Kết quả thẩm định dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 65 - 73)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI

2.3. MINH HỌA QUA CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN “XÂY DỰNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN NẬM KHẨU HU ”

2.3.3. Kết quả thẩm định dự án đầu tư

Theo báo cáo thẩm định của BIDV Điện Biên về dự án Nậm Khẩu Hu:

“Trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi yêu cầu phát triển ngành Năng Lượng để tạo tiền đề phát triển kinh tế và các ngành khác. Hiện nay nền kinh tế của đất nước đang phát triển nhanh chóng trên các lĩnh vực dẫn đến nhu cầu năng lượng cũng tăng lên nhanh chóng, trong đó nhu cầu sử dụng điện rất cao.

Việc xây dựng các dự án nguồn điện đang được chính phủ khuyến khích đầu tư để đáp ứng nhu cầu sử dụng và phù hợp với quy hoạch chiến lược phát triển ngành điện.

Hiện nay Đảng và nhà nước đang thực hiện chủ trương phát triển kinh tế miền núi, trung du nhằm mục tiêu khai thác, sử dụng các tiềm năm sẵn có nhất là tài nguyên nước đang là vấn đề cấp thiết cho phát triển kinh tế khu vực và ổn định đời sống của nhân dân các dân tộc miền núi.

Xây dựng dự án thủy điện Nậm Khẩu Hu sẽ mang lại các lợi ích sau đây:

- Đáp ứng một phần nhu cầu điện năng đang ngày một tăng nhanh của tỉnh Điện Biên và khu vực.

- Cung cấp điện năng cho lưới điện ở vùng sâu vùng xa, cải tạo chất lượng điện vốn đang rất thấp ở khu vực dự án.

- Khai thác nguồn thủy năng của hệ thống lưới sông để phục vụ phát triển dân sinh kinh tế.

54

- Tăng thu nhập ngân sách cho tỉnh Điện Biên và mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.”

2.3.3.2. Về thị trường và khả năng tiêu thụ SP đầu ra của dự án

Trong báo cáo thẩm định dự án Nậm Khẩu Hu của BIDV Điện Biên khi phân tích về khía cạnh thị trường, CBTĐ chỉ ra rằng:

“Thuỷ điện Nậm Khẩu Hu khai thác trữ năng của suối Nậm Khẩu Hu (là nhánh cấp 1 của sông Nậm Rốm) có công suất lắp máy 3MW, sản lượng điện được đưa lên đường dây 110KV khoảng 12,98 triệu KWh/năm, bổ sung công suất và điện năng cho phụ tải tỉnh Điện Biên, lưới điện quốc gia, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện trong giai đoạn 2015-2020 và các năm tiếp theo.

Ngoài ra, việc xây dựng thủy điện Nậm Khẩu Hu có ý nghĩa hết sức quan trọng khi thủy điện hoàn thành sẽ cụ thể hóa tiềm năng kinh tế lỹ thuật, nguồn thủy năng phong phú của địa phương trong việc khai thác tổng hợp nguồn tài nguyên nước, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015-2020, góp phần vào chiến lược phát triển chúng của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh và đất nước”

2.3.3.3. Về khả năng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào và các yếu tố đầu vào khác

Với dự án nhà máy thuỷ điện Nậm Khẩu Hu, để thuận tiện kiểm tra, giám sát chất lượng, Công ty cổ phần Trường Thịnh đã quyết định thực hiện dự án theo phương thức giao thầu. Đơn vị nhà thầu sẽ đảm nhiệm công tác thi công xây lắp, thiết kế cho công trình.

Nhà máy cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ khoảng 10km theo đường quốc lộ 12, tình hình giao thông thuận lợi. Do đó việc cung cấp, vận chuyển vật tư, vật liệu và thiết bị cho công trình rất thuận tiện.

- Đối với phần xây lắp gồm các vật liệu chính:

+ Cát cho bê tông, đá dăm, đá hộc, gỗ để gia công cốt pha và các loại vật tư, vật liệu khác được mua tại TP Điện Biên Phủ vận chuyển theo đường bộ.

55

+ Đá hộc, đá dăm được mua tại mỏ đá Tây Trang vận chuyển bằng đường bộ đến công trình cự ly vận chuyển 45 – 46 km.

+ Các vật liệu khác như xi măng, sắt thép, thuốc nổ và các loại vật tư khác được mua tại thành phố Điện Biên Phủ vận chuyển thẳng về công trình.

- Đối với phần thiết bị công trình:

+ Thiết bị đồng bộ: mua trong nước và nước ngoài.

+ Máy biến thế mua trong nước.

+ Thiết bị chế tạo: bao gồm các thiết bị đóng mở, đường ống, cần trục … sẽ thiết kế và chế tạo ở các nhà máy cơ khí trong nước.

2.3.3.4. Về kỹ thuật của dự án

Địa điểm đầu tư:

Dự án xây dựng tại xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Công trình cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ khoảng 10km theo đường quốc lộ 12.

Suối Nậm Khẩu Hu là nhánh cấp 1 của sông Nậm Rốm, chiều dài dòng chính khoảng 29,9 km, diện tích lưu vực công trình tính đến tuyến công trình là 61Km2. Vị trí dự kiến xây dựng công trình thuộc xã Thanh Nưa cách ngã ba Nậm Khẩu Hu – Nậm Rốm khoảng 2 Km.

Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án (có phụ lục đính kèm)

Công nghệ, dây chuyền thiết bị

Toàn bộ thiết bị của công trình Nậm Khẩu Hu, chủ đầu tư dự kiến nhập từ Ấn Độ, bao gồm: Thiết bị cơ khí thủy lực, thiết bị cơ khí thủy công, thiết bị điện.

Quy mô, giải pháp xây dựng

Công trình thủy điện Nậm Khẩu Hu là công trình thuỷ điện kiểu đường dẫn, công suất lắp máy của phương án chọn (tuyến I đập tràn tự do) là 3 MW - gồm 2 tổ máy.

Tóm tắt DAĐT xây dựng công trình phần thủy lợi:

56

- Cụm công trình đầu mối:

Tuyến công trình: Tuyến đập 1.

Cụm công trình này có nhiệm vụ tạo cột nước giữ nước, điều tiết nước cho nhu cầu tưới, sinh hoạt, phát điện và xả lũ đảm bảo an toàn cho công trình và hạ dụ. Các công trình tại đây bao gồm:

+ Hồ chứa nước: MNDBT 751,0m, mực nước chết 731,0m, mực nước trước lũ 746.34m.

+ Đập dâng: Đập đất nhiều khối đặt trên nền đá, cao độ đỉnh 755.3m, dài 226.62m

Đền bù, di dân tái định cư, môi trường, phòng cháy chữa cháy Đánh giá được nêu trong báo cáo thẩm định như sau:

“Di dân tái định cư: Khu vực lòng hồ với MNDBT, MNDGC làm ngập diện tích sản xuất của gia đình, cá nhân. Nội dung điều tra, đánh giá thiệt hại về nhà ở, tài sản, vật kiến trúc. Đất ở, đất nông nghiệp, lâm nghiệp. Rừng, cây trồng, vật nuôi.

Các công trình công cộng kiến trúc khác của tập thể, đơn vị vũ trang, hộ gia đình, cá nhân.

Phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định canh, định cư:

- Bao gồm bồi thường các loại đất trồng lúa nước, đất trồng cây lâu năm, đất ở theo giá đất khai hoang bồi thường theo đơn giá của UBND tỉnh Điện Biên.

- Bồi thường các công trình công cộng, vật kiến trúc: Cải tạo các đoạn đường dân sinh, mộ, các vật kiến trúc tôn giáo khác sẽ bồi thường chi phí làm lễ để đồng bào di chuyển đi nơi khác.”

2.3.3.5. Về việc tổ chức, quản lý thực hiện dự án

Đội ngũ thành viên Công ty CP Trường Thịnh – Chủ đầu tư là những người có trình độ chuyên môn, am hiểu về lĩnh vực QLDA, trước đây đã có kinh nghiệm QLDA thuỷ điện sẽ trực tiếp tổ chức và quản lý thực hiện dự án.

57

2.3.3.6. Về tổng vốn đầu tư và phương án nguồn vốn

- DA có tổng mức đầu tư là 67.030 triệu đồng (bao gồm cả VAT) - Công suất: 3MW

- Nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án:

Năm xây dựng 1 2

Tỷ lệ giải ngân vốn (%) 30 70

- Nguồn vốn đầu tư dự án:

+ Vay BIDV Điện Biên: 46.030 triệu đồng + Vốn tự có: 21.000 triệu đồng.

Vốn tự có tham gia vào dự án cụ thể như sau:

Ông Trần Quốc Hùng tham gia 15.000 triệu đồng tương đương 71,4% tổng vốn tự có. Hình thức góp vốn: sổ tiết kiệm mang tên ông Trần Quốc Hùng tại BIDV Điện Biên với tổng giá trị: 9.000 triệu đồng; Sổ tiết kiệm mang tên Bà Nguyễn Thanh Huyền (vợ ông Trần Quốc Hùng) giá trị 6.000 triệu đồng.

Công ty cổ phần Trường Thịnh tham gia vào dự án 6.000 triệu đồng tương đương 28,6% tổng vốn tự có. Hình thức góp vốn bằng vốn chủ sở hữu của Công ty, lợi nhuận sau thuế và toàn bộ tài sản bảo đảm cho Công ty đang thế chấp tại BIDV Điện Biên.

Hình thức góp vốn Công ty cam kết góp tiến độ cụ thể như sau:

Đơn vị: Triệu đồng

THÀNH VIÊN GÓP

VỐN

VỐN GÓP ĐỢT 1 (Từ 05/11/2015 đến

05/07/2016 )

VỐN GÓP ĐỢT 2 (Từ 05/07/2016 đến

05/03/2017 )

VỐN GÓP ĐỢT 3 (Từ 05/03/2016 đến

05/11/2017 )

TỔNG CỘNG

58

Ông Trần

Quốc Hùng 6.000 3.000 6.000 15.000

CTCP Trường

Thịnh 2.000 2.000 2.000 6.000

Tổng cộng 8.000 5.000 8.000 21.000

Nguồn: Hồ sơ dự án Nậm Khẩu Hu 2.3.3.7. Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án

Phương án cơ sở

- Các yếu tố giả định được tóm tắt như sau:

+ DA có vòng đời là 25 năm.

+ Lãi suất tiền vay áp dụng theo thông báo của BIDV Điện Biên tại thời điểm tính hiệu quả dự án là 11%/năm.

+ Thời gian vay: 10 năm (ân hạn: 2 năm,trả nợ: 8 năm).

+ Giá bán điện bình quân tạm tính là 966 đồng/KWh

+ Điện lượng bình quân của nhà máy tính trung bình hàng tháng Eo là:

12,98 triệu KWh.

+ Các giả định khác: (chi tiết ở phụ lục đính kèm)

- Kết quả tính toán về hiệu quả tài chính như sau: (chi tiết ở phụ lục đính kèm) + NPV (TIP) = 16.578 triệu đồng; IRR (TIP) = 12.87%.

+ NPV (EPV) = 37.550 triệu đồng; IRR (EPV) = 16.33%.

Phân tích độ nhạy

Thực hiện với 4 thông số chính, gồm: Tổng mức đầu tư, Chi phí hoạt động, Giá bán điện khởi điểm bình quân và điện lượng hàng năm. Kết quả phân tích cho thấy:

59

- Khi tổng mức đầu tư thay đổi: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tổng mức đầu tư giảm xuống 10%, NPV của dự án vẫn đạt hiệu quả tài chính (NPV>0) và tăng đến 20% thì NPV vẫn đạt giá trị dương. Điều này phản ánh hiệu quả tài chính của dự án sẽ ít bị ảnh hưởng từ việc thay đổi tổng vốn đầu tư.

Bảng 2.3: Phân tích độ nhạy khả năng tăng giảm tổng vốn đầu tư

1000 USD 60,327 67,030 71,729 77,085 80,436

Tăng/giảm 0.00% -10.00% 0.00% 7.01% 15.00% 20.00%

NPV - TIP 16,578 16,578 16,578 16,578 16,578 16,578 IRR - TIP 12.9% 12.87% 12.87% 12.87% 12.87% 12.87%

NPV - EPV 37,550 37,550 37,550 37,550 37,550 37,550 IRR - EPV 16.3% 16.33% 16.33% 16.33% 16.33% 16.33%

Thời gian trả

nợ 8 8.176 8.176 8.176 8.176 8.176

-Khi chi phí hoạt động thay đổi: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, thì chi phí hoạt động tăng lên 6,5% hay giảm xuống 20% thì NPV của dự án vẫn đạt giá trị dương, dự án vẫn đạt hiệu quả tài chính. Chi phí hoạt động hàng năm của DA thủy điện vừa và nhỏ là không nhiều và khó có thể xảy ra những biến động lớn. Do vậy, hiệu quả tài chính của DA khá an toàn với mức biến động chi phí hoạt động hàng năm.

Bảng 2.4: Phân tích độ nhạy khả năng tăng giảm chi phí hoạt động

PA cơ sở 0.00% -20.00% 0.36% 4.21% 6.32% 6.50%

NPV - TIP 16,578 18,630 16,541 16,145 15,929 15,911 IRR - TIP 12.87% 13.24% 12.86% 12.79% 12.75% 12.75%

60

NPV - EPV 37,550 38,910 37,526 37,264 37,120 37,108 IRR - EPV 16.33% 16.55% 16.32% 16.28% 16.26% 16.25%

Thời gian trả

nợ 8 7.217 8.18 8.176 8.177 8.177

- Khi giá bán điện thay đổi: Khi giá bán điện tăng lên 10% thì NPV>0 và khi giảm xuống 15% NPV vẫn đạt giá trị dương, dự án vẫn đạt hiệu quả tài chính. Vì vậy, khả năng tăng giảm giá bán điện không ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả tài chính của DA.

Bảng 2.5: Phân tích độ nhạy khả năng tăng giảm giá bán điện

PA cơ sở uscent 17,850.00 19,170.32 19,754.31 20,929.33 23,100.00 -15.00% -8.71% -5.93% -0.34% 10.00%

NPV - TIP 16,578 16,578 16,578 16,578 16,578 16,578 IRR - TIP 12.87% 12.87% 12.87% 12.87% 12.87% 12.87%

NPV - EPV 37,550 37,550 37,550 37,550 37,550 37,550 IRR - EPV 16.33% 16.33% 16.33% 16.33% 16.33% 16.33%

Thời gian trả

nợ 8 8.176 8.176 8.176 8.176 8.176

- Khi điện lượng thay đổi: Hiệu quả tài chính của DA khá vững trước sự thay đổi của điện lượng. Với điện lượng E0 giảm 20% so với giả định thì các chỉ tiêu NPV, IRR vẫn đảm bảo; thời gian trả nợ không quá 8 năm. Tuy nhiên, điện lượng hàng năm của dự án thủy điện phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nước, yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát của con người.

Bảng 2.6: Phân tích độ nhạy khả năng tăng giảm điện lượng

61

PA cơ sở Tăng/giảm 10 12 12 13 14

-19.91% -8.87% -6.05% -0.34% 10.00%

NPV - TIP 16,578 16,578 16,578 16,578 16,578 16,578 IRR - TIP 12.87% 12.87% 12.87% 12.87% 12.87% 12.87%

NPV - EPV 37,550 37,550 37,550 37,550 37,550 37,550 IRR - EPV 16.33% 16.33% 16.33% 16.33% 16.33% 16.33%

Thời gian trả

nợ 8 8.176 8.176 8.176 8.176 8.176

Qua phân tích, có thể thấy với các yếu tố chính thay đổi và thay đổi với biên độ khá lớn thì dự án vẫn đạt hiệu quả tài chính và vẫn đảm bảo khả năng có lãi (NPV>0).

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 65 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)