Các văn bản pháp lý về quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank – CN Thăng Long

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín - Chi nhánh Thăng Long (Trang 42 - 49)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH THĂNG LONG

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK –

2.2.1. Các văn bản pháp lý về quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank – CN Thăng Long

a. Thông tư 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại các nhóm nợ [9]

Bảng 2.1: Phân loại nhóm nợ tại Sacombank – CN Thăng Long

Nhóm nợ Diễn giải

1 Nợ đủ tiêu chuẩn − Nợ trong hạn và có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn; hoặc

BAN GIÁM ĐỐC

Phòng nghiệp vụ Phòng giao dịch

Kinh doanh

Phòng giao dịch

Kế toán – Ngân quỹ

Đốc Ngữ Trần Duy

Hưng Đội Cấn

Hoàng Cầu

Bộ phận QHKH

Kinh doanh tiền tệ

Thanh toán quốc tế

Bộ phận kế toán Bộ phận giao dịch ngân

quỹ Bộ phận hành chính Cá nhân

Doanh nghiệp Phòng quản

lý rủi ro

− Nợ quá hạn dưới 10 ngày.

2 Nợ chú ý − Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; hoặc

− Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.

3 Nợ dưới tiêu chuẩn

− Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; hoặc

− Nợ gia hạn lần đầu; hoặc

− Nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra.

4 Nợ nghi ngờ − Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; hoặc

− Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; hoặc

− Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

5 Nợ có khả năng mất vốn

− Nợ quá hạn trên 360 ngày; hoặc

− Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; hoặc

− Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai và quá hạn theo thời hạn trả nợ lần hai; hoặc

− Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 3 trở lên, kể cả chưa bị quá hạn.

Nguồn: [9]

b. Các quy định nội bộ của Sacombank – CN Thăng Long.

* Chiến lược quản trị rủi ro và khẩu vị rủi ro tín dụng tại Sacombank – CN Thăng Long.

Căn cứ quyết định về quản lý RRTD tại Sacombank, “Sacombank luôn hướng tới các đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân hay các công ty quy mô nhỏ với tốc độ tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ thay vì tài trợ cho các doanh nghiệp lớn vốn là khách quen với các ngân hàng trong nước. Đó cũng chính là

khẩu vị rủi ro mà Sacombank – CN Thăng Long đang hướng tới, chấp nhận rủi ro hơn để tăng trưởng tín dụng cũng như lợi nhuận của mình” [16].

* Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank – CN Thăng Long

“Bộ máy quản trị RRTD tại Sacombank được phân làm ba cấp: Hội sở chính, Chi nhánh đầu mối và Chi nhánh cơ sở. Tại chi nhánh Thăng Long, nhiệm vụ quản trị rủi ro được giao cho Phòng Quản lý rủi ro. Phòng này chịu sự giám sát, chỉ đạo trực tiếp từ Ban Giám đốc và có kênh làm việc trực tiếp với Phòng xử lý nợ và Ban quản lý rủi ro Văn phòng khu vực phía Bắc. Bên cạnh đó, Phòng Quản lý rủi ro có mối quan hệ tương hỗ với các phòng ban, bộ phận kinh doanh tại Chi nhánh và 4 Phòng giao dịch cùng chi nhánh. Mô hình trên được xây dựng và vận hành theo đúng các chuẩn mực và thông lệ Quốc tế. Bộ phận quản lý rủi ro được hình thành độc lập tại Hội sở và Chi nhánh, có mối quan hệ trực tuyến với nhau, thuận lợi cho công tác theo dõi giám sát rủi ro tín dụng cũng như đề xuất các chính sách, chiến lược quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng” theo quy định về tổ chức bộ máy QTRR của Sacombank [11].

* Quy định nội bộ về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Sacombank – CN Thăng Long.

Việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng cho khách hàng là một bước rất quan trọng trong quá trình thẩm định hồ sơ khách hàng. Mỗi ngân hàng xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng riêng với các yếu tố chấm điểm khác nhau. Đối với Sacombank, nếu khách hàng có điểm số cao nhất ở tất cả các yếu tố thì sẽ có tổng số điểm tuyệt đối là 100. Ngược lại, nếu tất cả các yếu tố ở mức thấp nhất thì tổng số điểm tối thiểu là 20 (đối với doanh nghiệp) và có thể là điểm âm đối với khách hàng cá nhân. Tùy vào kết quả chấm điểm tín dụng, khách hàng được chia ra làm 10 mức độ rủi ro tín dụng khác nhau [16].

Bảng 2.2: Quy định xếp loại khách hàng Sacombank

Điểm Xếp loại Mức độ rủi ro Quan điểm của ngân hàng 90-100 AAA Tiềm lực mạnh, năng lực

quản trị tốt, hoạt động hiệu

Ưu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng với mức lãi suất

quả, triển vọng phát triển, thiện chí tốt.

Rủi ro ở mức thấp nhất.

thấp, phi thời hạn và biện pháp bảo đảm tiền vay.

83-90 AA Hoạt động hiệu quả, thiện chí và triển vọng tốt.

Rủi ro ở mức thấp.

Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng với mức lãi suất thấp, phi thời hạn và biện pháp bảo đảm tiền vay.

77-83 A Hoạt động hiệu quả, tình hình tài chính tốt, có thiện chí trả nợ.

Rủi ro ở mức thấp.

Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng, đặc biệt là các khoản tín dụng từ trung hạn trở xuống.

71-77 BBB Hoạt động hiệu quả, triển vọng phát triển, song có một số hạn chế về năng lực quản lý tài chính.

Rủi ro ở mức trung bình.

Có thể mở rộng tín dụng, không hoặc hạn chế các điều kiện ưu đãi.

65-71 BB Hoạt động hiệu quả nhưng thấp, tiềm năng tài chính và năng lực quản lý trung bình.

Rủi ro ở mức trung bình.

Hạn chế mở rộng tín dụng, tập trung vào các khoản vay ngắn hạn với các biện pháp bảo đảm.

59-65 B Hoạt động không hiệu quả, dễ bị biến động, khả năng kiểm soát hạn chế.

Rủi ro tiềm năng.

Hạn chế mở rộng tín dụng và tập trung thu hồi vốn vay.

53-59 CCC Hoạt động hiệu quả thấp, năng lực tài chính kém, trình độ quản lý kém, có thể có nợ quá hạn.

Hạn chế tối đa mở rộng tín dụng. Chỉ thực hiện giãn nợ, gia hạn nợ khi có biện pháp khắc phục khả thi.

Rủi ro cao.

44-53 CC Hoạt động hiệu quả thấp, năng lực tài chính kém, trình độ quản lý kém, khả năng trả nợ kém.

Rủi ro cao.

Không mở rộng tín dụng.

Chỉ thực hiện giãn nợ, gia hạn nợ khi có biện pháp khắc phục khả thi.

35-44 C Bị thua lỗ và ít có khả năng phục hồi, tình hình tài chính kém, khả năng trả nợ không đảm bảo, quản lý yếu kém.

Rủi ro cao.

Không mở rộng tín dụng, tìm mọi cách thu hồi nợ kể cả xử lý sớm tài sản đảm bảo.

<35 D Thua lỗ trong nhiều năm, tài chính không lành mạnh, có nợ quá hạn.

Đặc biệt rủi ro.

Không mở rộng tín dụng, tìm mọi cách thu hồi nợ kể cả xử lý sớm tài sản đảm bảo.

Nguồn: [16]

* Quy định về tỷ lệ cấp tín dụng tối đa đối với TSĐB tại Sacombank

Đối với các khoản vay có TSĐB, Sacombank quy định cụ thể về tỷ lệ cấp tín dụng tối đa với TSĐB như sau:

Bảng 2.3: Quy định về tỷ lệ cấp tín dụng tối đa đối với TSĐB tại Sacombank

STT Loại TSĐB Tỷ lệ cấp tín dụng tối đa

1 Tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do Sacombank phát hành

100%

2 Tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm do TCTD khác phát hành

95%

3 Vàng, kim loại, đá quý 90%

4 Tiền mặt 100%

5 Giấy tờ có giá do Chính phủ phát hành 100%

6 Bộ chứng từ L/C xuất khẩu được Sacombank chấp nhận

95%

7 Chứng khoán doanh nghiệp Tùy vào quy định do

TGĐ ban hành 8 Chứng khoán do TCTD khác phát hành Tùy vào quy định do

TGĐ ban hành 9 Bất động sản (gồm: quyền sử dụng đất đai, nhà

xưởng, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó, các tài sản gắn liền với đất đai; các tài sản khác do pháp luật quy định)

70%

10 Phương tiện vận chuyển:

− Các phương tiện vận chuyển có xuất xứ từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, khối EU và các hãng xe lắp ráp tại các nước khác và tại Việt Nam.

− Xe tải, xe chuyên dụng (chưa qua sử dụng) mang thương hiệu Trung Quốc lắp ráp tại Việt Nam.

70%

50%

11 Máy móc, thiết bị:

− Máy móc nhập khẩu từ các nước G7 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Đức, Canada, Ý) sử dụng cho các ngành công nghiệp trọng điểm (theo quy định của Nhà nước).

− Máy móc nhập khẩu từ các Quốc gia khác và trong nước xuất khẩu.

60%

50%

12 Hàng hóa, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm

70%

Nguồn: [16]

* Quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh Thăng Long Quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Thăng Long gồm 3 bước chính:

Nguồn: [14]

✓ Bước 1: Nhận diện rủi ro tín dụng

Việc nhận diện rủi ro tín dụng được thực hiện cả trước và sau khi giải ngân. Cụ thể là:

− Giai đoạn trước khi giải ngân:

Đầu tiên, các CBTD (Chuyên viên quan hệ khách hàng) trực tiếp gặp khách hàng.

Sau khi trao đổi, thẩm định sơ bộ về các thông tin khách hàng cung cấp, CBTD tiến hành hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ theo quy định và thu hồ sơ, trình ký đối với Trưởng bộ phận kinh doanh, Lãnh đạo chi nhánh và Phòng quản lý rủi ro. Lúc này bộ phận thẩm định sẽ tiếp nhận hồ sơ và áp dụng mô hình 6C để thẩm định và phát hiện rủi ro qua các tiêu chí: “Character (uy tín và thái độ của khách hàng), Capacity (năng lực), Capital (vốn), Conditional (điều kiện hoạt động), Collateral (bảo đảm), Control (kiểm soát)”. [1]

Tiếp theo, cán bộ thẩm định phối hợp với bộ phận thực địa đi thẩm định thực tế khách hàng. Cấp lãnh đạo có trách nhiệm ra quyết định phê duyệt theo thẩm định của mình. Sau đó bộ phận hỗ trợ giải ngân sẽ thực hiện giải ngân theo quyết định của Cấp lãnh đạo.

− Giai đoạn sau khi giải ngân:

Sau khi giải ngân, các CBTB phải thường xuyên kiểm tra, giám sát khách hàng theo các kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất để có thể kịp thời phát hiện ra các dấu hiệu rủi ro. Nếu có dấu hiệu rủi ro thì sẽ được xem xét và có các biện pháp xử lý kịp thời.

✓ Bước 2: Đo lường rủi ro

Việc đo lường rủi ro được thực hiện qua việc tính toán các chỉ số theo quy định chung về đo lường tín dụng tại các NHTM và chấm điểm, xếp hạng tín dụng. Việc quy định về xếp hạng tín dụng được nêu rõ tại Bảng 2.2 của bài Khoá luận này. Bên cạnh Nhận diện RRTD Đo lường RRTD Kiểm soát RRTD

đó, các cán bộ thẩm định phải thực hiện đánh giá tài sản đảm bảo để kết hợp với kết quả xếp hạng rủi ro để đưa ra các kết luận về chất lượng khoản vay và ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng.

✓ Bước 3: Kiểm soát rủi ro

Sacombank – Chi nhánh Thăng Long tiến hành kiểm soát và quản trị rủi ro bằng việc áp dụng tỷ lệ cấp tín dụng tối đa với TSĐB được trình bày tại Bảng 2.3 của bài khoá luận này. Ngoài ra, Chi nhánh còn tiến hành đa dạng hoá các lĩnh vực, ngành nghề tài trợ, các đối tượng khách hàng, phương thức cho vay cũng như áp dụng các tài sản đảm bảo để nhằm kiểm soát rủi ro hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín - Chi nhánh Thăng Long (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)