CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH THĂNG LONG
2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QTRR TÍN DỤNG TẠI NHTMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH THĂNG LONG
2.3.3. Nguyên nhân tồn tại và hạn chế trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Sacombank – CN Thăng Long
− Thứ nhất, nguyên nhân khách quan từ nền kinh tế.
Những biến động kinh tế không dự báo được là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng. Khi xuất hiện biến động sẽ ảnh hưởng đến một số nhóm ngành mà Chi nhánh tài trợ, dẫn đến tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn, khách hàng không trả nợ vốn vay đúng hạn hoặc không có khả năng hoàn trả và từ đó làm gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cho Ngân hàng.
Ngoài ra, các hành lang pháp lý ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập và chưa thuận lợi trong việc xử lý TSĐB để giúp các Ngân hàng thu hồi vốn vay. Hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN chưa thực sự phát huy hết hiệu quả, năng lực của các cán bộ thanh tra còn hạn chế, công tác kiểm tra còn mang tính thụ động.
− Thứ hai, nguyên nhân từ phía khách hàng.
Điều này phụ thuộc rất nhiều vào thiện chí trả nợ của khách hàng. Có một số khách hàng do năng lực lãnh đạo, quản lý bị suy giảm dẫn đến tình hình sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, dẫn đến trả chậm hoặc không có khả năng trả nợ. Thêm vào đó, khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích. Một số ít khác, họ có chủ ý lừa đảo, chiếm dụng vốn vay của Ngân hàng nên đã cung cấp thông tin không chính xác, làm giả các giấy tờ như Phương án sử dụng vốn, giấy tờ sở hữu TSĐB… khiến Ngân hàng không thể thu hồi vốn và phải xếp vào nhóm nợ xấu.
− Thứ ba, nguyên nhân từ phía ngân hàng.
Có khá nhiều nguyên nhân thuộc về Ngân hàng. Để có cái nhìn thực tế hơn, tôi đã lấy đây làm một câu hỏi trong Phiếu khảo sát (Phụ lục 4) tại câu hỏi số 8 “Các nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng gây ra rủi ro tín dụng tại Sacombank – CN Thăng Long”. Kết quả được trình bày dưới bảng sau:
Hình 2.5: Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại Sacombank – CN Thăng Long
(Nguồn: Khảo sát của tác giả)
14.35%
25.31%
50.78%
39.52%
30.24%
19.14%
52.36%
39.41%
45.36%
42.67%
66.51%
22.33%
9.61%
15.12%
27.09%
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Hệ thống quản trị rủi ro còn tồn tại nhiều hạn chế Chưa chú công tác kiểm soát sau cho vay Kinh nghiệm của cán bộ còn hạn chế Chưa tuân thủ quy trình cho vay Định giá chưa chính xác TSĐB
Rất phổ biến Phổ biến Ít gặp
Qua biểu đồ trên, ta nhận thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn tới rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh Thăng Long đó đội ngũ nhân sự còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm trong khâu thẩm định và định giá TSĐB, chưa tuân thủ đúng các bước trong quy trình cho vay với tổng tỷ lệ rất phổ biến và phổ biến lần lượt là 90.19%, 72.91%, 84.88%. Bởi hiện nay, Chi nhánh đang từng bước mở rộng hoạt động tín dụng nên tăng cường tuyển dụng cán bộ nhân viên và thường là các cán bộ trẻ, kinh nghiệm còn hạn chế. Cùng với đó, dưới áp lực của chỉ tiêu kinh doanh, các cán bộ tín dụng và thẩm định phải chạy chỉ tiêu, dẫn tới tình trạng nhiều khoản vay được cấp tín dụng vội vàng, thậm chí còn giúp khách hàng “make up” hồ sơ của họ để được giải ngân. Đây chính là lỗ hổng trong việc cấp tín dụng, gây rủi ro lớn cho Ngân hàng. Ngoài ra, công tác kiểm soát sau cho vay cũng là bước vô cùng quan trọng, nó giúp theo dõi và phát hiện ra các dấu hiệu rủi ro và đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời. Tuy nhiên, công tác này hiện nay cũng chưa được chú trọng lắm và được đội ngũ nhân viên đánh giá là nguyên nhân khá phổ biến gây ra rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Thăng Long (tỷ lệ phổ biến chiếm 52.36%) bởi Sacombank vẫn chưa có sự phân tách giữa bộ phận quản lý khách hàng sau vay và bộ phận kinh doanh. Các cán bộ tín dụng vẫn có nhiệm vụ theo dõi, giám sát các khách hàng của mình sau giải ngân, do đó vẫn xảy ra tình trạng cán bộ tín dụng có quan hệ mật thiết với khách hàng nên chỉ kiểm tra chống đối, mang tính hình thức hoặc báo cáo không chính xác tính hình thực tế của khách hàng dẫn đến những rủi ro đáng tiếc cho Ngân hàng. Ngoài ra, hệ thống bộ máy quản trị rủi ro được các nhân viên đánh giá không phải nguyên nhân chủ gây ra rủi ro tín dụng tại Chi nhánh với tỷ lệ đánh giá phổ biến và rất phổ biến chiếm khoảng 33.49% nhưng hệ thống này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác quản trị RRTD, nếu không có hệ thống này thì cũng không thể thực hiện công tác quản trị hiệu quả được. Hiện nay, vẫn còn sự chồng chéo về chức năng giữa các phòng ban, bộ phận như bộ phận kinh doanh và thẩm định. Nếu sự phân tách độc lập hơn hơn về chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận này thì hệ thống quản trị này sẽ được hoàn thiện hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, luận văn đã phân tích khái quát về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức của Sacombank – Chi nhánh Thăng Long và thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh này. Qua đó, thấy được các kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế trong công tác QTRR tín dụng và làm rõ các nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó trong công tác QTRR tín dụng của chi nhánh Thăng Long. Thêm vào đó, luận văn cũng đề cập đến một cuộc khảo sát tại chi nhánh để có cái nhìn thực tế về các nguyên nhân gây ra RRTD xuất phát từ phía ngân hàng. Thông qua việc phân tích ở chương này, luận văn cũng đưa ra các giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện QTRR tín dụng tại chi nhánh tại Chương 3.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH THĂNG LONG