án đầu tư

Hiệu quả tài chính DAĐT được đánh giá thông qua các phương pháp phân tích tài chính trên cơ sở dòng tiền của dự án. Dòng tiền của một dự án được hiểu là các khoản chi và thu được kỳ vọng xuất hiện tại các mốc thời gian khác nhau trong suốt chu kỳ của dự án. Khi lấy toàn bộ khoản tiền thu được trừ đi khoản tiền chi ra thì chúng ta sẽ xác định được dòng tiền ròng tại các mốc thời gian khác nhau. Quá trình xác định dòng tiền ròng hàng năm dựa trên lợi nhuận sau thuế, khấu hao, lãi vay và những khoản mục điều chỉnh khác khi có sự khác biệt trong cơ cấu đầu tư tài trợ cho dự án. Nếu sai lầm trong việc xác định các dòng tiền có thể dẫn đến tính toán và thẩm định hiệu quả tài chính dự án không có ý nghĩa thực tế nữa. Do đó đứng trên góc độ là Ngân hàng khi xác định dòng tiền còn lưu ý một số vấn đề sau:

- Cơ cấu vốn tài trợ cho dự án: Như đã phân tích ở trên, cơ cấu vốn tài trợ cho dự án có ảnh hưởng đến việc xác định dòng tiền hoạt động mỗi năm của dự án.

Một dự án có thể được tài trợ bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, do đó dòng tiền sẽ được điều chỉnh để phù hợp với mỗi phương thức tài trợ.

- Lãi suất chiết khấu được lựa chọn là thực hay danh nghĩa: Lãi suất thực là lãi suất dự án danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát dự kiến. Việc lựa chọn lãi suất hay

13

dự án nghĩa không thành vấn đề miễn là đảm bảo nguyên tắc nhất quán: Lãi suất chiết khấu thực áp dụng đối với dòng tiền thực, lãi suất chiết khấu dự án nghĩa áp dụng đối với dòng tiền dự án nghĩa.

- Lựa chọn phương pháp tính khấu hao: Việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao sẽ ảnh hưởng tới quy mô dòng tiền mỗi năm.

- Rủi ro: Trong quá trình thẩm định tài chính dự án, chúng ta cần phải xem xét và phân tích cẩn trọng rủi ro đối với dự án. Rủi ro bao gồm rất nhiều loại và chúng đều tác động tới kết quả của việc xác định dòng tiền dự tính cho dự án.

- Những ưu đãi đầu tư của chính phủ - Thuế thu nhập doanh nghiệp

- Các phương pháp tính toán tài chính được sử dụng trong thẩm định hiệu quả tài chính bao gồm 1 số phương pháp tính sau:

+ Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV) + Phương pháp tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) + Chỉ số doanh thu (PI)

+ Thời gian hoàn vốn (PP) PP giá trị hiện tại ròng (NPV):

Khái niệm: NPV (Net present value) – giá trị hiện tại ròng – là chênh lệch giữa tổng giá trị của các dóng tiền thu được trong từng năm thực hiện với vốn đầu tư bỏ ra được hiện tại hóa ở mốc 0. NPV có thể mang giá trị dương, âm hoặc bằng không. Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất trong thẩm định tài chính dự án.

Cách xác định:

𝑵𝑷𝑽 = ∑ 𝑪𝑭𝒕 (𝒊 + 𝒌)𝒕

𝒏

𝒕=𝟎

Trong đó:

CFt: Dòng tiền ròng năm thứ t K: Lãi suất chiết khấu

14

n: Số năm thực hiện dự án

Ý nghĩa chỉ tiêu: NPV phản ánh giá trị tang them cho chủ đầu tư. NPV mang gia trị dương nghĩa là việc thực hiện dự án sẽ tạo ra giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư, hay nói cách khác, dự án không những bù đắp vốn đầu tư bỏ ra, còn tạo ra lợi nhuận;

không những thế, lợi nhuận này còn được xem xét trên cơ sở giá trị thời gian của tiền, Ngược lại, nếu NPV âm có nghĩa là dự án không bù đắp vốn đầu tư, đem lại thua lỗ cho chủ đầu tư.

Tiêu chuẩn lựa chọn dự án:

- Nếu NPV<0: dự án bị từ chối

- Nếu NPV=0: tùy vào vị trí và mục đích khác (xã hội. môi trường…) để lựa chọn.

- Nếu NPV>0:

+ Nếu đó là các dự án độc lập thì tất cả được lựa chọn.

+ Nếu đó là các dự án thuộc loại xung khắc thì dự án nào có NPV lớn nhất sẽ được lựa chọn.

Ưu điểm:

- Tính đến giá trị thời gian của tiền.

- Cho biết lợi nhuận của DAĐT và giúp chủ đầu tư tối đa hóa lợi nhuận.

Nhược điểm:

- NPV không cho biết khả năng sinh lợi bằng tỷ lệ phần tram nên không thuận tiện cho việc so sánh cơ hội đầu tư.

- NPV không quan tâm đến sự khác biệt về thời gian hoạt động của các dự án nên việc lựa chọn dự án có NPV lớn nhất không được chính xác.

- NPV dung chung một lãi suất chiết khấu cho tất cả các năm hoạt động của dự án nhưng tỷ lệ chiết khấu luôn thay đổi theo sự thay đổi của các yếu tố kinh tế - xã hội.

- Không thấy được giá trị lợi ích thu được từ một đồng vốn đầu tư.

15

- Phương pháp NPV khó tính toán vì đòi hỏi phải xác định chính xác chi phí vốn.

Phương pháp tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR)

Khái niệm: Tỷ lệ hoanh vốn nội bộ là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại ròng của dự án bằng không.

Cách xác định:

𝑰𝑹𝑹 = 𝒌𝟏 + 𝑵𝑷𝑽𝟏(𝒌𝟐− 𝒌𝟏)

|𝑵𝑷𝑽𝟏| + |𝑵𝑷𝑽𝟐| Trong đó:

k1: lãi suất chiết khấu ứng với NPV1 dương gần tới 0 k2: lãi suất chiết khấu ứng với NPV2 âm gần với 0

NPV1: Giá trị hiện tại ròng ứng với lãi suất chiết khấu k1 NPV2: Giá trị hiện tại ròng ứng với lãi suất chiết khấu k2.

Ý nghĩa chỉ tiêu: IRR phản ánh khả năng sinh lợi của dự án, chưa tính đến chi phí cơ hội của vốn đầu tư, tức nếu như chiết khấu các luồng tiền theo IRR, NPV sẽ bằng đầu tư ban đầu. Hay nói cách khác, nếu chi phí vốn bằng IRR dự án sẽ không tạo thêm được giá trị hay không có lãi.

Tiêu chuẩn lựa chọn dự án:

Gọi r là chi phí sử dụng vốn bình quân của dự án.

- Nếu IRR < r: dự án bị loại.

- Nếu IRR = r: dự án được lựa chọn hay bị loại tùy thuộc vào yêu cầu khác (giải quyết việc làm, cải tạo môi trường…).

- Nếu IRR > r:

+ Nếu đó là dự án độc lập: tất cả được lựa chọn,

16

+ Nếu đó là các dự án thuộc loại xung khắc: dự án nào có IRR lớn nhất sẽ được lựa chọn.

Ưu điểm:

- Có tính đến giá trị thời gian của tiền.

- Phương pháp IRR có biết khả năng sinh lợi của dự án tính bằng tỷ lệ phần tram vì vậy thuận tiện cho việc so sánh các cơ hội đầu tư.

Nhược điểm:

- IRR có thể cho kết quả sai lệch nếu có hai hoặc nhiều dự án loại trừ nhau đem so sánh vì IRR không xét đến quy mô DAĐT

- Do không tính toán trên cơ sở chi phí vốn của dự án, phương pháp IRR có thể dẫn đến nhận định sai về khả năng sinh lợi của dự án.

- Phương pháp IRR có thể mâu thuẫn với pháp NPV khi chi phí vốn thay đổi.

- Phương pháp IRR có thể gặp vấn đề đa giá trị.

Phương pháp chỉ số doanh lợi (PI)

Khái niệm: Chỉ số doanh lợi là chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi của dự án, tính bằng tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương lai chia cho vốn đầu tư bỏ ra ban đầu.

Cách xác định:

𝑷𝑰 =

∑ 𝑪𝑭𝒕 (𝟏 + 𝒕)𝒕

𝒏𝒕=𝟏

𝑪𝑭𝟎

Ý nghĩa của chỉ tiêu: PI cho biết một đồng vốn đầu tư bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập. Thu nhập này chưa tính đến chi phí vốn đầu tư đã bỏ ra.

Tiêu chuẩn lựa chọn: PI càng cao thì dự án càng dễ được chấp nhận, nhưng tối thiểu phải bằng lãi chiết khấu.

Ưu điểm:

17

- Cho biết lợi nhuận hiện tại của một đồng vốn đầu tư vào dự án, so sánh được các dự án có quy mô vốn các nhau.

- Có mối quan hệ chặt chẽ với chi tiêu NPV, thường cùng đưa tới một quyết định, dễ hiểu, dễ diễn đạt.

Nhược điểm:

- Không quan tâm đến quy mô vốn, chưa chắc tổng lợi nhuận đã lớn nhất.

- Có thể không tối đa hóa lợi nhuận cho chủ đầu tư.

Phương pháp thời gian hoàn vốn (PP):

Khái niệm: Thời gian hoàn vốn là khoảng thời gian sao cho các khoản thu nhập từ dự án (khấu hao và lợi nhuận sau thuế) bù đắp vốn đầu tư vào dự án.

Cách xác định:

𝑷𝑷 = 𝒏 +𝑺ố 𝒗ố𝒏 đầ𝒖 𝒕ư 𝒄ò𝒏 𝒍ạ𝒊 𝒄ầ𝒏 đượ𝒄 𝒕𝒉𝒖 𝒉ồ𝒊 𝑫ò𝒏𝒈 𝒕𝒊ề𝒏 𝒏𝒈𝒂𝒚 𝒔𝒂𝒖 𝒎ố𝒄 𝒉𝒐à𝒏 𝒗ố𝒏

Ý nghĩa chỉ tiêu: PP phản ánh thời gian thu hồi vốn đầu tư vào dự án, nó cho biết sau bao lâu thì dự án thu hồi vốn đầu tư, do vậy, PP cho biết khả năng tạo thu nhập của dự án từ khi thực hiện cho đến khi thu hồi đủ vốn.

Tiêu chuẩn lựa chọn: Chấp nhận dự án khi PP của dự án nhỏ hơn hoặc bằng PP tiêu chuẩn.

Ưu điểm:

- Dễ làm, dễ áp dụng. Nó áp dụng cho các dự án nhỏ.

- Có cái nhìn tương đối chính xác về mức độ rủi ro của dự án, do đó chọn được những dự án có rủi ro thấp nhất.

- Không cần tính đến dòng tiền những năm sau năm thu hồi vốn, tránh lãng phí thời gian và chi phí.

- Sau thời gian hoàn vốn có thể tận dụng các cơ hội đầu tư khác có lợi hơn.

Nhược điểm:

18

- Không tính tới giá trị thời gian của tiền.

- Không chú ý tới các dự án có tính chất chiến lược, dự án dài hạn.

- Yếu tố rủi ro của các luồng tiền trong tương lai không được xem xét.

Thẩm định kế hoạch trả nợ của dự án

Kế hoạch trả nợ của dự án được xây dựng trên cơ sở nguồn vốn và điều kiện vay nợ của từng nguồn. Nó được chủ đầu tư đưa ra trong giai đoạn lập dự án, khi mà nhiều điều kiện vay trả nợ cụ thể chưa được khẳng định còn mang tính chủ quan dựa trên những dự định. Ngân hàng khi thẩm định sẽ xem xét tính hợp lý của kế hoạch trả nợ này trên cơ sở phân tích dòng tiền thu của dự án. Nguồn thu của dự án phải đảm bảo phù hợp với kế hoạch trả nợ ngân hàng. Tính toán các chỉ tiêu nhằm đưa ra kỳ hạn cũng như việc thu hồi khoản nợ sao cho không lớn hơn thời hạn tồn tại của dự án. Trên cơ sở đó hai bên thỏa thuận nguồn trả nợ, hình thức trả nợ, lãi suất cho vay, thời hạn vay, thời gian ân hạn, kỳ hạn nợ…

Thẩm định tình hình tài chính chủ đầu tư

Phân tích tỉ lệ tài chính là một trong nhiều phương pháp có thể được sử dụng hỗ trợ cho công tác phân tích và tìm hiểm các báo cáo tài chính của khách hàng trong quá trình đánh giá tín dụng.

Tỉ lệ là một chỉ số toán học so sánh một yếu tố với một yếu tố khác. Tỷ lệ được lập bởi việc tập hợp hai số liệu hoặc nhóm số liệu, tạo ra một mối quan hệ nào đó. Sự tăng hay giảm của các con số tỷ lệ được tạo ra từ các số liệu mà ta thấy từ bảng tổng kết tài sản, từ các tài liệu kế toán khác, trong một vài năm (quý) sẽ cho thấy các xu hướng. Xu hướng nghịch không thuận lợi sẽ giúp cho việc tìm hiểu, kiểm tra phải được thực hiện theo phương hướng nào để rồi khuyến nghị khách hàng tiến hành các biện pháp điều chỉnh đảm bảo cho việc kinh doanh liên tục có lãi và đảm bảo khả năng trả nợ cuả khách hàng, việc phân tích các xu hướng của tỷ lệ tài chính chủ yếu sẽ giúp ngân hàng nắm bắt sâu sắc tình hình nội tại của khách hàng.

19

Để có cái nhìn toàn diện, tổng thể hơn về tình hình tài chính và tính khả thi của dự án thì bên cạnh việc thẩm định tình hình tài chính của dự án. Ngân hàng còn phải thẩm định khía cạnh tài chính của chủ dự án. Để phân tích tình hình tài chính của chủ dự án các ngân hàng thường dử dụng các chỉ số tài chính. Thông qua phân tích các tỷ số tài chính của doanh nghiệp Ngân hàng có thể đánh giá khá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các tỷ số tài chính được thiết lập để đo lường những đặc điểm cụ thể về tình trạng và hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Chúng có thể được phân chia thành các loại như sau:

- Các tỷ số về khả năng thanh khoản.

- Các tỷ số về khả năng hoạt động.

- Các tỷ số về khả năng cân đối vốn.

- Các tỷ số về khả năng sinh lãi.

Các tỷ số về khả năng thanh toán: Đây là các chỉ tiêu phản ánh khả năng doanh nghiệp có thể thanh toán nợ cho các chủ nợ (cả gốc và lãi)

Có hai tỷ số thanh khoản quan trọng nhất là tỷ số về khả năng thanh khoản tổng quát và khả năng thanh khoản nhanh.

Khả năng thanh toán ngắn hạn

𝑲𝒉ả 𝒏ă𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒐á𝒏 𝒏𝒈ắ𝒏 𝒉ạ𝒏 =𝑻à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒏𝒈ắ𝒏 𝒉ạ𝒏 𝑵ợ 𝒏𝒈ắ𝒏 𝒉ạ𝒏

Hệ số này thể hiện mức độ bảo đảm của tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ, do đó doanh nghiệp phải dùng tài sản thực có của mình để thanh toán bằng cách chuyển đổi một bộ phận tài sản thành tiền. Trong tổng số tài sản mà hiện doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng và sở hữu, chỉ có tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển đổi thành tiền để thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ. Tính hợp lý của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, tuy nhiên để đảm bảo khả năng thanh toán, tỷ lệ này lớn hơn hoặc bằng 1, nếu không đảm bảo khả năng này, doanh nghiệp có thể bị nguy hiểm.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 22 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)