Nội dung phát triển tín dụng doanh nghiệp nhập khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhập khẩu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt (Trang 20 - 23)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2 Phát triển tín dụng doanh nghiệp nhập khẩu của Ngân hàng thương mại

1.2.1 Nội dung phát triển tín dụng doanh nghiệp nhập khẩu

Ngày nay, các ngân hàng hiện đại hoạt động đa năng nhằm tăng thu nhập không nh ng từ các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống, mà ngày càng mở rộng các nghiệp vụ ngoại bảng trong đó có thanh toán quốc tế, trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu hoạt động ngoại thương ngày càng sôi động và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế các nước, hoạt động ngoại thương gi a các nước với nhiều hình thức thỏa thuận đa dạng điều này đòi hỏi các ngân hàng thương mại cần phải phát triển đa dạng hơn các nghiệp vụ tài trợ nhập khẩu theo hướng tiện dụng, hiệu quả cao đồng thời nghiên cứu và phát triển các nghiệp vụ mới.

Các ngân hàng thương mại cần vận dụng các chính sách, quy định pháp luật và các quy định nội bộ của mình để đƣa ra các chiến lƣợc, giải pháp cụ thể thúc đẩy phát triển tín dụng nhập khẩu, qua đó tăng trưởng quy mô cung ứng, tăng khả năng cạnh tranh, tăng lợi nhuận cho ngân hàng trên cơ sở kiểm soát rủi ro và đảm bảo chất lƣợng dịch vụ cung cấp cho các doanh nghiệp.

Phát triển tín dụng doanh nghiệp nhập khẩu có rất nhiều nội dung tuy nhiên các ngân hàng hiện nay thường áp dụng các nội dung phát triển tín dụng nhập khẩu sau:

 Tăng về quy mô cho vay

 Mở rộng về thị phần

 Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, đối tƣợng tài trợ phù hợp và hiệu quả hơn

 Tăng trưởng các nguồn thu nhập liên quan

 Kiểm soát các rủi ro liên quan

 Nâng cao chất lƣợng dịch vụ

Tùy vào mục tiêu và chiến lƣợc phát triển tín dụng nhập khẩu của từng ngân hàng thương mại theo từng thời kỳ, thị trường nhập khẩu trong nước... từng ngân hàng thương mại sẽ tập trung, ưu tiên phát triển tín dụng nhập khẩu theo các nội dung nêu trên, xây dựng chiến lược phát triển theo định hướng phù hợp, mục tiêu từng thời kỳ.

1.2.1.1 Tăng về quy mô cho vay

Phát triển tín dụng nhập khẩu theo hướng tăng quy mô là hình thức tập trung các nguồn lực để đẩy mạnh dƣ nợ cho vay nhập khẩu tại các ngân hàng. Việc phát triển cho vay được thể hiện mức độ tăng trưởng theo từng loại đồng tiền cho vay, theo thời hạn cho vay, theo mục đích vay vốn...

Ngoài ra, các ngân hàng chú trọng phát triển về số lƣợng khách hàng nhƣ:

phát triển khách hàng mới trong đó ƣu tiên phát triển trên địa bàn hoạt động kinh doanh của chi nhánh, phát triển khách hàng trong một số lĩnh vực nhập khẩu tiềm năng hoặc tập trung theo định hướng của nhà nước và thị trường, phát triển khách hàng có quy mô vừa và lớn, có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh nhập khẩu....

Tăng trưởng về quy mô còn được thể hiện thông qua việc tăng trưởng các hợp đồng bảo lãnh, tăng trưởng doanh số L/C đã phát hành hoặc thực hiện thanh toán.

1.2.1.2 Mở rộng về thị phần

Phát triển tín dụng nhập khẩu theo định hướng mở rộng về thị phần rất quan trọng với từng ngân hàng, qua đó sẽ thể hiện vị thế của ngân hàng. Do vậy, các ngân hàng thương mại cần đưa ra các chiến lược nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình so với các ngân hàng thương mại trong cùng địa bàn thông qua việc tăng trưởng các nội dung phát triển về quy mô nhập khẩu nêu ở trên. Từ đó, các ngân hàng thương mại tạo uy tín và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại.

Bên cạnh đó, để phát triển thị phần, các ngân hàng còn chú trọng đến hiệu quả kinh doanh, hiệu quả cao thể hiện vị thế của ngân hàng so với các doanh nghiệp trong nước. Đồng thời các ngân hàng thương mại luôn tạo ra hệ thống các danh mục sản phẩm dịch vụ có tiện ích, sản phẩm chuyên dùng cho lĩnh vực nhập khẩu hoặc đặc thù của doanh nghiệp nhập khẩu... thông qua đó phát triển dƣ nợ cho vay nhập khẩu, tăng doanh số L/C... góp phần gia tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

1.2.1.3 Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, đối tượng tài trợ phù hợp và hiệu quả

Cơ cấu sản phẩm phù hợp và hiệu quả nhằm mục đích thay đ i dƣ nợ cho vay nhập khẩu theo từng loại hình cho vay, theo từng kỳ hạn vay hoặc thay đ i cơ cấu các loại hình bảo lãnh và L/C mà ngân hàng phát hành phù hợp với mục đích

tăng trưởng tín dụng theo từng thời kỳ.

Bên cạnh cơ cấu sản phẩm, đối tƣợng tài trợ đƣợc các ngân hàng lựa chọn và xây dựng chiến lƣợc cho từng giai đoạn phát triển của ngân hàng. Trong xu thế phát triển kinh tế hiện nay, các ngân hàng thương mại đang thực hiện dịch chuyển theo đối tƣợng khách hàng sử dụng đa dạng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, hiệu quả trong cho vay cao thể hiện thông qua chênh lệch lãi suất cho vay và chi phí vốn cho vay.

Do vậy, cơ cấu sản phẩm và đối tƣợng tài trợ phù hợp sẽ khai thác tối đa hiệu quả của hoạt động tín dụng đồng thời hạn chế các rủi ro phát sinh qua đó tạo ra lợi thế cạnh tranh riêng, gia tăng nguồn thu cho ngân hàng.

1.2.1.4 Tăng thu nhập

Nguồn thu của các ngân hàng Việt Nam hiện nay, phần lớn đến từ thu tín dụng thông qua hoạt động cho vay.

Trong cơ cấu t ng nguồn thu từ hoạt động tín dụng thì nguồn thu từ hoạt động cho vay nhập khẩu cũng không ngoại lệ và kèm theo thu phí phát hành, phí bảo lãnh từ các hoạt động bảo lãnh và L/C tuy nhiên tỷ trọng còn khá khiêm tốn trong t ng thu nhập của các ngân hàng thương mại. Do vậy, ngoài việc tăng doanh số cho vay, các ngân hàng thương mại cần phải cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng đƣợc các nhu cầu phát hành bảo lãnh, mở L/C không dùng vốn vay của khách hàng từ ngân hàng sẽ gia tăng nguồn thu nhập.

1.2.1.5 Kiểm soát rủi ro

Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại luôn chứa đựng các rủi ro phát sinh nên công tác kiểm soát rủi ro cho vay nhập khẩu luôn song hành với công tác quản trị và kinh doanh của các ngân hàng với mục tiêu cơ bản:

 Hiệu quả kinh doanh cao trong giới hạn rủi ro tín dụng có thể giám sát và chấp nhận;

 Thực hiện đúng các quy định của pháp luật, ngân hàng nhà nước và nội bộ từng ngân hàng;

 Đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả, phát triển bền v ng.

Đáp ứng các mục tiêu này các ngân hàng cần cân bằng gi a lợi ích và rủi ro,

khi các ngân hàng lựa chọn tăng trưởng quy mô, đẩy mạnh phát triển cho vay, tăng số dƣ bảo lãnh hoặc cam kết L/C các ngân hàng phải có giải pháp kiểm soát và hạn chế các phát sinh nợ xấu, xây dựng các phương án trích lập dự phòng phù hợp để bù đắp cho các t n thất có thể xảy ra.

1.2.1.6 Nâng cao chất lượng dịch vụ

Các doanh nghiệp khi thực hiện vay vốn phục vụ cho hoạt động nhập khẩu thường sử dụng các dịch vụ đi kèm như: Chuyển tiền, bảo lãnh, phát hành L/C.

Do vậy, hoạt động dịch vụ liên quan của các ngân hàng cần phải đƣợc nâng cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng về thời gian và chất lƣợng. Do vậy, các ngân hàng thương mại tự điều chỉnh quy định nội bộ thường xuyên, ghi nhận và thu thập các góp ý, phản hồi của khách hàng để khắc phục các hạn chế nhằm nâng cao hơn chất lƣợng dịch vụ, cạnh tranh với các ngân hàng ngoại đang hoạt động tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhập khẩu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)