ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 74 - 79)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI

2.4. ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU

2.4.1. Những kêt quả đạt được

2.4.1.1. Về nội dung, quy trình, phương pháp thẩm định

Quy trình thẩm định ngày càng được hoàn thiện hơn. Chi nhánh xây dựng được quy trình thẩm định khá chặt chẽ, mạch lạc, phân công và quy rõ trách nhiệm cho từng cá nhân, từng phòng ban từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng, thẩm định dự án, thẩm định rủi ro tới lập tờ trình thẩm định. Bên cạnh đó tại chi nhánh đã có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban để đảm bảo không bị chồng chéo trách nhiệm, giúp quá trình thẩm định diễn ra nhanh chóng và có hiệu quả.

Chi nhánh thực hiện xem xét, đánh giá đầy đủ những nội dung TĐDA theo quy định của Hội sở chính. CBTĐ đã tiến hành đánh giá đầy đủ các nội dung cần thiết:

thẩm định tổng mức vốn đầu tư, các chỉ tiêu tài chính,.. đồng thời kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích hiện đại bằng các chỉ tiêu như NPV, IRR để tăng mức độ chính xác trong nghiệp vụ. Trong quá trình thẩm định, CBTD tại chi nhánh đã áp dụng linh hoạt các nội dung và phương pháp hợp lý, tùy theo từng khách hàng và điều kiện thực tế, lược bỏ một số nội dung nếu không phù hợp hoặc bổ sung thêm những nội dung nếu cần thiết, để đảm bảo các đánh giá phải chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí thẩm định.

2.4.1.2. Về công tác quản lý, điều hành hoạt động thẩm định Công tác quản lý và điều hành hoạt động đã có sự đổi mới:

- Đội ngũ cán bộ tại chi nhánh còn khá trẻ, thiếu kinh nghiệm, tuy nhiên cũng đang từng ngày bồi dưỡng hoàn thiện chuyên môn.

63

- Thẩm định khá kỹ các dự án trung và dài hạn, đặc biệt là các chỉ tiêu về hiệu quả tài chính, doanh thu – chi phí, lợi nhuận của dự án. Ngoài ra, chi nhánh đã tách bạch các khâu thẩm định và xét duyệt nên đã tạo tính khách quan và chặt chẽ hơn.

2.4.1.3. Về trang thiết bị, công nghệ phục vụ cho công tác TĐDA đầu tư

Các trang thiết bị hỗ trợ công tác thẩm định tại chi nhánh khá đầy đủ như:

ứng dụng phần mềm của Microsoft Word, Excel, boxchat nội bộ,...được kết nối mạng nội bộ đã hỗ trợ được cho việc soạn thảo hồ sơ, lưu trữ vào trao đổi thông tin, tính toán các chỉ tiêu tài chính, phân tích rủi ro của DAĐT.

Như vậy, chính nhờ những kết quả này mà trong những năm gần đây chất lượng của công tác TĐDA đã được cải thiện đáng kể, đạt được nhiều thành tích và mang lại lợi nhuận cho Chi nhánh. Cụ thể, số lượng dự án thẩm định liên tục tăng được phản ánh qua tốc độ tăng trưởng dư nợ hàng năm của Chi nhánh (dư nợ tín dụng cuối kỳ năm 2019 tăng 17,55% so với năm 2018).

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân 2.4.2.1. Những hạn chế

Hoạt động TĐDA tại chi nhánh cần mang chủ động hơn. Chi nhánh không chủ động tìm đến những KH mới có khả năng khai thác, mà chủ yếu là khách hàng – doanh nghiệp mang dự án đến xin vay vốn và sau khi thẩm định thì chi nhánh mới quyết định cho vay hay không. Với điều kiện sử dụng nguồn thông tin về dự án còn hạn chế, độ tin cậy chưa cao cùng với những áp lực về thời gian và số lượng nhân sự mà sự kiểm nghiệm lại thông tin đôi khi là chưa được hoàn thiện, không có định hướng cụ thể làm cho việc thẩm định vừa thiếu thời gian mà không đem lại hiệu quả cao.

Trong phân tích dự án, việc tính toán sản lượng, công suất hoạt động, giá thành để xác định doanh thu - chi phí hàng năm của DA còn thiếu chính xác và còn nhiều nhận định chủ quan của CBTĐ, chưa đánh giá đúng, kỹ lưỡng và cẩn thận được mức độ ổn định của các chi phí đầu vào và đầu ra trước những biến động của các yếu tố như lạm phát, chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước…

64

Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của DA mới chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu còn cơ bản như: NPV, IRR, nhiều chỉ tiêu còn chưa được xem xét kỹ lưỡng, còn mang tính thời điểm nên chưa thực sự sát với thực tế. Các phương pháp được sử dụng truyền thống và khá dễ thực hiện nên CBTĐ còn theo lối mòn tư duy mà chưa có sáng tạo, nhạy bén nên những khuyết điểm nhỏ là dễ xảy ra. Có những DA, do ảnh hưởng của yếu tố tâm lý, CBTĐ chỉ coi trọng đến tài sản thế chấp mà không quan tâm đánh giá đến tính khả thi của dự án, gây ra những rủi ro về sau.

2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế đó

Những nguyên nhân chủ quan

- Do năng lực thẩm định của cán bộ còn nhiều hạn chế. Do đội ngũ cán bộ còn khá trẻ nên kinh nghiệm là hạn chế, cơ hội tham gia các dự án còn chưa nhiều, tính cọ xát chưa cao nên còn lúng túng khi gặp những dự án lớn hơn. CBTĐ là người trực tiếp xem xét, phân tích, đánh giá về các khía cạnh của DA để đề xuất các quyết định đầu tư lên cấp trên. Với những ngành nghề đặc thù, đòi hỏi CBTĐ cần có những hiểu biết rộng về cả chuyên môn và kiến thức để khái quát nhất về dự án mình quản lý. Còn tồn tại tâm lý chủ quan, một số CBTĐ cho rằng những KH đã có giao dịch tại chi nhánh thì không cần giám sát chặt chẽ, quyết định cho vay chỉ dựa vào thông tin trình bày của khách hàng mà không cần quan tâm đến thực tế làm thiếu tính xác thực từ đó có thể dẫn đến sai sót.

Chi nhánh hiện chưa có nhiều chương trình đào tạo và phát triển tổng thể cho đội ngũ CBTĐ, việc đào tạo không thường xuyên và liên tục, chưa có những định hướng và chính sách cụ thể khuyến khích cán bộ tự nghiên cứu, nâng cao trình độ.

- Công tác thu nhập thông tin và xử lý thông tin chưa hoàn chỉnh.

Trong công tác TĐDA, thông tin về dự án là vấn đề rất quan trọng. Tuy nhiên, những thông tin phòng ngừa rủi ro từ phía Ngân hàng nhà nước Việt Nam và chi nhánh đều rất đơn sơ, thiếu thông tin, thiếu độ tin cậy.

Thông tin CBTĐ có được chủ yếu cho chủ đầu tư cung cấp. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu vay được vốn từ ngân hàng, các chủ doanh nghiệp sẵn sàng đưa ra

65

những số liệu không chính xác, đưa ra những số liệu phản ánh sai lệch thực trạng sản xuất kinh doanh thực tế. Việc làm này của các chủ đầu tư đã gây khó khăn cho ngân hàng nói chung và CBTĐ nói riêng trong việc xử lý thông tin, từ đó khó khăn hơn trong việc nhận định và phòng ngừa rủi ro, làm cho việc hoàn thiện công tác thẩm định DA trở nên khó khăn hơn.

- Cơ sở vật chất phục vụ công tác thẩm định còn thiếu thốn

Hiện nay, mặc dù chi nhánh đã rất chú trọng phát triển công nghệ và hiện đại hóa, triển khai kế hoạch nâng cấp và bảo trì hệ thống mạng, cơ sở phát triển sản phẩm dịch vụ mới. Tuy nhiên, CBTĐ vẫn sử dụng phần mềm của Microsoft mà chưa có phần mềm riêng biệt trên máy để tính toán, nên mất nhiều thời gian.

Nguyên nhân khách quan

- Do trình độ chủ đầu tư còn hạn chế nên nhiều dự án được lập rất sơ sài, thiếu nhiều giấy tờ, văn bản trong hồ sơ xin vay vốn, nhiều nội dung cần thiết của dự án chưa được tìm hiểu và nghiên cứu đầy đủ, gây khó khăn cho CBTĐ trong việc thu thập thông tin, xác định tính chính xác các nội dung cần phân tích.

- Do sự cạnh tranh của các NHTM trên địa bàn tỉnh, dẫn đến sựu cạnh tranh về khách hàng.

- Hệ thống pháp luật trong nước, cơ chế thị trường còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, nhất quán. Các văn bản pháp lý, chế độ, chính sách quy định về nghiệp vụ ngân hàng…đặc biệt là môi trường pháp lý cho hoạt động thẩm định tài chính đã được ban hành và thay đổi thường xuyên song chưa theo kịp với sự phát triển của kinh tế, gây khó khăn cho CBTĐ khi phải liên tục cập nhật các chế độ, chính sách và xử lý các thông tin, số liệu theo đúng yêu cầu của các văn bản pháp luật.

- Môi trường Kinh tế – Xã hội luôn thay đổi, tuy nhiên CBTĐ lại chưa nhạy bén trong việc cập nhật những thay đổi này. Việc Chính phủ có những thay đổi trong chính sách kinh tế đã ảnh hưởng đến những yếu tố đầu vào trực tiếp của công tác thẩm định DAĐT ở Ngân hàng.

66

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trước khi đi vào phân tích và đánh giá chất lượng công tác thẩm định tài chính DAĐT tại BIDV Điện Biên, chương 2 đã làm rõ các đặc điểm chính trong kết quả HĐKD cũng như nêu lên thực trạng của công tác thẩm định tài chính của chi nhánh trong thời gian qua. Từ đó, chương 2 tiếp tục nêu ra những thành tựu, những tồn tại, là cơ sở, nền tảng cho việc đề ra các biện pháp khắc phục những hạn chế tại BIDV Điện Biên.

67

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)