CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH THĂNG LONG
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.3. Kiến nghị với Sacombank
Một là, xây dựng hệ thống quản trị rủi ro phân tách rõ ràng chức năng, nhiệm vụ giữa các phòng ban. Bao gồm: bộ phận kinh doanh, bộ phận thẩm định, bộ phận quản lý rủi ro tín dụng và bộ phận giám sát tín dụng tại Chi nhánh.
− Bộ phận kinh doanh: Là bộ phận khởi tạo hoạt động tín dụng, trực tiếp làm việc với khách hàng, thu thập hồ sơ từ khách hàng, cung cấp thông tin cho bộ phận thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng. Ngoài ra, bộ phận kinh doanh còn có nhiệm vụ thực hiện giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng sau khi giải ngân để đảm bảo khách hàng thực hiện đúng theo hợp đồng vay.
− Bộ phận thẩm định: Là bộ phận tiếp nhận hồ sơ khách hàng từ bộ phận kinh doanh và tiến hành thẩm định độc lập dựa trên các thông tin cán bộ tín dụng cung cấp, thực hiện kiểm tra, giám sát để phát hiện những gian lận trong quá
trình thu thập thông tin khách hàng của cán bộ phòng kinh doanh và xác định mức cấp tín dụng phù hợp cho khách hàng.
− Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng: Làm nhiệm vụ tái thẩm định, theo dõi quá trình thực hiện của bộ phận kinh doanh và thẩm định để phát hiện rủi ro. Thêm vào đó, giám sát quá trình vay vốn, trả nợ của khách hàng sau cho vay.
− Bộ phận giám sát tín dụng: Là bộ phận có nhiệm vụ lưu trữ hồ sơ, nhập liệu, theo dõi khoản vay theo đúng quy định được phê duyệt từ bộ phận quản lý rủi ro tín dụng.
Như vậy, CBTD đang phải thực hiện thêm chức năng theo dõi, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, có thể chuyển nhiệm vụ này sang Phòng giám sát khách hàng sau vay riêng biệt thuộc bộ phận quản lý RRTD. Thông qua việc phân tách độc lập về chức năng giữa các bộ phận như vậy sẽ giúp quá trình đánh giá rủi ro được diễn ra chặt chẽ từ trước đến sau cho vay, giúp Ngân hàng giảm thiểu rủi ro và ngăn chặn những vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ ngân hàng. Đặc biệt là bộ phận kinh doanh và thẩm định.
Hai là, Đầu tư nền tảng công nghệ thông tin phục vụ việc tính toán RRTD theo chuẩn Basel II, tiến tới xây dựng mô hình định lượng rủi ro hoàn chỉnh, đáp ứng các thông lệ Quốc tế. Dựa trên kinh nghiệm quản trị RRTD hiệu quả được đề cập trong Chương 1 của bài khoá luận này tại các Ngân hàng lớn như VCB, Vietinbank… cho thấy việc hoàn thiện hệ thống phát hiện, cảnh báo sớm rủi ro (EWS) là vô cùng cần thiết. “Hệ thống cảnh báo sớm rủi ro cần tích hợp nhiều nguồn thông tin của khách hàng, hoàn thiện trên cơ sở các chỉ số cảnh báo sớm rủi ro bao phủ được các nguyên nhân gây ra vỡ nợ chủ yếu cho khách hàng doanh nghiệp như: tình hình tài chính của khách hàng, khả năng thanh toán, tài sản đảm bảo và hồ sơ tín dụng … Đồng thời, sử dụng các chỉ tiêu có thể tính tự động như tỉ lệ sử dụng hạn mức, số ngày quá hạn, độ biến động dòng tiền vào ra… nhằm bảo đảm số liệu cập nhật theo thời gian thực”. Việc xây dựng hệ thống này giúp cho Ngân hàng có thể nhận diện rủi ro sớm và kịp thời đưa ra các biện pháp khắc phục, nhằm hạn chế rủi ro tối đa.
Mặt khác, xây dựng các mô hình lượng hoá xác suất vỡ nợ (PD), tổn thất khi vỡ nợ (LGD) và dư nợ tại thời điểm vỡ nợ (EAD) là nền tảng để Sacombank hướng tới áp dụng phương pháp đo lường rủi ro tiên tiến nhất theo Basel II. Mô hình được xây dựng theo chuẩn mực thông lệ quốc tế.
Ngoài ra, Sacombank hiện đang áp dụng một phần mềm chấm điểm và xếp hạng tín dụng với các cá nhân và doanh nghiệp vay vốn. Đây là một công cụ hiệu quả trong phòng ngừa rủi ro. Tuy nhiên, phần mềm này hiện nay cũng chưa thực sự hiệu quả vì biểu điểm cũng như các chỉ tiêu chấm điểm còn hạn hẹp, cần hiệu chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế. Do đó, Sacombank cần nâng cấp, nâng cao khả năng đánh giá chính xác của hệ thống này, thực hiện xếp hạng tín dụng theo định kỳ để làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách khách hàng về giới hạn tín dụng, áp dụng hình thức bảo đảm tiền vay thích hợp, các định hướng cụ thể cho với từng đối tượng khách hàng.
Ba là, Ngân hàng cần thiết lập được bộ phận chuyên nghiên cứu, phân tích diễn biến và dự báo kinh tế vĩ mô trong ngắn, trung và dài hạn để làm định hướng cho hoạt động tín dụng, chiến lược quản lý RRTD và chiến lược đầu tư vốn tín dụng của toàn ngân hàng. Sacombank nên xây dựng các chính sách quản trị RRTD trong từng thời kỳ bao gồm việc xác định tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn tối đa có thể chấp nhận được và cảnh báo các ngành, lĩnh vực cần hạn chế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong hai chương đầu, luận văn đã đưa ra các cơ sở lý luận về quản trị rủi tín dụng tại các Ngân hàng thương mai và thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh Thăng Long trong giai đoạn 2016 – 2018. Ở chương này, luận văn đưa ra các giải pháp và kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Sacombank nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Sacombank – Chi nhánh Thăng Long theo định hướng của Ngân hàng này trong thời tới.
Phụ lục 1:
Thuyết minh BCTC Sacombank – CN Thăng Long năm 2018 (trích) 9. Cho vay khách hàng
Phân tích chất lượng dư nợ cho vay khách hàng như sau:
31/12/2018 31/12/2017 Triệu VND Triệu VND Nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn
Nhóm 2 – Nợ cần chú ý Nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 4 – Nợ nghi ngờ
Nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn
2.294.870 16.250 17.870 20.280 32.830 2.382.100
2.160.150 19.360 14.860 23.640 33.790 2.251.800
Phân tích dư nợ cho vay khách hàng theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp như sau:
31/12/2018 31/12/2017 Triệu VND Triệu VND Cho vay các tổ chức kinh tế
- Công ty TNHH khác - Công ty Cổ phần khác - Doanh nghiệp tư nhân - Công ty nhà nước
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Khác Cho vay cá nhân
501.480 351.170 35.640 12.160 11.960
19.350 1.450.340 2.382.100
481.430 357.390 43.010 9.680
19.370
18.910 1.321.810 2.251.800
Phân tích dư nợ cho vay khách hàng theo thời hạn cho vay như sau:
31/12/2018 31/12/2017 Triệu VND Triệu VND Nợ ngắn hạn
Nợ trung hạn Nợ dài hạn
920.600 702.800 758.700 2.382.100
875.800 660.800 715.200 2.251.800
Phân tích dư nợ cho vay khách hàng theo ngành nghề kinh doanh như sau:
31/12/2018 31/12/2017 Triệu VND Triệu VND Thương mại, sản xuất, chế biến
Kinh doanh bất động sản và tư vấn Xây dựng
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp chế biến, chế tạo
Vận tải kho bãi Giáo dục, đào tạo Các ngành nghề khác
720.510 485.130 289.510 156.080 419.050 98.720
89.230 133.870 2.382.100
689.120 426.370 312.560 124.760
392.830 116.970 87.720 101.47
2.251.800
Phụ lục 2:
Thuyết minh BCTC Sacombank – CN Thăng Long năm 2017 (trích) 9. Cho vay khách hàng
Phân tích chất lượng dư nợ cho vay khách hàng như sau:
31/12/2016 31/12/2017 Triệu VND Triệu VND Nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn
Nhóm 2 – Nợ cần chú ý Nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 4 – Nợ nghi ngờ
Nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn
2.096.060 16.240 12.780 25.120 15.60 2.165.800
2.160.150 19.360 14.860 23.640 33.790 2.251.800
Phân tích dư nợ cho vay khách hàng theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp như sau:
31/12/2016 31/12/2017 Triệu VND Triệu VND Cho vay các tổ chức kinh tế
- Công ty TNHH khác - Công ty Cổ phần khác - Doanh nghiệp tư nhân - Công ty nhà nước
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Khác
Cho vay cá nhân
471.580 458.220 53.950
7.040 14.730
27.130 1.133.150 2.165.800
481.430 357.390 43.010 9.680
19.370
18.910 1.321.810 2.251.800
Phân tích dư nợ cho vay khách hàng theo thời hạn cho vay như sau:
31/12/2016 31/12/2017 Triệu VND Triệu VND Nợ ngắn hạn
Nợ trung hạn Nợ dài hạn
856.500 620.000 689.300 2.165.800
875.800 660.800 715.200 2.251.800
Phân tích dư nợ cho vay khách hàng theo ngành nghề kinh doanh như sau:
31/12/2016 31/12/2017 Triệu VND Triệu VND Thương mại, sản xuất, chế biến
Kinh doanh bất động sản và tư vấn Xây dựng
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp chế biến, chế tạo
Vận tải kho bãi Giáo dục, đào tạo Các ngành nghề khác
660.050 402.180 328.120 115.620 376.720 125.110 86.670 71.330 2.165.800
689.120 426.370 312.560 124.760 392.830 116.970 87.720 101.47 2.251.800
Phụ lục 3: Mẫu khảo sát PHIẾU KHẢO SÁT
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NHTMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH THĂNG LONG Hiện tại anh/ chị đang giữ chức danh: ...
Phần 1: Thông tin cơ bản về đội ngũ nhân sự 1. Trình độ học vấn của anh/chị là gì?
Cao đẳng, liên thông Đại học Sau đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ,....) 2. Anh/ chị đã theo học chuyên ngành gì?
Ngân hàng thương mại Kinh tế
Tài chính Kế toán – Kiểm toán
Quản trị kinh doanh Ngành khác:...
3. Thâm niên công tác?
Dưới 1 năm Từ 1 – 3 năm Từ 3 – 5 năm Trên 5 năm Phần 2: Đánh giá về nhân sự
4. Cán bộ tín dụng và thẩm định luôn thực hiện đúng theo các quy định, quy tắc cấp tín dụng và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.
Đồng ý Chưa chắc chắn Không đồng ý 5. Các cán bộ lãnh đạo ứng xử đúng mực, tuân thủ đầy đủ các quy tắc quản trị rủi
ro trong hoạt động cấp tín dụng.
Đồng ý Chưa chắc chắn Không đồng ý Phần 3: Đánh giá về hệ thống quản trị rủi ro tại chi nhánh
6. Ngân hàng đã xây dựng hệ thống quản trị rủi ro có tính độc lập và hiệu quả.
Đồng ý Chưa chắc chắn Không đồng ý 7. Chính sách phân quyền được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định và có mối liên
hệ mật thiết giữa các bộ phận, phòng ban.
Đồng ý Chưa chắc chắn Không đồng ý Phần 4: Các nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng gây ra rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh Thăng Long.
8. Một vài nguyên nhân thường gặp:
Nguyên nhân Rất phổ
biến
Phổ biến Ít gặp
1. Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng và thẩm định còn hạn chế
2. Định giá chưa chính xác TSĐB và công tác bảo quản TSĐB chưa tốt 3. Chưa tuân thủ quy trình cho vay 4. Chưa chú trọng công tác kiểm soát
sau vay
5. Hệ thống quản trị rủi ro còn tồn tại nhiều hạn chế.
9. Các nguyên nhân khác:
………
………
………
………
………
Phụ lục 4: Thống kê kết quả khảo sát
STT Câu hỏi Số lượng
(Phiếu)
Tỷ lệ (%) Câu 1 Trình độ học vấn của anh/chị là gì?
Cao đẳng 2 1.96
Đại học 92 90.19
Sau đại học 8 7.85
Câu 2 Anh/chị đã theo học chuyên ngành gì?
Ngân hàng thương mại 48 47.06
Tài chính 25 24.51
Kinh tế 14 13.72
Quản trị kinh doanh 8 7.84
Kế toán – Kiểm toán 4 3.92
Ngành khác 3 2.95
Câu 3 Thâm niên công tác
Dưới 1 năm 29 28.43
Từ 1 đến 3 năm 38 37.25
Từ 3 đến 5 năm 25 24.51
Trên 5 năm 10 9.81
Câu 4 Cán bộ tín dụng và thẩm định luôn thực hiện đúng theo các quy định, quy tắc cấp tín dụng và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.
Đồng ý 42 41.17
Chưa chắc chắn 29 28.44
Không đồng ý 31 30.39
Câu 5 Các cán bộ lãnh đạo ứng xử đúng mực, tuân thủ đầy đủ các quy tắc quản trị rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng.
Đồng ý 70 68.63
Chưa chắn chắn 27 26.47
Không đồng ý 5 4.9
Câu 6 Ngân hàng đã xây dựng hệ thống QTRR có tính độc lập và hiệu quả.
Đồng ý 74 73.72
Chưa chắn chắn 16 14.52
Không đồng ý 12 11.76
Câu 7 Chính sách phân quyền được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định và có mối liên hệ mật thiết giữa các bộ phận, phòng ban.
Đồng ý 64 62.94
Chưa chắn chắn 21 20.43
Không đồng ý 17 16.63
Câu 8: Các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng thường gặp
Rất phổ biến Phổ biến Ít gặp
SL % SL % SL %
Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng và thẩm định còn hạn chế
51 50.78 41 39.41 10 9.61
Định giá chưa chính xác TSĐB và công tác bảo quản TSĐB chưa tốt
31 30.24 44 42.67 27 27.09
Chưa tuân thủ quy trình cho vay 40 39.52 46 45.36 16 15.12 Chưa chú trọng công tác kiểm soát sau
vay
26 25.31 53 52.36 23 22.33
Hệ thống quản trị rủi ro còn tồn tại nhiều hạn chế.
15 14.35 20 19.14 67 66.51
Phụ Lục 5: Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng
* Các dấu hiệu về tài chính
✓ Dấu hiệu từ báo cáo tài chính của khách hàng
− Khách hàng thường cung cấp chậm hoặc cung cấp không đúng các thông tin tài chính cho ngân hàng.
− Tình hình tài chính của doanh nghiệp có những điểm bất thường.
+ Tiền và tương đương tiền cuối kỳ không khớp với số liệu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
+ Kiểm tra số liệu đầu tư tài chính trên BCĐKT có khớp với bảng kê khai chi tiết của công ty hay không;
+ Chú ý tới khấu hao hàng năm để xem chính sách trích khấu hao của doanh nghiệp;
+ So sánh BEP với chi phí vốn vay kinh doanh.;
+ Tỷ trọng khoản phải thu trên hàng tồn kho lớn;
+ Hàng tồn kho tăng đột biến mà không theo chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp;
+ Doanh thu tăng nhưng lợi nhuận lại giảm;
+ Xuất hiện những khoản nợ mà công ty vay hoặc cho vay cán bộ hoặc cổ đông của công ty.
✓ Dấu hiệu từ các hệ số tài chính
− Cơ cấu vốn không hợp lý;
− Các vòng quay hàng tồn kho, khoản phải thu, khoản phải trả, vốn lưu động....
thể hiện sự suy yếu;
− Các chỉ số thanh khoản, khả năng sinh lời cho thấy dấu hiệu suy yếu.
* Các dấu hiệu phi tài chính
✓ Dấu hiệu liên quan đến khách hàng
− Mức độ vay thường xuyên, vượt quá nhu cầu dự kiến;
− Đề nghị gia hạn, điều chỉnh các khoản nợ nhiều lần không rõ lý do;
− Chấp nhận sử dụng nguồn tài trợ với mọi điều kiện và lãi suất cao;
− Khách hàng cố ý trì hoãn hay ngăn chặn việc cán bộ tín dụng kiểm tra thực tế định kỳ hoặc đột xuất tình hình sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn vay của khách hàng;
− Khách hàng có dấu hiệu không thực hiện đầy đủ các quy định, vi phạm pháp luật trong qua trình vay vốn.
✓ Dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý của khách hàng
− Có sự thay đổi về cơ cấu nhân sự trong hệ thống quản trị;
− Xuất hiện sự bất đồng trong hệ thống điều hành;
− Bộ phận quản lý cấp cao thể hiện sự yếu kém trong công tác quản lý doanh nghiệp, bộ phận, phòng ban, không đưa ra được hướng phát triển cụ thể, tầm nhìn chiến lược cho tương lai của doanh nghiệp;
− Hoạt động sản xuất kinh danh của khách hàng có dấu hiệu khó khăn: thị trường cạnh tranh, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh, sản phẩm đầu ra khó tiêu thụ;
− Doanh thu và lợi nhuận sụt giảm đột ngột, chậm trả tiền công cho nhân viên;
− Xuất hiện các khoản chi phí quản lý bất hợp pháp;
− Đối với người vay là cá nhân, bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu của bệnh tật kéo dài, đi công tác thường xuyên hoặc vắng mặt khỏi nơi làm việc nhiều ngày.
✓ Dấu hiệu về kỹ thuật và thương mại
− Khó khăn trong phát triển sản phẩm mới hoặc không có sản phẩm thay thế;
− Những thay đổi chính sách của Nhà nước: thuế, môi trường, ...;
− Thay đổi ngành nghề kinh doanh;
− Sản phẩm có tính thời vụ cao;
− Vấn đề về thị hiếu.
✓ Dấu hiệu phi tài chính khác
− Đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng. Đánh giá quá cao năng lực tài chính của khách hàng so với thực tế, đánh giá khách hàng thông qua thông tin do khách hàng cung cấp mà không điều tra xem xét thông tin từ các nguồn khác;
− Cấp tín dụng dựa trên cam kết không chắc chắn và thiếu tính đảm bảo từ phía khách hàng;
− Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt khả năng và năng lực kiểm soát của ngân hàng;
− Soạn thảo các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tín dụng không rõ ràng;
− Hồ sơ tín dụng không hoàn chỉnh, thiếu các giấy tờ quan trọng;
− Khuynh hướng cạnh tranh để tăng trưởng bất chấp rủi ro: hạ thấp lãi suất, cắt giảm các điều kiện, thủ tục cho vay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu học tập Quản trị rủi ro tín dụng - Bộ môn Quản trị rủi ro tín dụng, Khoa Ngân hàng, Học viện Ngân hàng.
2. Giáo trình Tín dụng Ngân hàng - Học viện Ngân hàng, NXB Lao động – xã hội.
3. Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng - TS.Tô Ngọc Hưng, NXB Thống kê.
4. Luật các tổ chức tín dụng (2017).
5. Quản trị rủi ro Ngân hàng trong nền kinh tế toàn cầu (Dương Hữu Hạnh, MPA-1973).
6. Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM.
7. Quyết định số 324/1998/QĐ-NHNN1 của Thống đốc NHNN Việt Nam ngày 30/09/1998 về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
8. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
9. Thông tư 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
10. Thông tư 36/2014/TT-NHNN về Quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
11. Báo cáo thường niên năm 2017 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.
12. Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Thăng Long năm 2016, 2017, 2018.
13. Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với Ngân hàng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.
14. Quy trình 134/2012/QT-TGĐ về Quy trình quản trị rủi ro tín dụng (Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, 2012).
15. Quy định nội bộ về chiến lược rủi ro của Sacombank (2018).
16. Quyết định số 44/2012/QĐ-HĐQT về Quản lý rủi ro tín dụng tại Sacombank (Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, 2012).