MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 86 - 91)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Đối với Nhà nước và các bộ ngành liên quan 3.3.1.1. Đối với Nhà nước

- Cần tránh việc thay đổi quá thường xuyên gây ra những xáo trộn trong công tác thẩm định tại các NHTM, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động. Thay vào đó, Chính phủ cần có chính sách phát triển kinh tế hợp lý, phù hợp, đảm bảo nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, phục vụ muc tiêu phát triển nền kinh tế, nâng cao hiệu quả HĐKD của ngân hàng.

- Hoàn thiện khung pháp lý về các hoạt động kinh tế, từ đó các NHTM cũng có cơ sở để thực hiện và nâng cao chất lượng TĐDA và thẩm định tài chính dự án,

- Cần có những chính sách kiểm tra, giám sát tính minh bạch về năng lực tài chính của các chủ đầu tư tạo nguồn thông tin đầy đủ cho công tác thẩm định và thẩm định tài chính của các NHTM.

- Tách biệt rõ ràng chức năng của Nhà nước và các NHTM, về phía Nhà nước, không nên can thiệp quá nhiều vào công tác nghiệp vụ của ngân hàng. Vì vậy, cần phát huy tính chủ động của các NHTM về chuyên môn nghiệp vụ của mình.

3.3.1.2. Đối với các bộ ngành liên quan

Khi Nhà nước công bố tổng thể phát triển kinh tế là cơ sở để các bộ ngành đưa ra những định hướng trong việc phát triển lĩnh vực của mình. Những văn bản phê duyệt của ban ngành liên quan là thước đo giúp CBTĐ đưa ra những quyết định của mình.

Các bộ ngành chủ quản: Bộ Tài chính, Bộ Công thương,… cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc thẩm định và phê duyệt dự án, đặc biệt là các dự án lớn.

Từ đó, tạo được nguồn thông tin tin cậy cho các ngân hàng với quyết định đầu tư của mình. Cần loại bỏ những dự án không phù hợp, không hợp pháp với tổng thể phát triển

75

của các bộ ban ngành, từ đó loại bỏ được những khâu rườm rà trong công tác thẩm định tại Ngân hàng.

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

Theo quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN “Về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng” về giới hạn cho vay như sau: “Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có cuả tổ chức tín dụng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì các tổ chức tín dụng cho vay hợp vốn theo quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam.” Quy định này đã tạo ra những ảnh hưởng tới hoạt động cho vay trung dài hạn của các Ngân hàng, từ đó làm hạn chế hoạt động sinh lời lớn của các NHTM.

Ngoài trung tâm tín dụng CIC giúp các NHTM kiểm tra thông tin tín dụng của khách hàng thì NHNN nên xem xét việc thành lập những trung tâm mua bán thông tin mua bán để các đơn vị phát huy trách nhiệm về thông tin cung cấp, từ đó tăng tính chính xác trong thông tin cho CBTĐ.

Cần có những buổi hội thảo quốc tế để trao đổi kinh nghiệm giữa các quốc gia về các kỹ thuật, phương pháp thực hiện, tiến tới hiện đại hóa bộ máy, quy trình thẩm định.

Nghiêm túc trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động của NHTM trong hoạt động thẩm định tài chính. Có những quy định và chế tài nghiêm khác để xử lý những trường hợp cố tình vi phạm.

3.3.3. Đối với Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam

Từ những chính sách của Nhà nước, Các bộ ban ngành và NHNN thi BIDV cần có sự đồng bộ quản lý từ các cấp hội sở xuống chi nhánh, các công văn và văn bản phải rõ ràng. Cần tách bạch trong việc quản lý, điều hành của các cán bộ, quy định rõ nhiệm

76

vụ, trách nhiệm của tùng người. Làm đúng vai trò, bổn phận của mính cũng là góp phần xây dựng hệ thống BIDV vững mạnh.

Có những biện pháp xây dựng và tăng cường quản lý hệ thống thông tin của riêng mình. Bên cạnh đó, tiến hành tập huấn thường xuyên cho cán bộ về công tác sử dụng thông tin hiệu quả.

Ngân hàng nên chủ động tiếp cận các doanh nghiệp, dự án để giới thiệu về sản phẩm, cũng như những ưu đãi dành cho đối tượng đặc biệt đó. Qua đó, Ngân hàng nên có đội ngũ Marketing hiệu quả, cập nhật xu hướng chung của xã hội, từ đó đưa ra những phương thức, nội dung quảng cáo, tiếp thị ưu việt nhất tới khách hàng. Cập nhật đầy đủ kịp thời những thông tin về lãi suất, về chương trình ưu đãi tới KH của BIDV.

Nâng cao hệ thống CNTT trong công tác thẩm định, thay vì những khâu thủ tục rườm rà giấy tờ, Ngân hàng có thể xây dựng, cập nhật những phần mềm phù hợp, để cán bộ có thể tác nghiệp, tiết kiệm thời gian và chi phí lâu dài về sau cho ngân hàng.

3.3.4. Đối với khách hàng vay vốn

Khách hàng là những người cung cấp thông tin trực tiếp bước đầu cho ngân hàng, vì vậy tính chính xác về thông tin được cung cấp là vô cùng quan trọng trong hoạt động thẩm định. Vì vậy, khách hàng nên chú ý đến một số vấn đề khi cung cấp thông tin như sau:

- Tìm hiểu và thực hiện đầy đủ quy trình, thủ tục TĐDA của NH xin vay vốn.

Nghiêm túc thực hiện các quy định về chuẩn mực kế toán, kiểm toán, minh bạch và chính xác thông tin, tạo điều kiện cho quá trình TĐDA tại Ngân hàng, làm hạn chế sai sót và rủi ro cho khách hàng và Ngân hàng.

- Cần trung thực trong việc cung cấp số liệu tài chính cho Ngân hàng, tránh tình trạng lừa đảo , làm giả số liệu hồ sơ hòng chiến đoạt vốn của Ngân hàng. Đồng thời, việc khách hàng khai báo chính xác thông tin, tổ chức quản lý cũng giúp cho công tác thẩm định dễ dàng, thực hiện nhanh chóng hơn.

77

- Khách hàng nên chủ động tiếp cận tới những sản phẩm dịch vụ mới tại Ngân hàng, chuẩn bị đầy đủ tài liệu quy định trong trình tự, thủ tục yêu cầu. Qua đó nâng cao uy tín, lòng tin giữa Ngân hàng với khách hàng, tạo mối quan hệ gắn bó lâu dài và hiệu quả.

78

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 đã nêu ra những định hướng phát triển của BIDV Điện Biên trong giai đoạn tới. Qua nội dung chương 3, tác giả cũng đã đưa ra những giải pháp để Chi nhánh có thể khắc phục làm nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính. Và cuối cùng, để cho các giải pháp được thiết thực nhất tác giả đã trình bày những kiến nghị với Nhà nước, NHNN, khách hàng vay vốn để góp phần hoàn thiện trong hoạt động thẩm định tài chính tại BIDV Điện Biên.

79

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)