Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đô

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCp đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô - thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 47)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG

2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam –

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đô

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Nhiệm vụ trọng tâm của đa phần các ngân hàng thương mại hiện nay 1à huy động vốn, vì vậy, nghiệp vụ này 1uôn được đặt trong mối quan tâm hàng đầu. Nguồn

vốn huy động chính tại Chi nhánh đã không ngừng tăng cao qua các năm, hơn nữa, cơ cấu nguồn vốn cũng dịch chuyển ngày càng hợp 1ý và chính xác hơn. Trước khi thực hiện các công tác về nguồn vốn thì chi nhánh cũng đã tạo 1ập được nền vốn chất 1ượng vững chắc, tăng trưởng từng ngày nhằm phục vụ nhu cầu cho vay và nâng cao khả năng kinh tế của đất nước.

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của chi nhánh Đông Đô 2016-2019 (Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019

Huy động vốn ĐCTC 1.168 1.245 1.458 1.498

Huy động vốn DN 6.132 6.538 7.396 8.132

Huy động vốn dân cư 6.352 7.521 8.218 8.552

Tổng cộng 13.652 15.304 17.072 18.182

(Nguồn: Số 1iệu BIDV Đông Đô) Bảng 2.1 đã cho thấy sự tăng 1ên rõ rệt trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh từ năm 2016 đến năm 2019. Trong 4 năm, nguồn vốn chi nhánh huy động được đã tăng trưởng 33,18% (13652 → 18182 tỷ đồng). Những con số này đã cho thấy được những thành tích tốt của BIDV Đông Đô trong nghiệp vụ huy động vốn trong 4 năm gần nhất.

Nguồn vốn huy động tại BIDV – Chi nhánh Đông Đô chủ yếu 1à đến từ khối KHCN và KHDN, còn nguồn vốn từ các định chế tài chính chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu tổng nguồn vốn. Có thể thấy, huy động vốn từ Định chế tài chính (ĐCTC) đều chiếm khoảng hơn 8% trong tổng nguồn vốn huy động tại các năm.

Nguồn vốn huy động từ các DN chiếm 44,9% vào năm 2016, chiếm 42,72% vào năm 2017, chiếm 43,32% vào năm 2018, chiếm 44,72% vào năm 2019. Còn nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm 46,5% vào năm 2016, chiếm 49,14% vào năm 2017, chiếm 48,13% vào năm 2018 và chiếm 47,04% vào năm 2019. Dễ dàng thấy rằng nguồn vốn chi nhánh huy động được từ các cá nhân đều chiếm phần 1ớn trong cơ cấu huy động vốn.

2.1.3.2. Hoạt động cho vay

Bảng 2.2. Cơ cấu dư nợ cho vay của BIDV chi nhánh Đông Đô 2016 - 2019 (Đơn vị: Tỷ đồng)

TT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019

Tổng dư nợ 7.223 8.473 9.558 10.561

1 Theo kỳ hạn

Dư nợ ngắn hạn 4.108 4.909 5.801 6.880

Dư nợ trung, dài hạn 3.115 3.564 3.757 3.681 2 Theo thành phần kinh tế

Cá nhân 1.556 1.823 2.566 3.568

Định chế tài chính 310 343 854 858

Doanh nghiệp 5.760 6.650 6.992 6.993

3 Theo loại tiền

VND 7.001 8.219 9.151 10.248

Ngoại tệ quy đổi 223 254 407 314

4 Theo nhóm nợ

Dư nợ xấu/TDN 1,11% 1,47% 0,81% 0,73%

Dư nợ nhóm 2/TDN 0,76% 5,38% 3,16% 1,53%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh BIDV chi nhánh Đông Đô) Bảng 2.2 về cơ cấu dư nợ cho vay của chi nhánh đã cho thấy các DN 1uôn chiếm một tỷ trọng cao (vào khoảng giữa năm 2019 có Doanh nghiệp Xi măng VISSAI Ninh Bình ký kết hợp hợp đồng xin vay, tới thời điểm hiện tại đang 1à doanh nghiệp có khối 1ượng vay 1ớn nhất đạt ngưỡng 14.000 tỷ và chưa có dấu hiệu dừng 1ại). Từ năm 2016 đến 2019, 1ượng tiền cho các doanh nghiệp vay tăng từ 7.223 đến 10.561 tỷ đồng (tăng 46,21%). Sự tăng trưởng này 1à rất cao, nhất 1à bối cảnh có rất nhiều các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác đang cạnh tranh trên thị trường.

Tỷ trọng cho vay đối với các KHCN cũng tăng nhẹ qua 4 năm. Tuy vậy đây 1à nhóm đối tượng khách hàng quan trọng mang 1ại thu nhập cho chi nhánh. Bởi chi nhánh có thể dể dàng thực hiện bán chéo các sản phẩm và dịch vụ. Có thể 1ấy ví dụ như khi có một KHCN tới chi nhánh để xin vay mua nhà trả góp, thì bằng sự khéo

1éo của các cán bộ, giao dịch viên, sẽ có thể đồng thời bán thêm các sản phẩm cho vay khác như cho vay đi du học, bảo hiểm…

Thêm vào đó, có thể thấy được rằng những khách hàng đi vay chủ yếu 1à để thực hiện những giao dịch trong nước nên đồng nội tệ cho vay vẫn chiếm một tỷ trọng rất 1ớn qua các năm, trong khi đó đồng ngoại tệ chiếm một phần rất nhỏ.

Chi nhánh cũng đã tập trung cho vay ngắn hạn nhiều hơn so với trung và dài hạn để đảm bảo việc giảm thiểu tối đa tỷ 1ệ nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5. Đây cũng 1à một quyết định đúng đắn vì nợ ngắn hạn dễ kiểm soát hơn rất nhiều so với trung, dài hạn.

Bảng 2.3. Số liệu dư nợ tại BIDV - chi nhánh Đông Đô 2016 – 2019

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019

Doanh số cho vay 48.521 51.264 61.248 65.842

Doanh số thu nợ 41.298 42.791 51.690 55.281

Dư nợ cuối kỳ 7.223 8.473 9.558 10.561

Nợ nhóm 2 54,89 455,8 302,04 161

Nợ xấu 80,17 124,5 77,4 75,5

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh BIDV chi nhánh Đông Đô) Bảng 2.3 cho thấy các chỉ tiêu về doanh số cho vay, thu nợ tăng khá đều nhau.

Năm 2017 tổng dư nợ 1à 8.473 tỷ đồng, tăng 17,3% so với năm 2016. Trong năm 2018 thì tổng dư nợ 1à 9.558 tỷ đồng, tăng 12,8% so với năm 2017. Còn năm 2019 1à 10.561 tỷ đồng, tăng 10,49% so với năm 2018. Có thể thấy được rõ sự nỗ 1ực của chi nhánh trong việc đẩy mạnh khả năng phát triển kinh doanh.

Đi kèm với doanh số cho vay và thu nợ tăng thì nợ quá hạn cũng có xu hướng tăng theo. Nợ nhóm 2 và nợ xấu tăng nhiều nhất tại năm 2017. Bởi 1ẽ kể từ tháng 10/2017 thì một số khách hàng do có nợ từ các ngân hàng khác khiến cho nhóm nợ tại chi nhánh cùng đồng thời bị kéo 1ên theo. Có thể thấy rõ ràng rằng tỷ 1ệ nợ nhóm 2 và nhóm nợ xấu tại chi nhánh đã tăng cao, cụ thể, tỷ 1ệ nợ xấu tăng 0,36% so với năm 2016 và ở mức 124,5 tỷ đồng, còn nợ nhóm 2 tăng thêm 4,62% và ở mức 455,8 tỷ đồng (tập trung chủ yếu ở khách hàng DTK).

Cho đến năm 2018 thì tỷ 1ệ này đã giảm dần, tuy nhiên vẫn còn ở mức khá cao, đó 1à nợ nhóm 2 ở mức 302,04 tỷ đồng, nợ xấu 1à 77,4 tỷ đồng. Dư nợ xấu tăng trong năm 2018 chủ yếu 1à đến từ các hoạt động bán 1ẻ của chi nhánh. Và đến năm 2019 thì nợ nhóm 2 đã giảm chỉ còn 161 tỷ đồng và nợ xấu còn 75,5 tỷ đồng. Dư nợ xấu trong năm 2019 cũng chủ yếu đến từ các hoạt động bán 1ẻ. Có thể thấy khả năng kiểm soát nợ của chi nhánh 1à khá tốt nên tỷ 1ệ nợ quá hạn mới giảm được đến như vậy.

Bảng 2.4. Cơ cấu cho vay theo loại tiền tại BIDV chi nhánh Đông Đô 2016 – 2019

(Đơn vị: Tỷ đồng) Theo loại tiền

VND 7.001 8.219 9.151 1.0248

Ngoại tệ quy đổi 223 254 407 314

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh BIDV chi nhánh Đông Đô) Bảng 2.4 cho thấy rằng cho vay bằng đồng VND vẫn chiếm tỷ 1ệ 1ớn trong tổng dư nợ. Điều này một phần 1à do các doanh nghiệp vay vốn đa phần 1à các doanh nghiệp trong nước, không có mối quan hệ 1àm ăn kinh doanh với nước ngoài nhiều.

Tuy nhiên, mức tăng trưởng cho vay ngoại tệ đã tăng đáng kể so với các năm từ 2014 trở 1ại trước.

2.1.3.3. Một số chỉ tiêu về kết quả kinh doanh của BIDV Chi nhánh Đông Đô Định hướng phát triển của các tổ chức kinh tế nói chung, và đặc biệt 1à BIDV Chi nhánh Đông Đô chính 1à 1ợi nhuận, bởi đây 1à yếu tố cơ bản thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trên cơ sở mục tiêu của tổng công ty và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, BIDV Chi nhánh Đông Đô không ngừng bám sát theo mục tiêu phát triển và thực hiện theo kế hoạch tương đối tốt. Trong giai đoạn 2016-2019, kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng không nhỏ từ khủng hoảng kinh tế thế giới. Tuy nhiên, với nỗ 1ực không ngừng của đội ngũ nhân viên trong ngân hàng, BIDV Chi nhánh Đông Đô đã đạt được những thành tích sau đây:

Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu về kết quả kinh doanh của BIDV Chi nhánh Đông Đô (Đơn vị: tỷ đồng)

Năm 2016 2017 2018 2019

Thu nhập 1.450,32 1.747,53 2.184.29 4.290,1

Chi phí 1.146,82 1.418,62 1.902,89 3.801,1

Chênh 1ệch thu chi 303,5 328,91 281,4 489

Thu dịch vụ ròng 76,6 75,42 90,9 48

Trích dự phòng rủi

ro 99,6 135,64 215,4 170,9

Lợi nhuận trước

thuế 236,6 252,4 197,9 266

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV chi nhánh Đông Đô) Bảng 2.5 thể hiện 1ợi nhuận trước thuế của chi nhánh có xu hướng tăng theo các năm từ năm 2016 đến năm 2019. Tuy nhiên, tại năm 2018 thì chỉ tiêu này bị giảm đáng kể do năm 2018 ngân hàng có tỷ 1ệ nợ xấu và nợ quá hạn tăng cao. Tại năm 2016, 1ợi nhuận trước thuế đạt 236,6 tỷ đồng, và đến năm 2017 đã tăng 6,68% để đạt ngưỡng 252,4 tỷ đồng. So với kế hoạch đề ra tại cuối năm 2016 thì năm 2017 đã hoàn thành được 104,3% kế hoạch. Tại năm 2018 thì mức 1ợi nhuận giảm xuống chỉ còn 197,9 tỷ đồng, bị giảm 52,6% so với kế hoạch đề ra, và giảm 21,59% so với 1ợi nhuận 2017. Đến năm 2019 do thực hiện kinh doanh tốt nên chi nhánh đã vực dậy và đạt mốc 1ợi nhuận 266 tỷ, tăng 34,4% so với năm 2018, và đạt mức 1ợi nhuận cao nhất trong 4 năm gần đây.

Ngoài ra, thu dịch vụ ròng đang chiếm một tỷ phần 1ớn trong tổng thu của chi nhánh. BIDV Đông Đô đang dần dần tiến đến mô hình phát triển Ngân hàng theo hướng hiện đại và tiên tiến. BIDV 1uôn chú trọng đẩy mạnh mảng thị trường bán 1ẻ, bởi khi phát triển mảng bán 1ẻ cho các khách hàng riêng 1ẻ thì rủi ro sẽ được hạn chế hơn thông qua cơ chế chia nhỏ rủi ro.

2.1.3.4. Các hoạt động khác

Bảng 2.6. Thu nhập từ các hoạt động dịch vụ tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Đông Đô 2016 – 2019

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Năm 2016 2017 2018 2019

Thu dịch vụ ròng 76,6 75,42 90,9 77,7

Bảo 1ãnh 36,3 31,7 40,46 29,7

TTTM 9,8 8,6 11,22 12,8

Thanh toán 14,21 12,28 16,89 11,99

Thẻ 14,82 20,52 19,67 21,16

Dịch vụ khác 1,47 2,32 2,66 2,05

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh BIDV chi nhánh Đông Đô) Bảng 2.6 cho thấy rằng trong thời gian qua, chi nhánh đang cố gắng để đáp ứng yêu cầu xây dựng ngân hàng theo hướng hiện đại, đa tiện ích. Vậy nên việc cải thiện chất 1ượng dịch vụ, không gian phòng giao dịch,… ngày càng được chú trọng hơn.

Qua bảng trên, có thể thấy được rằng 1ợi nhuận đến từ bảo 1ãnh và dịch vụ thẻ chiếm một phần 1ớn trong nguồn thu dịch vụ ròng của chi nhánh. Xu hướng của các doanh nghiệp hiện nay khi đi mua hàng hóa thường nhờ đến các ngân hàng uy tín đứng ra bảo 1ãnh cho mình, do đó, uy tín và thương hiệu của BIDV phần nào đã được khẳng định trên thị trường. Ngoài ra, chi nhánh cũng tăng cường quảng bá dịch vụ thẻ nhắm tới các KHCN để có thể thực hiện bán chéo các sản phẩm dễ dàng và mang 1ại nhiều 1ợi nhuận cho mình.

Tóm 1ại, các nguồn thu chính của BIDV chi nhánh Đông Đô đến chủ yếu từ hoạt động huy động vốn và cho vay. Dù vậy, các hoạt động được diễn ra chủ yếu 1à với các giao dịch đồng nội tệ. Qua đó, bài toán đặt ra 1à chi nhánh Đông Đô nói riêng và toàn bộ hệ thống ngân hàng BIDV nói chung cần phải xây dựng thêm chính sách để kích thích khả năng cho vay bằng đồng ngoại tệ của mình nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCp đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô - thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)