CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI, CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT
2.3 Đánh giá thực trạng phát triển tín dụng doanh nghiệp nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP quân đội, chi nhánh Hoàng Quốc Việt
2.3.2 Nh ng hạn chế, yếu kém còn tồn tại
Bên cạnh nh ng kết quả đạt đƣợc, quá trình phát triển tín dụng doanh nghiệp nhập khẩu của Chi nhánh còn nh ng hạn chế nhất định.
2.3.2.1 Thị phần tín dụng nhập khẩu của chi nhánh tại địa bàn còn rất nhỏ, quy mô dư nợ cho vay nhập khẩu chưa tương xứng với lợi thế của chi nhánh
Trong nh ng năm qua, chi nhánh Hoàng Quốc Việt đã chú trọng đến việc phát triển quy mô tín dụng nhập khẩu, trong đó hoạt động cho vay đƣợc chú trọng và tăng cường phát triển tuy nhiên quy mô về dư nợ chưa có nhiều đột phá trong giai đoạn 2014-2015. Với định hướng phát triển tín dụng nhập khẩu cộng với nh ng thuận lợi từ nền kinh tế đƣợc phục hồi trong giai đoạn 2016-2017, dƣ nợ cho vay nhập khẩu của chi nhánh đã có nh ng bước tăng trưởng tốt, đạt 744 tỷ đồng tăng 231 tỷ đồng so với năm 2016 tương ứng tăng 45.0% so với năm 2016 và tăng 135.6% so với năm 2014 tuy nhiên mức tăng trưởng này mới chỉ hoàn thành 85,3%
kế hoạch. Cơ cấu dƣ nợ cho vay nhập khẩu giai đoạn 2014-2017 của chi nhánh chỉ đạt xung quanh mức 15,5% so với mục tiêu đạt 20-25% thì đây còn là khoảng cách khá lớn mà chi nhánh cần phải nỗ lực đạt đƣợc.
Mặc dù năm 2017, quy mô dƣ nợ cho vay nhập khẩu của chi nhánh Hoàng Quốc Việt có mức tăng trưởng tốt đạt 744 tỷ đồng nhưng còn khá khiêm tốn trong hệ thống, chỉ chiếm 5,6% thị phần các chi nhánh tại Hà Nội của Ngân hàng TMCP quân đội, thấp hơn rất nhiều so với một số chi nhánh khác nhƣ: Chi nhánh Thăng Long chiếm 26,4%, chi nhánh Điện Biên Phủ chiếm 33,1%, Sở giao dịch chiếm 15,7% và so toàn hệ thống Ngân hàng TMCP quân đội, dƣ nợ cho vay nhập khẩu của chi nhánh chỉ chiếm khoảng 1,5%. Do vậy, mức tăng trưởng dư nợ cho vay hiện nay của chi nhánh còn khá khiêm tốn, chưa tương xứng với ưu thế và tiềm năng của chi nhánh. Bên cạnh đó số lƣợng khách hàng nhập khẩu của chi nhánh có sự tăng trưởng, tuy nhiên vẫn chiếm một tỷ trọng nhỏ so với t ng số lượng khách hang
doanh nghiệp tại chi nhánh.
2.3.2.2 Tốc độ tăng trưởng cho vay nhập khẩu chưa ổn định, phụ thuộc nhiều vào tốc độ tăng dư nợ chung
Trong giai đoạn 2014-2017, tăng trưởng dư nợ cho vay nhập khẩu bình quân của chi nhánh Hoàng Quốc Việt đạt 15,5% thấp hơn so với mức tăng trưởng bình quân t ng dƣ nợ chi nhánh 30.3%. Điều này cho thấy quá trình cơ cấu đối tƣợng cho vay khách hàng ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tăng trưởng cho vay nhập khẩu.
Bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng còn thiếu tính n định, chưa hoàn thành kế hoạch của chi nhánh và phụ thuộc nhiều vào một số khách hàng cũ và một số ngành nghề nhất định.
2.3.2.3 Dư nợ tín dụng nhập khẩu thư ng tập trung ở một số ngành nghề nhất định và ít có sự đa dạng hóa, khách hàng vay nhập khẩu còn hạn chế chưa có nhiều khách hàng có quy mô lớn
Trong giai đoạn 2014-2015, chi nhánh thực hiện cơ cấu lại khách hàng tập trung khai thác chiều rộng và chiều sâu khách hàng SME và cá nhân, giảm tỷ trọng khách hàng lớn mang lại biên lợi nhuận thấp và hoạt động kém hiệu quả kéo theo các dƣ nợ cho vay nhập khẩu và doanh số thanh toán nhập khẩu có sự biến động đáng kể cộng thêm yếu tố về kinh tế vĩ mô và tình hình kinh tế chính trị trên thế giới trong giai đoạn đó, điều này cho thấy hoạt động cho vay nhập khẩu tại chi nhánh phụ thuộc nhiều vào một số khách hàng lớn và một số lĩnh vực kinh doanh nhƣ: Xe ô tô nhập khẩu, máy công trình, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi.
Năm 2017, dƣ nợ cho vay nhập khẩu của chi nhánh tăng 184 tỷ đồng so với năm 2015, trong đó khách hàng lớn nhập khẩu mới trong lĩnh vực nhập khẩu ô tô chiếm đến 34,8% t ng dƣ nợ tăng mới. Và lũy kế t ng dƣ nợ cho vay nhập khẩu nhóm ngành thức ăn chăn nuôi là 144,8 tỷ đồng chiếm 23,6% t ng dƣ nợ cho vay nhập khẩu tại chi nhánh; lĩnh vực xăng dầu chiếm 22,5% t ng dƣ nợ cho vay nhập khẩu, lĩnh vực máy móc thi công công trình chiếm 12% t ng dƣ nợ cho vay nhập khẩu, phần còn lại là các lĩnh vực nhƣ: thép, thiết bị nghe nhìn, văn phòng và hàng tiêu dùng với quy mô nhỏ. Nhƣ vậy, cơ cấu khách hàng nhập khẩu tại chi nhánh
chƣa đa dạng, các khách hàng mới quy mô còn nhỏ, chi nhánh còn phụ thuộc vào một số ngành nghề cũ, chƣa tiếp cận đƣợc với các khách hàng doanh nghiệp nhập khẩu trong lĩnh vực khác nhƣ: Thiết bị y tế, dƣợc phẩm, nguyên vật liệu sản xuất;
thiết bị tin học, chƣa khai thác và tiếp thị khách hàng mới hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam nhƣ: may mặc, giầy da, thủy sản, nông sản.
2.3.2.4 Chất lượng dịch vụ cần cải thiện thêm
Năm 2017, chất lƣợng dịch vụ nhập khẩu tại chi nhánh đã có nhiều cải thiện tuy nhiên khách hàng đánh giá chi nhánh chƣa tốt về khả năng tƣ vấn và hỗ trợ giải quyết các vướng mắc của khách hàng trong giao dịch thương mại quốc tế. Đây là hạn chế thuộc về yếu tố nhân lực do đội ngũ nhân lực chi nhánh thời gian qua thường xuyên có sự thay đ i, điều chỉnh, nhiều nhân viên trẻ chưa có đầy đủ kiến thức thương mại quốc tế nên chưa tư vấn được các vấn đề phát sinh của khách hàng.
Bên cạnh đó, giá cả dịch vụ và cho vay nhập khẩu của chi nhánh còn cao so với các chi nhánh ngân hàng thương mại khác mặc dù chi nhánh đã có nhiều biện pháp hỗ trợ giảm nhƣng chƣa triển khai đƣợc nhiều khách hàng và có tính n định lâu dài.
2.3.2.5 Các sản phẩm dành cho khách hàng tín dụng nhập khẩu đưa ra khác nhiều, tuy nhiên chưa được khai thác triệt để ở MB HQV, bên cạnh đó các sản phẩm tín dụng này chưa có những ưu điểm nổi trội để có khả năng thu hút khách hàng, các dịch vụ khác đi kèm tại chi nhánh chưa hỗ trợ tốt
Các dịch vụ khác đi kèm với hoạt động cho vay doanh nghiệp nhập khẩu tại chi nhánh chưa tốt, chẳng hạn doanh nghiệp nhập khẩu thường vay ngoại tệ để thanh toán hoặc vay Việt Nam Đồng để mua ngoại tệ thanh toán nước ngoài nhưng tỷ giá thường cao nên kém cạnh tranh, chi nhánh chưa chủ động được các nguồn vốn ngoại tệ, phụ thuộc vào nguồn ngoại tệ mua từ hội sở, nguồn ngoại tệ xuất khẩu rất ít. Phí thu từ kinh doanh mua bán ngoại tệ và TTQT tăng trưởng qua các năm, tuy nhiên hoạt động kinh doanh mua bán ngoại tệ chủ yếu bằng đồng Đô la Mỹ biên lợi nhuận không lớn, hoạt động kinh doanh mua bán ngoại tệ chủ yếu là giao ngay, các hình
thức phái sinh khác nhƣ Forward hoặc Swap chƣa đƣợc sử dụng ph biến. Tỷ lệ phương thức thanh toán thu được nhiều phí như L/C chưa cao trong cơ cấu, chủ yếu vẫn là phương thức TTR.