CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI VIETINBANK
2.1. Khái quát chung về ngân hàng Vietinbank
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
“Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam với tên gọi tiếng anh là Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade (gọi tắt là Vietinbank), được thành lập vào ngày 26/3/1988, trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.
Cùng với sự phát triển kinh tế của Việt Nam, Vietinbank đã trả quả ba giai đoạn chính:
+ Giai đoạn I: Từ 1988 – 2000: Xây dựng và chuyển đổi từ ngân hàng một cấp thành ngân hàng hai cấp, đưa Ngân hàng Công Thương Việt Nam đi vào hoạt động.
+ Giai đoạn II: 2001-2008: Thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu Ngân hàng Công Thương Việt Nam về xử lý nợ, mô hình tổ chức, cơ chế chính sách và hoạt động kinh doanh
+ Giai đoạn III: Từ 2009 – đến nay: Thực hiện thành công cổ phần hóa, tập trung xây dựng và thực thi theo chiến lược, tiếp tục đổi mới toàn diện hoạt động ngân hàng, thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh gắn với đảm bảo hiệu quả, an toàn, bền vững.
Sau hơn 30 năm hoạt động, Vietinbank hiện đang là một trong những Ngân hàng thương mại lớn của Việt Nam với hệ thống mạng lưới trải rộng khắp cả nước. Ngoài ra, Vietinbank còn có 4 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty TNHH Bảo hiểm, Công ty Chứng khoán Công thương,… và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm CNTT, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, Trung tâm Thẻ. Vietinbank là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.
Hoạt động chính của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và
dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thanh toán giữa các tổ chức và cá nhân; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác và các dịch vụ ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép.”
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank) Hội đồng quản trị sẽ quản lí điều hành về hoạt động quản trị của ngân hàng và bao gồm: ủy ban nhân sự và tiền lương; ủy ban alco; ban quản lý rủi ro; ủy ban chính sách; ủy ban thanh toán.
Ban điều hành sẽ quản lí về hoạt động kinh doanh thông qua các khối: “Khối bán lẻ; Khối khách hàng doanh nghiệp; Khối kinh doanh vốn và thị trường; Khối quản lí rủi ro; Khối nhân sự; Khối công nghệ thông tin; Khối tài chính; Khối phê
duyệt tín dụng; Khối vận hành; Khối marketing và truyền thông; Khối pháp chế và tuân thủ; Chi nhánh/công ty con và các phòng ban khác.”
Đặc biệt, vào năm 2014, Ngân hàng Công thương đã thực hiện chuyển đổi mô hình bán lẻ và đẩy mạnh công tác, nhiệm vụ kinh doanh khối bán lẻ mới với mục tiêu mở rộng quy mô bán lẻ, tiếp cận và đáp ứng các nhu cầu về tài chính của khách hàng.
Mô hình mới được áp dụng là mô hình quản lý theo ngành dọc, đặc biệt là thay đổi ở cấp độ Trụ sở chính. Tại đây, Ngân hàng đã thành lập nên các phòng ban chuyên trách về kinh doanh, về sản phẩm và khách hàng để theo sát từng mặt hoạt động.
Bên cạnh đó, các CN và PGD cũng có những sự thay đổi lớn. Trước đây, Giám đốc Chi nhánh sẽ quản lí cả mảng bán buôn và bán lẻ. Nhưng với mô hình mới, mỗi chi nhánh sẽ có Phó giám đốc đảm nhiệm về bán lẻ, trực tiếp báo cáo lên Trụ sở chính (khối bán lẻ), hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Ban điều hành và Hội đồng quản trị.
Điều này sẽ tạo nên một mô hình tổng thể để các chi nhánh có thể chuyên tâm phát triển dịch vụ bán lẻ.
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank giai đoạn 2016-2018
- Năm 2016: Đây là năm thứ 2 Vietinbank thực hiện kế hoạch trung hạn 2015 – 2017. Vietinbank đã ghi dấu ấn khi là ngân hàng có mức lợi nhuận trước thuế cao nhất toàn ngành ngân hàng với 8.454 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2015.
- Năm 2017: Tổng tài sản của ngân hàng đạt 1.095.061 tỷ đồng, tăng 15,5% so với năm trước; tổng tiền gửi đạt 752.935tỷ, tăng 14,9% so với năm 2016; tổng dư nợ tín dụng đạt 609.652 tỷ, không chỉ tăng cao hơn mức bình quân ngành mà còn tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên của nhà nước như công nghiệp chế biến, xây dựng,....
Là một trong những ngân hàng trụ cột, lợi nhuận trước thuế của Vietinbank đạt 9.206t ỷ đồng, đứng thứ 2 sau Vietcombank.
- Năm 2018: Tuy vẫn có sự tăng trưởng ở tiền gửi khách hàng đạt 825.816 tỷ và dư nợ tính dụng 888.216 tỷ nhưng lợi nhuận trước thuế của Vietinbank chỉ đạt 6.730 tỷ. Nguyên nhân là do năm 2018, ngân hàng do thu nhập lãi thuần từ tín dụng của ngân hàng giảm.
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của Vietinbank 2016 - 2018
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Giá trị Tốc độ tăng trưởng
Giá trị Tốc độ tăng trưởng
Giá trị Tốc độ tăng trưởng Tổng tài sản (tỷ) 948.568 21,7% 1.095.061 15,4% 1.164.435 6,3%
Vốn chủ sở hữu (tỷ)
60.307 7,48% 63.765 5,7% 67.455 5,8%
Vốn điều lệ (tỷ) 37.234 0% 37.234 0% 37.234 0%
Tiền gửi khách hàng (tỷ)
655.060 32,9% 752.935 14,9% 825.816 9,6%
Tổng dư nợ tín dụng (tỷ)
712.642 19,58% 840.156 17,9% 888.216 5,7%
Lợi nhuận trước thuế (tỷ)
8.454 15,09% 9.206 8,89% 6.730 -26,9%
Lợi nhuận sau thuế (tỷ)
6.765 18,33% 7.459 10,25% 5.416 -27,4%
ROA (%) 1% 0% 0,9% -10% 0,6% -33%
ROE (%) 11,6% 12,6% 12.02% 3,6% 8,3% -30,1%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank) Hiện tại, tổng thu nhập bán lẻ đóng góp khoảng 49% thu nhập các khối khách hàng. Bên cạnh tăng trưởng thu nhập bán lẻ từ 2 hoạt động kinh doanh lõi là cho vay và huy động vốn thì tăng trưởng doanh thu từ phí dịch vụ (thẻ, ATM, POS và NHĐT, Bancassurance) là 1 trong các trụ cột chiến lược bán kẻ của VietinBank.