Các nghiên cứu thực nghiệm

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tài chính: Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam (Trang 20 - 23)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.2. Các nghiên cứu thực nghiệm

1.2.1. Các nghiên cứu trong nước

Nguyễn Thị Kim Lý (2012) trong luận án “Nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn của các DNNVV tại Thái Bình” đã hệ thống hóa lý luận về DNNVV, các điều kiện tiếp cận vốn của DNNVV trong nền kinh tế thị trường dựa trên cơ sở khảo sát, điều tra tình hình thực tế của DNNVV. Điểm nổi bật của công trình nghiên cứu này là bảng hỏi được thiết kế rất công phu dựa trên các nghiên cứu khá thành công trong việc nâng cao khả năng tiếp cận vốn cho DNNVV trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc. Nghiên cứu thực hiện khảo sát 200 DNNVV hoạt động tại tỉnh Thái Bình để lấy ý kiến trực tiếp từ chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý, kế toán trưởng của DNNVV về những thuận lợi hay khó khăn trong quá trình tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Từ kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ đáp ứng nhu cầu vốn của DNNVV chỉ dưới 60%, hình thức tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng chủ yếu là vay có tài sản đảm bảo (chiếm 97%), tiếp cận từ tín chấp hoặc bảo lãnh từ bên thứ 3 là hạn chế. Nghiên cứu nhận định việc các DNNVV tại Thái Bình khó tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng là do DNNVV không đáp ứng được 9 điều kiện cấp tín dụng của NHTM, do DNNVV yếu kém trong công tác xây dựng dự án, khả năng quản lý yếu kém, không quản lý được đồng vốn vay, sử dụng vốn sai mục đích, 45% DNNVV không đáp ứng được yêu cầu về báo cáo tài chính và các tài liệu liên quan khác. Đồng thời một phần cũng do lãi suất cho vay của ngân hàng tăng cao và tăng nhanh có thời điểm xấp xỉ tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp, doanh nghiệp không tiếp cận được vốn vì không đủ khả năng trả nợ. Qua đó nghiên cứu đã đề xuất 6 giải pháp giúp DNNVV đáp ứng được các điều kiện cấp tín dụng của ngân hàng, đề xuất các biện pháp từ phía ngân hàng như nâng tổng hạn mức tín dụng cho DNNVV, nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng…..

Song bên cạnh đó, nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế sau: nghiên cứu chỉ phân tích khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV phương diện đáp ứng các điều kiện cấp tín dụng mà chưa phân tích tổng thể toàn diện các yếu tố nội tại từ DNNVV và bên ngoài tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Nghiên cứu của Nghiêm Văn Bảy (2010) trong luận án “Các giải pháp tín dụng nhằm thúc đẩy phát triển DNNVV tại Việt Nam” đã làm rõ lý luận về tín dụng đối với sự phát triển của DNNVV trong nền kinh tế thị trường. Tác giả sử dụng phương

14

pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê nin đồng thời dựa trên cơ sở khảo sát, điều tra tình hình thực tế đã chỉ ra các hình thức huy động vốn của các DNNVV từ các nguồn tín dụng từ ngân hàng và tín dụng phi chính thức (các quỹ bảo lãnh, quỹ đầu tư vốn mạo hiểm, thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư). Nghiên cứu đã nhận định tín dụng ngân hàng có vai trò mạnh mẽ tới sự thành lập mới DNNVV đồng thời giúp cho DNNVV nâng cao khả năng thích ứng và tính năng động cao đối với những biến động của thị trường. Bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng góp phần tăng cường các mối quan hệ trong và ngoài DNNVV. Nhưng, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có tới 40% doanh nghiệp thiếu vốn là hạn chế khó khăn nhất với sự phát triển của doanh nghiệp. Song, số lượng DNNVV nộp hồ sơ vay vốn chỉ có 39% trong đó có tới 19% DNNVV gặp vấn đề về hồ sơ xin vay và bị từ chối cấp tín dụng còn lại đa phần DNNVV đi vay ngoài theo các mối quan hệ xã hội với lãi suất cao so với lãi suất của các ngân hàng. Từ những vấn đề đó tác giả đã đè xuất 6 biện pháp tín dụng thúc đẩy sự phát triển của DNNVV. Tuy nhiên, dựa vào kết quả đạt được của nghiên cứu, chúng ta có thể thấy tác giả chưa chỉ ra được chính bản thân nội tại của doanh nghiệp tại sao không được ngân hàng cấp tín dụng.

1.2.2. Các nghiên cứu nước ngoài

Khalid, H.A. & Kalsom, A.W. (2014) trong nghiên cứu “Financing of Small and Medium Enterprises (SMEs) in Libya: Determinants of Accessing Bank Loan”

đã hệ thống lại các yếu tố để một DNNVV quyết định vay vốn tín dụng ngân hàng:

chất lượng nguồn nhân lực, chiến lược kinh doanh, thông tin doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp. Tác giả sử dụng phương pháp điều tra, thống kê kết hợp cùng mô hình kinh tế lượng để phản ánh mức tác động của các yếu tố đến quyết định cấp tín dụng của ngân hàng. Số liệu của nghiên cứu được thu thập qua khảo sát 530 DNNVV trong tất cả các lĩnh vực. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quyết định vay vốn tín dụng của DNNVV chịu ảnh hưởng lớn từ quy mô của doanh nghiệp, trình độ của người quản lý doanh nghiệp, chiến lượng kinh doanh, tài sản đảm bảo và lãi suất ngân hàng. Nghiên cứu đã nhận định một DNNVV có quy mô kinh doanh nhỏ hơn quy mô công ty, người quản lý doanh nghiệp có trình độ với những phương án sản xuất kinh doanh khả thi sẽ có xác suất cao hơn để quyết định vay vốn ngân hàng. Đồng thời doanh nghiệp phải đối mặt về tài sản đảm bảo và lãi

15

suất khi quyết định vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu là chưa phân tích được các yếu tố từ chính phủ và ngân hàng đến quyết định vay vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.

Nghiên cứu “Credit provision by banks: a case study analysis of small businesses in South Africa” của Raphael N. Ngcobo (2017) đã chỉ ra mối quan hệ giữa quyết định vay vốn ngân hàng với thời gian hoạt động của DNNVV, kế hoạch kinh doanh, trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp, kinh nghiệm kinh doanh của chủ doanh nghiệp, tài sản đảm bảo và sự tăng trưởng của DNNVV. Tác giả sử dụng phương pháp điểu tra khảo sát trên 144 DNNVV và mô hình hồi quy để phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố tới quyết định vay vốn ngân hàng. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ DNNVV vay được vốn tín dụng ngân hàng chiếm 40,3%. Quyết định vay vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV không bị ảnh hưởng bởi thời gian hoạt động của doanh nghiệp và sự tăng trưởng của DNNVV. Nghiên cứu chỉ ra rằng những ông chủ doanh nghiệp có kinh nghiệm kinh doanh dưới 3 năm sẽ khó tiếp cận tin dụng ngân hàng, khả năng tiếp cận tín dụng sẽ cao hơn với những ông chủ doanh nghiệp có trình độ cao với những bản kế hoạch kinh doanh mạch lạc và khả thi. Song, nghiên cứu vẫn chưa phân tích rõ được những yếu tố dẫn đến khó tiếp cận vốn tín dụng đến từ ngân hàng.

1.2.3. Khoảng trống nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu tổng quan cho thấy, các nghiên cứu đã khái quát được hệ thống lý luận về DNNVV, khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV va đưa ra gải pháp để nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Ở mỗi nghiên cứu tác giả đi sâu vào nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tín dụng ngân hàng từ doanh nghiệp hoặc từ phía ngân hàng. Song vẫn chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về những tác động ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV Việt Nam giai đoạn 2014-2018. Chính vì vậy hướng nghiên cứu tiếp theo của khóa luận là: Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tài chính: Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)