2.1. Quy trình nghiên cứu
Với mục tiêu đề ra, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để đưa ra kết luận. Trong đó quy trình nghiên cứu là một phần không thể thiếu, là tiền để của các bước phân tích định tính.
Biểu đồ 2.1: Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Bước 1: Xác định các tiêu chí đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV
Trên cơ sở những nghiên cứu liên quan đến khóa luận trước đó, nền tảng hệ thống lý luận về những yếu tố tác động, khóa luận tập trung đánh giá khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV. Thông qua đó, tác giả phân các tiêu chí:
các tiêu chí thuộc DNNVV và tiêu chí từ phía ngân hàng. Các tiêu chí thuộc doanh nghiệp gồm: khả năng lập phương án/kế hoạch kinh doanh, chất lượng nguồn nhân lực, báo cáo tài chính, tài sản đảm bảo và quy mô, thời gian hoạt động của DNNVV.
Phía ngân hàng gồm các tiêu chí: chi phí vốn vay, chính sách tín dụng của ngân hàng dành cho DNNVV, mức tăng dư nợ tín dụng DNNVV, tỷ trọng dư nợ tín dụng DNNVV trên dư nợ tổng nền kinh tế.
Bước 2: Thiết kế bảng hỏi khảo sát
Dựa trên sự kế thừa kết quả các nghiên cứu trước đó tác giả đã xây dựng được 7 thang đo đại diện cho khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV. Các thang đo đại diện từ phía DNNVV:
Bước 1: Xác định các tiêu chí đánh giá
khả năng tiếp cận tín
dụng của DNNVV
Bước 2:
Thiết kế bảng hỏi khảo sát
Bước 3: Thu thập và xử lý
số liệu
Bước 4:
Phân tích kết quả
18 - Chất lượng nguồn nhân lực của DNNVV
- Khả năng lập phương án/kế hoạch kinh doanh khả thi - Thông tin về báo cáo tài chính
- Tài sản đảm bảo
- Thời gian hoạt động của DNNVV
Các thang đo phản ánh khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV từ phía ngân hàng:
- Lãi suất cho vay của ngân hàng - Chính sách tín dụng của ngân hàng Bước 3: Thu thập và xử lý số liệu
Tác giả thu thập số liệu dựa trên việc khảo sát ý kiến của các chủ DNNVV, kế toán DNNVV và chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp về khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp. Sau đó chọn lọc nhưng phiếu khảo sát tốt và loại bỏ những phiếu khảo sát mang tính chất trả lời chống đối.
Bước 4: Phân tích kết quả nghiên cứu
Sau khi tổng hợp được đầy đủ số liệu tác giả thực hiện thống kê mô tả dựa trên những thông tin thu thập được đưa ra kết quả nghiên cứu.
2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Để phục cho nghiên cứu của khóa luận, dữ liệu trong khóa luận gồm: dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.
2.2.1. Dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phiếu khảo sát bằng cách gửi online và phỏng vấn trực tiếp.
- Đối tượng khảo sát: Đối tượng được khảo sát trong khóa luận là những chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa, kế toán trưởng của doanh nghiệp và nhân viên tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng.
- Phương pháp thu thập:
Khóa luận thu thập dữ liệu thông qua 2 hình thức chính gồm: online và phỏng vấn trực tiếp thông qua các câu hỏi của phiếu khảo sát.
19
Với hình thức online, phiếu khảo sát được tạo trên công cụ Google doc. Phiếu khảo sát được thiết kể rồi gửi đến các DNNVV thông qua các công cụ trực tuyến như thư điện tử, mạng xã hội. Với hình thức online tác giả gửi mail khảo sát 60 DNNVV.
Với hình thức phỏng vấn trực tiếp. Tác giả trực tiếp phỏng vấn 5 DNNVV có quan hệ với Ngân hàng cổ phần thương mại Á Châu và chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp.
Như vậy, qua hai hình thức khảo sát tác giả thu được tổng cộng 58 phiếu, trong đó có 3 phiếu khảo sát không hợp lệ do điền thiếu thông tin và trả lời mang tính chất chống đối.
- Thiết kế phiếu khảo sát:
Phiếu khảo sát gồm: 18 câu hỏi (phụ lục 2). Xây dựng phiếu khảo sát nhằm đánh giá tác động của các yếu tố đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV. Câu hỏi phiếu khảo sát được thiết kế ngắn ngọn, dễ hiểu, nội dung liên quan đến mục tiêu nghiên cứu.
Thang đo được sử dụng trong phiếu khảo sát là thang đo Likert với giá trị từ 1 đến 5 được sử dụng để đo lường mức độ đồng tình của đối được khảo sát với các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV.
2.2.2. Dữ liệu thứ cấp
Số liệu về số lượng DNNVV đăng ký thành lập mới, số vốn đăng ký thành lập, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV được thu thập từ website của Tổng cục Thống kê, Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2018, 2019, 2020, Báo cáo thường niên Doanh nghiệp của VCCI.
Số liệu về tổng dư nợ toàn nền kinh tế, tổng dư nợ của DNNVV, số lượng DNNVV tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng được thu thập từ website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thời báo ngân hàng, Tạp chí Tài chính Việt Nam.
2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu - Phương pháp xử lý dữ liệu định tính
Phân tích nội dung: trên cơ sở dữ liệu định tính thu thập được tác giả sử để phân tích dữ liệu dưới dạng văn bản qua đó có thể phân tích được chi tiết những phản hồi
20
của người được khảo sát, các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV.
2.4. Phương pháp nghiên cứu - Phỏng vấn sâu:
+ Đối tượng phỏng vấn sâu: Tác giả tiến hành phỏng vấn một số chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp đang làm việc tại NHTM cổ phần Á Châu (ACB) đồng thời tiếp xúc và phỏng vấn sâu chủ doanh nghiệp, kế toán trưởng của DNNVV.
+ Nội dung phỏng vấn: nội dung các câu hỏi phỏng vấn tập trung các vấn đề sau:
(1) NHTM cổ phần Á Châu nói riêng và các NHTM cổ phần khác đã có những chính sách tín dụng nào dành cho khách hàng là DNNVV?
(2) Các chính sách hiện hành của các ngân hàng ảnh hưởng như thế nào đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV?
(3) Những khó khăn của các DNNVV hiện nay trong quá trình tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV?
(4) Anh/chị đánh giá như thế nào về tính khả thi của phương án/kế hoạch của các DNNVV khi xin cấp tín dụng?
(5) Đánh giá của anh/chị về tài sản đảm bảo thế chấp cho các khoản vay của DNNVV?
(6) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV?
Tùy từng đối tượng mà tác giả có những câu hỏi phù hợp, đối tượng chủ DNNVV và kế toán nội dung câu hỏi bám sát nội dung phiếu khảo sát DNNVV.
- Công cụ PRA – phân tích SWOT: Phương pháp phân tích này phân tích thực trạng của các DNNVV bao gồm các điểm mạnh, điểm yếu, các yếu tố khách quan, các yếu tố chủ quan tác động đến DNNVV trong quá trình tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.
Qua đó, tác giả phát hiện DNNVV có những điểm yếu sau:
+ Đội ngũ cán bộ quản lý DNNVV thiếu kinh nghiệm trong công tác xây dựng phương án/kế hoạch kinh doanh khả thi đồng thời cả trong công tác quản lý.
+ DNNVV thường không có tài sản đảm bảo hoặc nếu có thì giá trị tài sản không cao.
21
+ Chất lượng nguồn nhân lực của DNNVV còn thấp chủ yếu là lao động phổ thông.
Bên cạnh đó cũng có những yếu tố khách quan tác động vào từ phía ngân hàng:
+ Chi phí lãi vay của ngân hàng.
+ Thủ tục, hồ sơ vay vốn.
+ Chính sách tín dụng của ngân hàng dành cho DNNVV.
22