Các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tài chính: Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam (Trang 49 - 53)

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

4.2. Các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa

4.2.1. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chủ động trong việc tìm hiểu điều kiện xét cấp tín dụng ngân hàng, tự hoàn thiện bản thân doanh nghiệp để đáp ứng các điều kiện cấp tín dụng DNNVV. Trước khi có nhu cầu vay vốn, DNNVV nên tìm hiểu trước các điều kiện vay vốn, chủ động liên hệ với cán bộ tín dụng để được tư vấn chuẩn bị hồ sơ vay vốn giúp tiết kiệm thời gian, giải quyết kịp thời về nhu cầu vốn. Nên tìm hiểu về các chương trình cho vay ưu đãi của ngân hàng dành cho DNNVV khi doanh nghiệp đã có những nền tảng cơ sở về thông tin chương trình vay vốn, điều kiện vay thì tốc độ xử lý hồ sơ sẽ nhanh chóng hơn. Bên cạnh việc đáp ứng các điều kiện tín dụng trước khi xin vay vốn ngân hàng thì sau quá trình giải ngân vốn doanh nghiệp nên tuân thủ các quy định về cấp tín dụng như sử dụng vốn đúng mục đích, trả gốc và lãi đúng hạn … tránh tình trạng mất khả năng trả nợ cho ngân hàng, đảm bảo hình ảnh tốt, mức độ uy tín cao của DNNVV với ngân hàng. Để làm tốt điều này, DNNVV cần phải xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh rõ ràng, mạch lạc, nên tham vấn các chuyên gia hoặc người có kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình trước khi quyết định vay vốn.

DNNVV cần chủ động đầu tư vào tài sản cố định có giá trị cao để làm tài sản đảm bảo cho nhu cầu vay vốn. Khi đầu tư vào tài sản cố định DNNVV nên chú trọng vào đầu tư tài sản có giá trị lớn, tiên tiến về khoa học công nghệ và có tính thanh khoản cao vì theo như đề cập ở trên điều kiện về tài sản đảm bảo là điều kiện ưu tiên khi xem xét cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Điều này vừa giúp doanh nghiệp có tài sản để mở rộng sản xuất kinh doanh nâng cao trình độ công nghệ trong quá trình sản xuất, thêm vào đó doanh nghiệp vừa có tài sản đảm bảo cho các khoản vay của mình.

DNNVV cũng nên cập nhật về các điều kiện về tài sản đảm bảo bằng hàng hóa, nguyên vật liệu…vì không phải lúc nào doanh nghiệp cũng sẵn tài sản đảm bảo để thế chấp cho ngân hàng. Những khoản vay được đảm bảo bằng hàng hóa sẽ được

43

ngân hàng kiểm soát chặt chẽ, quy định vay vốn nghiêm ngặt hơn nhưng nếu DNNVV đáp ứng được thì sẽ tăng khả năng tiếp cận vốn ngân hàng cho doanh nghiệp.

Nâng cao chất lượng nhân sự đặc biệt là ban lãnh đạo của DNNVV, đặc biệt chú trọng nâng cao khả năng lập các phương án/kế hoạch kinh doanh và thực hiện quản lý dự án. Các DNNVV cần xây dựng cho mình đội ngũ cán bộ, người lao động có trình độ và tay nghề. DNNVV cần xác định tư tưởng người lao động là cốt lõi của doanh nghiệp, lao động có trình độ, tay nghề cao thì doanh nghiệp với phát triển được.

Đặc biệt, DNNVV cần chú trọng nâng cao trình độ, năng lực của người lãnh đạo vì đây là những người cốt cán của doanh nghiệp quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Trình độ của người lãnh đạo là một trong những tiêu chí khi ngân hàng xem xét cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Trình độ tác động trực tiếp đến khả năng lập phương án/kế hoạch kinh doanh khả thi của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp nên đầu tư thời gian cho bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao chuyên môn … từ đó giúp doanh nghiệp quản lý tốt dòng tiền, dự đoán và ứng phó linh hoạt với các biến động kinh tế, đặc biệt là chủ động trong công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh để không thụ động như trước. Ngoài ra, tiêu chí quan trọng cho việc cấp tín dụng ngân hàng là DNNVV phải có phương án kế hoạch sản xuất kinh doanh khả thi và hiệu quả. Do đó, DNNVV cần xây dựng và thuyết phục ngân hàng cấp tín dụng với những phương án vay vốn của mình. Trên thực tế, nhiều chủ doanh nghiệp có ý tưởng kinh doanh khá tốt nhưng do không có kiến thức, trình độ còn yếu kém nên doanh nghiệp chưa tự xây dựng được các phương án kế hoạch kinh doanh.

Tăng tính minh bạch của các báo cáo tài chính. Doanh nghiệp cần tuân thủ các nguyên tắc, chế độ kế toán qua đó giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp vừa giúp ngân hàng có đầy đủ thông tin để đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp khi xét cấp tín dụng. Báo cáo tài chính không minh mạch, một doanh nghiệp có nhiều báo cáo tài chính làm cho ngân hàng không thể kiểm định được đâu là thông tin chính xác về doanh nghiệp dẫn đến tình trạng bất cân xứng thông tin giữa ngân hàng và doanh nghiệp. DNNVV nên chú trọng đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ trong việc lập sổ sách kế toán, khai thuế, đặc biệt là giao dịch qua ngân hàng chi tiêu không dùng tiền mặt nhằm minh bạch hóa báo cáo tài chính, nâng cao mức độ tin tưởng báo cáo tài chính. Hơn nữa, chi tiêu không dùng tiền mặt giúp DNNVV đảm bảo các quy định

44

về giải ngân vốn vay, mặt khác nó là một cách chứng minh tài chính của doanh nghiệp với ngân hàng, giúp ngân hàng nắm bắt được tình hình tài chính DNNVV thông qua dòng tiền ra vào của doanh nghiệp.

Thông tin tài chính minh bạch, công khai tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng đánh giá tiềm lực tài chính nội tại của doanh nghiêp qua đó có những chính sách vay vốn phù hợp với DNNVV.

4.2.2. Đối với ngân hàng

Ngân hàng nên tìm hiểu kỹ về đặc điểm của DNNVV để có những chính sách dành riêng cho khối DNNVV hiệu quả và kịp thời. DNNVV có những đặc điểm riêng về thời gian hoạt động ít, quy mô vốn nhỏ, không có tài sản đảm bảo có giá trị, hoạt động trong nhiều lĩnh vực…. do đó các ngân hàng nên học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giới để áp dụng và điều chỉnh cho DNNVV tại Việt Nam. Khi có những hiểu biết về đặc điểm doanh nghiệp, phân khúc thị trường… thì các ngân hàng sẽ biết được những trở ngại khó khăn của DNNVV khi tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng từ đó sẽ đưa ra các chính sách tín dụng phù hợp với nhu cầu của DNNVV. Để làm được điều này các ngân hàng nên thực hiện một số giải pháp sau:

- Ngân hàng nên thực hiện các khảo sát đối với các khách hàng doanh nghiệp hiện hữu của mình để đánh giá tiềm năng và nhu cầu của khách hàng. Trên cở sở đó, ngân hàng đánh giá được tiềm lực của DNNVV và đánh giá được rủi ro khi cho các DNNVV vay tín dụng.

- Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho nhân viên tín dụng bởi vì nhân viên tín dụng là người tiếp xúc đầu tiên với khách hàng, là người đồng hành tư vấn bài toán tài chính cho các doanh nghiệp nên cán bộ tín dụng phải thông thạo nghiệp vụ, am hiểu chuyên môn … Việc nâng cao trình độ cho các nhân viên tín dụng không chỉ tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV và bên cạnh đó còn giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro tín dụng cho mình khi cấp tín dụng cho DNNVV.

Các ngân hàng nên đơn giản hóa thủ tục về các điều kiện cấp tín dụng cho DNNVV. Cải tiến quy trình, đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện cho các DNNVV rút

45

ngắn thời gian xét cấp tín dụng, giảm bớt những khó khăn trong quá trình tiếp cận tín dụng. Các ngân hàng nên đa dạng hóa tài sản đảm bảo cho các khoản vay. Mặc dù trong chính sách tín dụng của mỗi ngân hàng tài sản đảm bảo không phải là yếu tố quan trọng hàng đầu khi xem xét cấp tín dụng, quan trọng phải là tính khả thi của các phương án/kế hoạch kinh doanh. Tuy nhiên thực tế thì hoàn toàn đối lập, các khoản vay phải được đảm bảo bằng bất động sản hay tài sản khác có giá trị và tính thanh khoản cao thì ngân hàng mới xem xét cấp tín dụng. Chín vì vậy, để mở rộng khả năng tiếp cận tín dụng cho DNNVV các ngân hàng nên xem xét đa dạng hóa tài sản đảm bảo cho khoản vay như khoản phải thu của doanh nghiệp, …

Ngoài việc linh hoạt về tài sản đảm bảo… các ngân hàng nên linh hoạt về thời gian hoạt động của các DNNVV một số ngân hàng yêu cầu DNNVV phải hoạt động trên 2 năm mới cấp tín dụng cho doanh nghiệp, phải đạt lợi nhuận tối thiểu 10 tỷ với các điều kiện này thì các doanh nghiệp mới thành lập không thể đáp ứng được. Do đó, các ngân hàng có thể xem xét cấp tín dụng cho DNNVV được chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang có phương án/kế hoạch sản xuất kinh doanh khả thi; để đánh giá về khả năng trả nợ có thể xem xét kết quả hoạt động khi ở loại hình kinh doanh hộ gia đình.

Ngoài ra, các ngân hàng nên công khai hóa thủ tục vay vốn, huống dẫn chi tiết hồ sơ vay vốn, các tài sản được chấp nhận làm tài sản với mức tối đa cho vay là bao nhiêu, nhóm các sản phẩm ưu đãi dành cho DNNVV, tạo mối quan hệ với DNNVV thông qua cuộc gọi chăm sóc khách hàng định kỳ qua đó tìm ra những vấn đề tồn tại trong quan hệ tín dụng.

Thực hiện chính sách lãi suất linh động. Các DNNVV chiếm số lượng lớn trong nền kinh tế, song chất lượng DNNVV còn chưa cao, những doanh nghiệp có lãi trong sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng thấp, tính chuyên nghiệp trong công tác công khai thông tin doanh nghiệp còn chưa hình thành, … do đó khi xem xét cấp tín dụng cho DNNVV các ngân hàng rất cẩn trọng hoặc áp dụng mức lãi suất cao để bù đắp rủi ro tín dụng ngân hàng có thể gặp phải, điều này tạo ra rào cản cho DNNVV khi tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Để hạn chế các khó khăn cho DNNVV, ngân hàng nên chủ động hạ lãi suất, áp dụng khung lãi suất thích hợp cho phân khúc khách

46

hàng DNNVV. Tùy vào từng đặc điểm của mỗi DNNVV ngân hàng nên áp dụng chính sách lãi suất phù hợp với những DNNVV có uy tín với ngân hàng nên áp dụng ưu đãi lãi suất cho vay thấp vừa tạo mối quan hệ với doanh nghiệp vừa thu hút bạn hàng của doanh nghiệp thành khách hàng mới bên ngân hàng, thêm vào đó tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV sản xuất kinh doanh có lãi hoàn trả gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng. Ngân hàng nên đa dạng hóa các hình thức cho vay, thời hạn cho vay tương ứng với các mức lãi suất, tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV chọn chương trình vay phù hợp với nhu cầu và điều kiện của doanh nghiệp mình.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tài chính: Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)