CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ
3.2.3. Giải pháp về nhóm nghiệp vụ thẩm định tài chính dự án
Với việc hoàn thành và đưa vào sử dụng quy trình thẩm định mới, đã khắc phục được một số hạn chế của quy trình cũ như chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ,… Quy trình mới đã đảm bảo cho việc thẩm định tài chính dự án diễn ra chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, mặc dù quy trình lại có một hạn chế đó là làm cho thời gian thẩm định sẽ diễn ra dài hơn khi hồ sơ phải qua ít nhất hai phòng đó là phòng KHDN và QTRR.
Như vậy, nếu bị tắc hay chậm trễ ở khâu nào thì rất dễ gây ảnh hưởng đến tiến độ, hiệu quả thực hiện dự án và khả năng trả nợ của dự án.
3.2.3.2. Nội dung thẩm định
Thẩm định tài chính của dự án được đánh giá là khâu quan trọng nhất, khi mà các kết quả tình toán các chỉ tiêu về hiệu quả tài chính trong khâu thẩm định tài chính được coi là căn cứ chính để ngân hàng đưa ra những ý kiến đề xuất về quyết định tín dụng. Vì vậy, việc hoàn thiện nội dung trong khâu thẩm định tài chính dự án là công việc quan trọng để ngân hàng phòng ngừa được rủi ro từ hoạt động tín dụng, qua đó nâng cao được hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Để thực hiện được công tác thẩm định tài chính dự án tốt, nên:
• Thẩm định kỹ về về tổng mức vốn đầu tư và tính khả thi của phương án huy động vốn của DAĐT, CBTĐ nên:
71
+ Tham khảo số liệu từ các dự án khác cùng loại (phân theo loại công trình: Dân dụng, thủy lợi, kỹ thuật đô thị…)
+ Xem xét thời gian doanh nghiệp hoàn thiện được các thủ tục pháp lý liên quan (giấy phép đầu tư, HĐ giao/thuê đất, GCN quyền sử dụng đất…)
+ Kế hoạch sử dụng vốn lưu động ròng của doanh nghiệp (lưu ý tới kế hoạch đầu tư của khách hàng) để đánh giá khả năng phân bổ nguồn vốn này tài trợ cho dự án đang thẩm định.
• Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án
DAĐT là tốt, có tính khả thi cao, rủi ro thấp thường được đi kèm với những doanh nghiệp có tài chính ổn định. Nguồn trả nợ từ HĐKD ngoài dự án là một nguồn thu quan trọng khi doanh nghiệp khi nguồn thu chính không đủ điều kiện trả nợ. Vì vậy, CBTĐ cần:
- Lập bảng thông số: Chi tiết đối với từng nhóm thông số:
+ Tổng mức đầu tư: Đơn vị tính phải được xác định chính xác, tránh nhầm lẫn.
Trong trường hợp có liên quan đến ngoại tệ thì phải xác định tỷ giá ở 1 cell độc lập để có thể điều chỉnh và khảo sát độ nhạy trong trường hợp cần thiết. Tổng mức đầu tư phải được xác định mức trước thuế và sau thuế, và có khảo sát độ nhạy đối với giá trị sau thuế.
+ Cơ cấu vốn: Thông thường được xác định theo tỷ lệ quy định của BIDV đối với từng loại hình dự án.
+ Chi phí vốn: bao gồm chi phí lãi vay và tỷ suất lợi nhuận của Chủ đầu tư kỳ vọng. Từ đó xác định lãi suất chiết khấu. Trong điều kiện có biến động lớn về lãi suất vay vốn thì phải thực hiện khảo sát độ nhạy đối với yếu tố này.
+ Thông tin về khấu hao: có thể theo PP đường thẳng hoặc theo đặc thù từng loại tài sản, thiết bị của dự án.
+ Thông tin đầu vào: Xác định cụ thể từng loại chi phí theo định mức thực tế, hạn chế việc tính toán theo tỷ lệ Doanh thu.
72
+ Thông tin đầu ra: xác định doanh thu trên công suất khả dụng của dây chuyển thiết bị và khả năng tiêu thụ của dự án. Trong một số dự án, công suất hoạt động của dự án vào thời gian cuối của vòng đời dự án được xác định ở mức tối đa là không hợp lý.
- Xây dựng lịch đầu tư
+ Việc xác định nhu cầu vốn trong thời gian đầu tư phải dựa trên nhu cầu thực tế theo tiến độ thực hiện dự án. Từ lịch đầu tư, cán bộ xác định tiến độ huy động vốn, qua đó xác định được nhu cầu vay vốn, thời hạn rút vốn và lãi vay trong thời gian đầu tư.
+ Nếu lịch đầu tư tương đối dài thì cần phải tính đến yếu tố trượt giá, thay đổi tỷ giá và khả năng góp vốn của Chủ đầu tư.
- Xác định kết quả kinh doanh:
+ Trên cơ sở tổng hợp các thông tin từ các bảng tính trên, tính toán kết quả HĐKD của dự án.
- Phân tích độ nhạy.
Thẩm định tài chính DA có vai trò rất quan trọng công tác cho vay. Tuy nhiên, những khía cạnh khác như: thị trường; công nghệ kỹ thuật; tổ chức, thực hiện dự án…
cũng có vai trò nhất định trong hiệu quả của DA và liên quan phần nào đến việc thẩm định tài chính của dự án.
3.2.3.3. Phương pháp thẩm định
CBTĐ cần phải nắm được những ưu, nhược điểm của các phương pháp thẩm định, từ đó linh hoạt trong việc lựa chọn, áp dụng phương pháp nào cho phù hợp và hiệu quả.
- Phương pháp so sánh đối chiếu rất hiệu quả trong việc thẩm định tính đầy đủ và pháp lý của hồ sơ dự án xem đủ hay không đủ hoặc đúng hay sai.
73
- Phương pháp phân tích tình huống giúp CBTĐ dễ dàng nhận định được rủi ro của dự án. Tuy nhiên việc tập hợp các số liệu để đưa ra các biến cố còn có những sai sót.
- Phương pháp độ nhạy được đánh giá là phương pháp có độ phân tích rủi ro chính xác hơn cả và được sử dụng phổ biến hơn. CBTĐ có thể phân tích 1 chiều hay 2 hai chiều tác động của những nhân tố chính ảnh hưởng đến dự án, từ đó có cái nhìn tốt hơn để đánh giá.