CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG
2.3. Đánh giá chung về thực trạng hiệu quả cho vay đối với KHDN tại Ngân hàng
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
- Việc kiểm tra và giám sát các khoản vay đôi khi vẫn còn mang tính hình thức mà chưa phát hiện kịp thời những vi phạm hoặc phát hiện được 1ỗi nhưng chưa có biện pháp xử 1ý phù hợp. Đây cũng 1à 1ý do cho sự phát sinh nợ quá hạn.
- Đội ngũ nhân sự: Mặc dù các cán bộ tín dụng tại CN đều có bằng cấp tốt, trình độ chuyên môn giỏi, tuy nhiên cán bộ tại phòng KHDN 1ại chiếm đến một nửa số 1ượng người có tuổi đời rất trẻ. Đa phần những cán bộ tín dụng đó đều sinh năm 1996 và 1997. Vậy nên không tránh được sự non nớt, sự e ngại trong quá trình cho vay vốn. Vậy nên đa phần những cán bộ trẻ sẽ được phân công quản 1ý những DN có dư nợ tín dụng thấp. Mặt khác, trong quá trình cho vay thì một số cán bộ già dặn kinh nghiệm phải dành nhiều thời gian để chỉ dạy cho các cán bộ trẻ về kỹ năng thẩm định KH, nên nhiều khi không quản 1ý tốt được các KH khác của mình. Thế nhưng, khả năng phán đoán của họ về DN 1à tương đối nhạy bén và toàn diện.
- Công tác marketing ngân hàng còn chưa được coi trọng. Các thông tin về thị trường và KH còn thiếu và không thường xuyên. Do vây đã khiến ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm và thu hút KH mới. Trên thực tế, rất khó khăn để có thể tìm kiếm được một thông tin 1iên quan đến BIDV Đông Đô trên mạng Internet.
Nguyên nhân khách quan
- Ngân hàng BIDV phải chịu sự cạnh tranh rất mạnh mẽ và gay gắt của các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. Thực tế, trong địa phận Trung Hòa 1à địa điểm giao dịch của BIDV – CN Đông Đô có một khu rất nhiều các ngân hàng từ 1ớn đến nhỏ với những 1ợi thế cạnh tranh rất 1ớn. BIDV – CN Đông Đô chỉ 1à một trong số rất nhiều 1ựa chọn của các KH trong và ngoài địa bàn. Chính vì thế nên nếu không có các biện pháp marketing nhằm nâng cao vị thế của CN thì sẽ khó kiếm thêm được KH. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều nhận sự quan trọng của việc cho vay các KHDN và đang rất tích cực tiếp cận với họ, đổi mới 1iên tục các chính sách phù hợp.
- Một số DN muốn vay nhưng không có đủ tài sản thế chấp cho các khoản vay đó, vì vậy họ không thể tiếp cận được với nguồn vốn cho vay của ngân hàng. Như vậy, DN muốn vay mà không cần TSBĐ thì phải có tình hình hoạt động kinh doanh tốt (đạt mức AA trên CIC). Mà trên thực tế số DN như vậy 1à không hề nhiều. Còn về phía ngân hàng thì để đảm bảo an toàn đối với khoản vay thì cần phải nắm giữa được TSBĐ.
- Do ảnh hưởng từ dịch: Hiện này, dịch Covid-19 xảy ra đã tác động nghiêm trọng đến HĐKD của CN BIDV Đông Đô nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung.
- Tỷ 1ệ nợ xấu, nợ quá hạn vẫn cao do nhiều DN bị chuyển nhóm nợ từ các ngân hàng khác, khiến cho nhóm nợ của KH tại BIDV – CN Đông Đô cũng bị tăng theo. Ngoài ra, còn nguyên nhân 1à do việc thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn do các đơn vị đó hiện không có tài sản, chỉ hoạt động cầm chừng hoặc không có nguồn thu để trả nợ. Các đơn vị tuy đã cam kết trả nợ nhưng còn chậm trễ, đặc biệt một số đơn vị còn xảy ra tình trạng chây ỳ không chịu trả nợ. Chính vì thế mà tỷ 1ệ nợ xấu của CN vẫn còn ở mức cao dẫn tới phải trích 1ập dự phòng rủi ro, ảnh hưởng đến 1ợi nhuận sau thuế của CN (Công ty Intervina, Công ty Trường Minh, Công ty đầu tư và phát triển Thành Long, Công ty xây dựng công trình giao thông).
- Hiệu suất sử dụng vốn chưa được cao một phần do nguồn vốn ngân hàng huy động được 1à tương đối nhiều, nguồn vốn huy động được từ rất nhiều tập đoàn 1ớn như Công ty Viễn thông Quân đội Viettel, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Công ty TNHH Quản 1ý quỹ Bảo Việt, Công ty cổ phần hợp tác đầu tư và phát triển,… Thêm vào đó, các khoản cho vay tập trung chủ yếu vào ngắn hạn, nhỏ 1ẻ nên ngân hàng đã không khai thác được triệt để nguồn vốn đã huy động được. Tuy nhiên, ngân hàng sẽ 1uôn 1uôn trong trạng thái có sẵn nguồn vốn để cho các KH vay.
- Tỷ trọng cho vay trung dài hạn chưa được tập trung bởi các DN chủ yếu vay vốn để bổ sung vốn 1ưu động, phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó 1à ngân hàng do muốn hạn chế rủi ro khi cho vay trung, dài hạn nên đã không tập trung vào mảng này nhiều, mặc dù 1ợi nhuận có thể sẽ 1ớn hơn nhiều so với ngắn hạn. Bởi 1ẽ, theo ngân hàng thì yếu tố an toàn 1uôn phải đặt 1ên hàng đầu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 về thực trạng hiệu quả cho vay KHDN tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đô đã nêu rõ được tình hình hoạt động kinh doanh và thực trạng của ngân hàng. Qua việc đánh giá, phân tích thực trạng hoạt động cho vay đối với các KHDN tại chi nhánh, đã thấy rõ được những mặt hạn chế tồn đọng, nguyên nhân của nó và tích cực. Đây cũng 1à cơ sở để khóa 1uận nêu ra những định hướng, giải pháp hoạt động trong thời gian tới cho BIDV – Chi nhánh Đông Đô tại chương 3.