Mức độ chủ động tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tài chính: Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam (Trang 34 - 39)

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV

3.2.2. Mức độ chủ động tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV

3.2.2.1. Khả năng lập phương án/kế hoạch kinh doanh

Trong từng giai đoạn phát triển của DNNVV, muốn đầu tư có hiệu quả, DNNVV cần phải xây dựng được những phương án/kế hoạch kinh doanh tốt, có tính khả thi cao. Song làm thế nào để có chất lượng tốt cho phương án/kế hoạch thì nó là một câu hỏi lớn cho chủ DNNVV? Đa số chủ doanh nghiệp chỉ mới ở giai đoạn hình thành ý tưởng, để hoàn thành một phương án/kế hoạch hoàn thiện thì chỉ có rất ít chiếm 9,09% tương đương 5 DNNVV. Số lượng DNNVV không đáp ứng được yêu cầu về phương án vay vốn là 30 DNVVV tương ứng với 54,55% trên tổng số doanh nghiệp được khảo sát.

31%

51%

18%

Dưới 2 năm Từ 2 đến 3 năm Trên 3 năm

28

Bảng 3.4: Khả năng lập phương án/kế hoạch kinh doanh đáp ứng nhu cầu của ngân hàng

Mức độ đồng tình

Hoàn toàn không đồng

ý

Không đồng ý

Bình

thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Số lượng

DNNVV 17 13 20 5 0

Nguồn: Điều tra khảo sát Hầu hết khi có nhu cầu vay vốn ngân hàng, DNNVV thường đi thuê các tổ chức để tư vấn hoặc một cá nhân bên ngoài lập dự án để nộp vào ngân hàng. Các DNNVV mới chỉ nhận thức được nhu cầu lập phương án để huy động vốn thiếu hụt chưa ý thức được rằng nếu có một phương án tốt thì giúp DNNVV đảm bảo được tài chính trả nợ ngân hàng và giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn. Vì không phải người lập phương án, nên trong quá trình triển khai sẽ gặp rất nhiều rủi ro, tỷ suất sinh lời không như ban đầu đề ra thậm chí là thua lỗ.

Như vậy, việc lập phương án/kế hoạch sản xuất kinh doanh của DNNVV đôi khi cũng chỉ là hình thức để đủ giấy tờ nộp hồ sơ vay vốn, nó không bám sát với thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Tính khả thi của phương án kế hoạch kinh doanh là tiêu chí để ngân hàng xác định nguồn trả nợ của DNNVV cho ngân hàng, nó quyết trực tiếp đến khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV. Với thực trạng 54,55%

DNNVV không lập được phương án/kế hoạch kinh doanh theo yêu cầu của ngân hàng dẫn đến khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV tương đối thấp.

3.2.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực

Các DNNVV ở nước ta chủ yếu phát triển từ hộ kinh doanh cá thể, làm ăn nhỏ lẻ manh mún, khi có luật hỗ trợ doanh nghiệp 2014 có hiệu lực khuyến khích chuyển đổi sang loại hình DNNVV thì hầu hết các hộ kinh doanh chuyển đổi thành lập doanh nghiệp và chủ hộ trở thành giám đốc. Đa số chủ DNNVV thường là kỹ sư, chuyên viên… vừa đứng ra sản xuất vừa quản lý nên trình độ chuyên môn quản lý doanh nghiệp không cao. Nhiều cán bộ DNNVV chưa lường trước được những biến động

29

thị trường, chưa có khả năng biến động giá cả,…nên các quyết định hay quản lý trong doanh nghiệp chỉ làm theo kinh nghiệm hoặc ý kiến chủ quan, những kiến thức về kế toán tài chính thường có được do kinh nghiệm. Trong số 55 DNNVV tham gia khảo sát, có tới 28 chủ DNNVV không hiểu về kế toán tài chính thường ủy thác cho nhân viên hành chính-kế toán của công ty chiếm 50,9%, tỷ lệ chủ DNNVV nắm vững kiến thức tài chính kế toán là 12,7% tương đương 7 chủ DNNVV.

Bảng 3.5: Trình độ chuyên môn về tài chính kế toán, quản lý….

Mức độ đồng tình

Hoàn toàn không đồng ý

Không đồng ý

Bình

thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

Số lượng

DNNVV 6 22 20 7 0

Tỷ lệ 10,9% 40% 36,36% 12,73% 0%

Nguồn: Điều tra khảo sát Nhu cầu học tập nâng cao trình độ của chủ DNNVV dường như chưa được đầu tư. Vì đa số chủ DNNVV vừa quản lý vừa thực hiện sản xuất kinh doanh nên bản thân họ không có nhiều thời gian và điều kiện để nâng cao trình độ, đây cũng là lý do lý giải vì sao chất lượng của các phương án/kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không được chú trọng và chính các ông chủ DNNVV cũng chưa giải thích được tại sao thay vì dùng vốn tự có thì nên dùng vốn vay ngân hàng, chỉ thực sự khi nào có nhu cầu cần vốn mới tiếp cận vốn ngân hàng của DNNVV.

Bên cạnh đó, đa số lao động của DNNVV là lao đông phổ thông, có trình độ chuyên môn và tay nghề thấp. Doanh nghiệp cũng chưa có chiến lược đào tạo phát triển nhân viên, lao động trong doanh nghiệp, thực trạng này sẽ cản trở sự phát triển của DNNVV.

Như vậy, trình độ chuyên môn về tài chính kế toán, tài chính …của chủ doanh nghiệp được khảo sát gần như không có, trình độ chuyên môn của chủ doanh nghiệp tác động trực tiếp đến công tác xây dựng phương án/kế hoạch kinh doanh có tính khả

30

thi. Với thực trạng về kiến thức của chủ DNNVV như trên có thể thấy khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV bị hạn chế rất nhiều.

3.2.2.3. Chất lượng báo cáo tài chính

Thông thường một DNNVV thường lập 3 báo cáo tài chính khác nhau, một báo cáo được lập theo hướng có lợi nhất cho doanh nghiệp để giảm thuế phải nộp cho ngân sách nhà nước, một báo cáo thể hiện tình hình tài chính lành mạnh, kết quả kinh doanh cao nhất để nộp cho ngân hàng xin vay vốn và một báo được sử dụng cho nội bộ phản ánh thực chất tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, thông tin tài chính được phổ biến ra bên ngoài chỉ mang tính chất hình thức không đúng với tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở đó cán bộ tín dụng ngân hàng sẽ phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp không chính xác. Điều này dẫn đến rủi ro tín dụng rất lớn, rất khó cho ngân hàng khi xem xét cấp tín dụng cho DNNVV.

Bên cạnh đó, do tính chất hoạt động đơn lẻ, chủ doanh nghiệp không được trang bị kiến thức cơ bản về tài chính kế toán, không chú trọng phát triển bộ phận kế toán nên việc chấp hành và tuân thủ chế độ kế toán ở các DNNVV thường thấp. Đa số DNNVV thường hạch toán theo quý, chỉ hạch toán kế toán trên chứng từ nên công tác kế toán dường như tách biệt với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Mặt khác, các báo cáo tài chính của DNNVV thường không được kiểm toán, trong số 55 DNNVV tham gia khảo sát không có báo cáo tài chính của doanh nghiệp nào được kiểm toán.

Với chất lượng báo cáo tài chính của DNNVV hiện nay, ngân hàng và doanh nghiệp xảy ra bất cân xứng thông tin, ngân hàng không đủ thông tin để đánh giá tình hình tài chính, khả năng trả nợ, khả năng sinh lời của doanh nghiệp, do đó cản trở việc quyết định cấp tín dụng. Do đó, chất lượng báo cáo tài chính có quan hệ cùng chiều với khả năng cấp tín dụng của ngân hàng.

3.2.2.4. Tài sản đảm bảo

Do quy mô nhỏ nên tài sản chủ yếu của DNNVV là hàng tồn kho, thiết bị máy móc…. Đây chính là khó khăn lớn cho các DNNVV khi tiếp cận vốn ngân hàng, bởi vì theo chia sẻ của chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp tại NHTM cổ phần

31

Á Châu (ACB) tài sản đảm bảo là một trong những điều kiện quan trọng khi ngân hàng xem xét cấp tín dụng cho DNNVV. Về phía các DNNVV, kết quả phỏng vấn trực tiếp DNNVV cho thấy đa số các DNNVV khẳng định để vay vốn ngân hàng doanh nghiệp phải thế chấp một tài sản đảm bảo có giá trị gấp đôi hoặc gấp rưỡi khoản vay, thêm vào đó tỷ lệ cấp tín dụng trên tài sản cũng hạn chế, đa số các ngân hàng áp dụng tỷ lệ cấp tín dụng khoảng 70% giá trị thẩm định của tài sản đảm bảo.

Theo kết quả khảo sát DNNVV giá trị của tài sản đảm bảo của DNNVV xung quanh mức 3 tỷ - 5 tỷ đồng, trong khi nhu cầu tín dụng của DNNVV lớn hơn đó rất nhiều đây cũng là điểm yếu trong khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV. Giá trị của tài sản đảm bảo càng lớn thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV càng cao.

Bảng 3.6: Giá trị trung bình tài sản đảm bảo của DNNVV

Mức giá trị Dưới 1 tỷ đồng

Từ 1 tỷ đến 3 tỷ đồng

Từ 3 tỷ đến 5 tỷ đồng

Trên 5 tỷ đồng Số lượng

DNNVV 6 10 25 15

Nguồn: Điều tra khảo sát Các doanh nghiệp tham gia khảo sát khẳng định không có tài sản đảm bảo hoặc giá trị tài sản đảm bảo không đủ để đảm bảo cho nhu cầu vay vốn của mình.

Ngay cả một số doanh nghiệp có tài sản đảm bảo những vẫn không được ngân hàng chấp nhận vì tài sản đó không nằm trong danh mục ngân hàng chấp thuận được dùng làm tài sản đảm bảo. Theo kết quả khảo sát tài sản của doanh nghiệp chủ yếu là hàng tồn kho chiếm hơn 55%, kế tiếp là thiết bị máy móc chiếm 33%, cuối cùng là bất động sản điều này ngược với điều kiện chấp thuận tài sản đảm bảo của ngân hàng: ưu tiên tài sản đảm bảo là bất động sản hạn chế với khoản vay được đảm bảo bằng hàng tồn kho.

Như vậy, với hiện trạng tài sản đảm bảo của các DNNVV như hiện nay khả năng tiếp cận nguồn tài chính ngân hàng của DNNVV là tương đối thấp.

32 3.2.2.5. Thời gian hoạt động

Theo nhận định của chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp ACB, doanh nghiệp đi vào hoạt động được 2 năm đến 3 năm, tình hình sản xuất kinh doanh sẽ dần đi vào ổn định và định vị được vị trí của mình trên thị trường. Tại ACB ngân hàng xét cấp tín dụng cho doanh nghiệp đảm bảo ít nhất điều kiện sau: doanh nghiệp phải có thời gian hoạt động từ hai năm trở lên, phải có báo cáo tài chính ít nhất hai năm. Tiêu chí sàng lọc khách hàng tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) gồm: doanh nghiệp phải có thời gian hoạt động từ 2 năm trở lên. Đối với khu vực ngân hàng nhà nước, điều kiện về thời gian hoạt động của doanh nghiệp được nới lỏng, tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) ngân hàng xem xét cấp tín dụng đối với những doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, chỉ cần chứng minh thời gian hoạt động đủ 6 tháng, phải có báo cáo tài chính nửa năm có xác nhận của cơ quan thuế.

Cơ chế sàng lọc doanh nghiệp về điều kiện thời gian tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thông Việt Nam được nới lỏng, ngân hàng sẽ xét cấp tín dụng cho những doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, không quy định các điều kiện cụ thể mà tùy vào từng trường hợp, từng phương án vay vốn riêng.

Với điều kiện về thời gian hoạt động, theo kết quả khảo sát 55 DNNVV, có tới 18% không đáp ứng được điều kiện về thời gian hoạt động khi xét cấp tín dụng ngân hàng. Thực tế hàng năm Việt Nam có trung bình khoảng 123 nghìn doanh nghiệp mới thành lập tương đương 123 nghìn doanh nghiệp không tiếp cận được tín dụng ngân hàng vì điều kiện thời gian hoạt động. Kết quả khảo sát cũng chỉ ra có sự khác biệt giữa khả năng tiếp cận tín dụng của nhóm DNNVV có thời gian hoạt động từ 3 năm trở tiếp cận tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn với nhóm hoạt động dưới 2 năm. Như vậy, với tuổi của DNNVV hiện nay thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV rất thấp.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tài chính: Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)