CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI, CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT
2.1 Giới thiệu tổng quan về chi nhánh Hoàng Quốc Việt
2.1.2 Mô hình t chức của chi nhánh Hoàng Quốc Việt
Trong giai đoạn chiến lƣợc 2011-2017, Ngân hàng TMCP quân đội xây dựng các chi nhánh theo hai mô hình: Ngân hàng cộng đồng, ngân hàng giao dịch và ngân hàng thuận tiện theo các tiêu chí về tài sản, lợi nhuận, cơ cấu khách hàng… Theo đó, chi nhánh Hoàng Quốc Việt thuộc nhóm các chi nhánh ngân hàng thuận tiện với đối tƣợng khách hàng hướng tới chính là khách hàng SME, khách hàng cá nhân và khách hàng CIB.
Hình 2.1: Mô hình tổ chức của chi nhánh Hoàng Quốc Việt
Ghi chú Mối quan hệ điều hành trực tiếp
Mối quan hệ điều hành gián tiếp
Nguồn: Quy định mô hình tổ chức nội bộ của Ngân hàng TMCP quân đội
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh
Phòng hỗ trợ Phó giám đốc phụ
trách vận hành
Phòng khách hàng cá nhân
Phòng giao dịch Giám đốc chi
nhánh Phòng khách hàng
doanh nghiệp
Phòng dịch vụ khách hàng
Ban Giám đốc chi nhánh: gồm giám đốc, 01 phó giám đốc phụ trách kinh doanh và 01 phó giám đốc phụ trách vận hành. Ban giám đốc Chi nhánh có các trách nhiệm sau: (i) Chịu trách nhiệm về các kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. (ii) Điều hành công việc theo từng nhiệm vụ chức danh, theo các chương trình và kế hoạch của riêng chi nhánh và Hội sở phân giao. (iii) Trực tiếp báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh với Ban lãnh đạo ngân hàng và các đơn vị liên quan tại hội sở. (iv) Tham gia đào tạo và phát triển đội ngũ nhân lực kế cận.
Phòng hỗ trợ: gồm bộ phận hỗ trợ tín dụng, bộ phận hành chính – nhân sự - kế toán. Phòng hỗ trợ có chức năng: (i) Tham mưu cho Ban Giám đốc về việc xây dựng, triển khai và phát triển kế hoạch nhân lực. (ii) Quản lý, bảo mật hồ sơ tín dụng, kiểm soát và tham mưu các vấn đề liên quan công tác hỗ trợ tín dụng (iii) Đề xuất và tham gia vào công tác mua sắm, bảo quản công cụ lao động, đảm bảo sử dụng tiết kiệm và hiệu quả. (iv) Thực hiện các công tác hậu cần – hành chính trong chi nhánh.
Phòng Khách hàng doanh nghiệp(Khách hàng lớn; Khách hàng vừa và nhỏ) và phòng Khách hàng Cá nhân: Là 2 phòng đầu mối kinh doanh trực tiếp tại chi nhánh theo từng đối tƣợng khách hàng (doanh nghiệp, cá nhân), cụ thể:
- Tiếp thị và củng cố mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng theo danh sách đƣợc phân giao. Từ đó, giới thiệu, tƣ vấn khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng.
- Trực tiếp thẩm định khách hàng và các phương án vay vốn của các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân tại chi nhánh trên cơ sở căn cứ đúng quy định, quy trình do Ngân hàng TMCP quân đội ban hành và quy định của pháp luật.
- Tham mưu và đề xuất Ban giám đốc triển khai các chương trình tiếp thị, chăm sóc khách hàng.
- Giải đáp các thắc mắc, vướng mắc phát sinh của các khách hàng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban giám đốc phân giao.
Ngoài các nhiệm vụ chung nêu trên, trong phòng khách hàng doanh nghiệp có bộ phận tài trợ thương mại với chức năng thực hiện các thủ tục kiểm tra hồ sơ
liên quan đến hoạt động TTQT. Bộ phận này sẽ hỗ trợ cho các phòng nghiệp vụ hội sở rút ngắn thời gian xử lý nghiệp vụ liên quan, đảm bảo thời gian cung cấp dịch vụ tới khách hàng nhanh và thuận tiện nhất.
Phòng Dịch vụ khách hàng: gồm bộ phận giao dịch và bộ phận kho quỹ, chức năng nhƣ sau:
- Phối hợp với các đơn vị kinh doanh triển khai công tác huy động nguồn vốn từ các đối tƣợng khách hàng đƣợc phân giao quản.
- Thực hiện các dịch vụ giao dịch trực tiếp tại quầy nhƣ : Tiền gửi, chuyển tiền, mở tài khoản.... cho các khách hàng.
- Chịu trách nhiệm quản lý chất lƣợng dịch vụ tại sàn giao dịch, nâng cao thương hiệu, hình ảnh của chi nhánh đối với khách hàng.
- Tƣ vấn thông tin về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho các đối tƣợng khách hàng vãng lai.
- Thực hiện các nghiệp vụ khác do Ban giám đốc phân giao.
Các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh: bao gồm bộ phận dịch vụ khách hàng và bộ phận kinh doanh thực hiện các chức năng, nhiệm vụ kinh doanh tương tự như các phòng tại trụ sở của chi nhánh.
Với mô hình hoạt động hiện nay, chi nhánh triển khai tốt hoạt động kinh doanh, phân công nhiệm vụ từ Ban giám đốc đến các phòng ban nghiệp vụ theo từng phân khúc khách hàng đảm bảo định hướng và chiến lược kinh doanh đồng nhất, đáp ứng đƣợc các yêu cầu của hoạt động kinh doanh.
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của MB Hoàng Quốc Việt
Trong nh ng năm qua, hoạt động Ngân hàng diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khủng hoảng kinh tế kéo theo là sự sụp đ của hệ thống Ngân hàng lớn trên thế giới, kinh tế trong nước phát triển chưa n định và chịu nh ng tác động của các yếu tố bên ngoài. Bên cạnh đó chúng ta cũng nhận đƣợc nhiều dấu hiệu tích cực cho thấy nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đang trên đà phục hồi. Để thực hiện tốt các chương trình hành động của Ngân hàng TMCP Quân đội đề ra, Ngân hàng TMCP Quân đội - chi
nhánh Hoàng Quốc Việt đã triển khai tích cực các mặt hoạt động đóng góp vào các kết quả chung của toàn hệ thống. Các kết quả kinh doanh qua 4 năm từ 2014-2017 đƣợc thể hiện trên các mặt sau:
2.1.3.1 Huy động vốn
Năm 2015, chi nhánh Hoàng Quốc Việt thực hiện điều chỉnh cơ cấu huy động vốn, giảm huy động vốn từ các khách hàng CIB, khách hàng cá nhân có số dƣ tiền gửi cao nhưng ngắn hạn không n định, tăng cường huy động các nguồn vốn tiết kiệm từ dân cƣ, huy động các nguồn vốn không kỳ hạn từ các khách hàng doanh nghiệp SME.
Năm 2017, cơ cấu huy động vốn của chi nhánh Hoàng Quốc Việt đƣợc thực hiện đúng theo định hướng, tiếp tục tăng trưởng, tạo tiền đề cho công tác cho vay phát triển, đặc biệt với hoạt động huy động vốn của CIB tăng khá ấn tƣợng do 06/2017, Ngân hàng Quân đội – chi nhánh Hoàng Quốc Việt thành lập Hub CIB (tập trung các khách hàng CIB về một cụm chi nhánh) cụ thể:
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của MB Hoàng Quốc Việt từ 2014-2017 Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2014 2015 2016 2017
Giá trị Giá trị
+/- So với năm
2014 Giá trị
+/- So với năm
2015 Giá trị
+/- So với năm
2016
(%) (%) (%)
Huy động
vốn 4,792 5,272 10.0% 5,565 5.6% 6,623 19.0%
Doanh
nghiệp 2,454 2,518 2.6% 2,720 8.0% 3,018 11.0%
Dân cƣ 2,338 2,754 17.8% 2,845 3.3% 3,605 26.7%
Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD chi nhánh Hoàng Quốc Việt năm 2014-2017 Trong cơ cấu huy động vốn, xét về số tương đối tỷ trọng huy động vốn khách hàng SME không thay đ i nhiều trong cơ cấu huy động vốn của chi nhánh Hoàng
Quốc Việt nhƣng xét về số tuyệt đối mức tăng năm 2017 so với năm 2016 là 173 tỷ đồng. Bên cạnh đố tỷ trọng huy động từ khách hàng cá nhân đã có sự chuyển đ i tốt, từ 51% năm 2014 tăng lên 54% trong năm 2017. Xét về số tuyệt đối mức tăng năm 2017 với năm 2016 là 760 tỷ đồng, đồng thời theo cơ cấu kỳ hạn và đối tƣợng khách hàng đã cải thiện tốt.
Bảng 2.2 Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền của MB Hoàng Quốc Việt từ 2014-2017 Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2014 2015 2016 2017
Giá trị Giá trị
+/- So với
năm 2014 Giá trị
+/- So với
năm 2015 Giá trị
+/- So với năm
2016
(%) (%) (%)
Huy động
vốn 4,792 5,272 10.0% 5,565 5.6% 6,623 19.0%
Nội tệ 4,611 5,105 10.7% 5,420 6.2% 6,508 20.1%
Ngoại tệ 181 167 -7.7% 145 -13.2% 115 -20.7%
Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD MB Hoàng Quốc Việt năm 2014-2017 Do đặc thù địa bàn quận Hoàng Quốc Việt không có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu quy mô lớn do vậy hoạt động huy động vốn ngoại tệ của MB Hoàng Quốc Việt chƣa có sự cải thiện qua các năm, thậm chí có xu hướng giảm.
Giai đoạn 2015-2017 do lãi suất huy động ngoại tệ liên tục giảm và về 0%
trong năm 2016 và 2017, nên nguồn vốn huy động ngoại tệ có xu hướng giảm thậm chí sụt giảm mạnh vào năm 2017 (20.7%), do đó cơ cấu huy động vốn ngoại tệ giảm từ 3.7% xuống 1.7% trong năm 2017. Nguồn huy động vốn ngoại tệ hạn chế đã ảnh hưởng đến công tác cho vay doanh nghiệp nhập khẩu cũng như phát triển cho vay tại MB Hoàng Quốc Việt.
Tuy nhiên, với cơ cấu huy động vốn hợp lý gi a các nhóm khách hàng đặc biệt nguồn vốn huy động từ khách hàng dân cƣ có tính n định lâu dài và nguồn vốn
từ các doanh nghiệp Quốc phòng tăng trưởng qua các năm, chi nhánh đảm bảo cân đối hợp lý gi a nguồn vốn huy động và cho vay.
2.1.3.2 Hoạt động cho vay
Cho vay vốn là hoạt động cơ bản tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng, do vậy chi nhánh luôn coi trọng chất lƣợng công tác đầu tƣ vốn tín dụng. Dựa trên cơ sở nguồn vốn đã huy động đƣợc, căn cứ vào tình hình thực tế trên địa bàn, chi nhánh đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá và xây dựng cho mình một chiến lƣợc kinh doanh hợp lý sao cho việc sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất. Chi nhánh luôn chú trọng phát triển để cho vay trở thành mảng hoạt động lớn và chủ yếu, trên cơ sở lựa chọn khách hàng, đội ngũ chuyên viên của chi nhánh sẽ tiến hành thẩm định phương án vay và tiến hành cho vay đối với các dự án, phương án đủ điều kiện và có hiệu quả, từ đó mang lại nguồn thu nhập lớn cho Ngân hàng. Nhờ vậy, trong nh ng năm gần đây, tình hình cho vay của chi nhánh đã đạt đƣợc các kết quả đáng khích lệ, hoạt động cho vay của chi nhánh Hoàng Quốc Việt đã được mở rộng với tốc độ tăng trưởng dƣ nợ trung bình đạt 30.3% trong giai đoạn năm 2014-2017, bên cạnh đó việc thành lập Hub CIB cũng là một trong lý do dẫn đến sự tăng trưởng vượt trội về dư nợ của chi nhánh Hoàng Quốc Việt.
Bảng 2.3. Cơ cấu cho vay theo loại tiền tại MB Hoàng Quốc Việt năm 2014-2017 Đơn vị: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu
2014 2015 2016 2017
Giá trị Giá trị
+/- So với năm 2014(%)
Giá trị
+/- So với năm 2015(%)
Giá trị
+/- So với năm 2016(%)
Tổng dƣ
nợ 2,394 2,717 13.5% 2,946 8.4% 4,960 68.4%
1 Nội tệ 2,093 2,428 16.0% 2,701 11.2% 4,746 75.7%
2 Ngoại tệ 301 289 -4.0% 245 -15.2% 214 -12.7%
Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD chi nhánh Hoàng Quốc Việt năm 2014-2017 Bảng 2.3 cho thấy dư nợ vay ngoại tệ cho xu hướng giảm qua các năm, trong
đó: năm 2017 giảm 48.7% so với năm 2014 và giảm 18.6% so với năm 2015, điều này cho thấy dƣ nợ cho vay xuất nhập khẩu ngoại tệ của chi nhánh Hoàng Quốc Việt còn hạn chế. Quy mô dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp giảm kéo theo dƣ vay ngoại tệ giảm theo. Bên cạnh đó các quy định về cho vay ngoại tệ của ngân hàng nhà nước cũng ảnh hưởng đến dư nợ vay ngoại tệ tại chi nhánh. Mặt khác, tỷ giá gi a Đồng Việt Nam và ngoại tệ trong giai đoạn nghiên cứu có nhiều biến động tạo ra các rủi ro về tỷ giá nên nhiều khách hàng chuyển hướng sang vay Việt Nam Đồng nhằm giảm thiểu các rủi ro phát sinh liên quan đến tỷ giá. Tuy dƣ nợ ngoại tệ giảm nhƣng tỷ trọng dƣ nợ nhập khẩu vẫn tăng điều này cho thấy nguồn ngoại tệ chỉ là một trong số các yếu tố ảnh hưởng phát triển cho vay nhập khẩu.
Bảng 2.4. Cơ cấu cho vay theo thời hạn của MB Hoàng Quốc Việt năm 2014-2017 Đơn vị: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu
2014 2015 2016 2017
Giá trị
Giá trị
+/- So với
năm 2014 Giá trị
+/- So với
năm 2015 Giá trị
+/- So với năm
2016
(%) (%) (%)
T ng dƣ nợ 2,394 2,717 13.5% 2,946 8.4% 4,960 68.4%
1 Ngắn hạn 1,794 2,060 14.8% 2,115 2.7% 3,819 80.6%
2 Trung hạn 173 313 80.9% 322 2.9% 489 51.9%
3 Dài hạn 590 344 -41.7% 509 48.0% 652 28.1%
Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD chi nhánh Hoàng Quốc Việt năm 2014-2017 Bảng 2.4 cho thấy dƣ nợ theo kỳ hạn của chi nhánh giai đoạn 2014-2017 có xu hướng tăng qua các năm, đặc biệt trong năm 2017 do sự chuyển dịch một số khách hàng CIB từ các chi nhánh khác về chi nhánh Hoàng Quốc Việt theo định hướng tín dụng của MB. Trong cơ cấu dư nợ của Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Hoàng Quốc Việt nói chung và cơ cấu dƣ nợ đối với nhóm khách hàng DNNVV nói riêng cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn. Điều này thể hiện ở tỷ trọng dƣ nợ ngắn hạn qua các năm 2014-2017 lần lƣợt là 84.7%; 80.9%; 83%;
80.8% và 81.6%. Tỷ trọng dƣ nợ cho vay trung- dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ..Bên cạnh đó dư nợ ngắn hạn tăng trưởng mạnh tăng 80.6% so với năm 2016, tương đương với 1,704 tỷ đồng, cơ cấu dư nợ ngắn hạn/ trung hạn/ dài hạn tương ứng tỷ lệ 76/10/14 điều này phù hợp với định hướng phát triển tín dụng giai đoạn vừa qua của MB, tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn giảm tỷ lệ cho vay trung, dài hạn, đồng thời đẩy mạnh phát triển các khách hàng cá nhân và khách hàng SME.
Bảng 2.5. Cơ cấu cho vay theo đối tƣợng khách hàng của MB Hoàng Quốc Việt năm 2014-2017
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu
2014 2015 2016 2017
Giá trị
Giá trị
+/- So với năm 2014
(%)
Giá trị
+/- So với năm
2015 (%)
Giá trị
+/- So với năm 2016(%)
Tổng dƣ nợ 2,394 2,717 13.5% 2,946 8% 4,960 68%
1 CIB 1,063 1,178 10.8% 1,195 1.4% 2,547 113.1%
2 SME 954 1,087 13.9% 1,183 8.8% 1,680 42.0%
3 KHCN 377 452 19.9% 568 25.7% 733 29.0%
Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD chi nhánh Hoàng Quốc Việt năm 2014-2017 Bảng 2.5 cho thấy, hoạt động cho vay của chi nhánh tăng trưởng qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 30.1%, đặc biệt năm 2017 bên cạnh sự tăng trưởng ấn tượng của phân khúc khách hàng CIB thì phân khúc khách hàng SME và cá nhân (tương ứng với mức tăng 42% và 29% so với năm 2016) cũng được chú trọng phát triển, đúng theo định hướng chung của ngân hàng và chi nhánh, đồng thời dƣ nợ tăng mới tập trung vào một số khách hàng nhập khẩu đã dừng quan hệ vay vốn đƣợc chi nhánh tiếp cận lại, một số khách hàng doanh nghiệp khác đang giao dịch thì chi nhánh thực hiện khai thác sâu đồng thời tiếp thị và khai thác thêm các khách hàng doanh nghiệp mới trong lĩnh vực xây dựng.
Với cơ cấu khách hàng hợp lý, định hướng phát triển tín dụng rõ ràng nên chất lƣợng tín dụng của chi nhánh Hoàng Quốc Việt đƣợc kiểm soát tốt trong giai đoạn nghiên cứu.
Bảng 2.6. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của MB Hoàng Quốc Việt năm 2014-2017
STT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 1 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 4.90 7.51 3.56 2.64 2 Tỷ lệ nợ xấu (%) 2.47 1.48 1.11 0.86 Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD chi nhánh Hoàng Quốc Việt năm 2014-2017
Bảng 2.6 cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của chi nhánh Hoàng Quốc Việt có xu hướng giảm trong giai đoạn 2014-2017, Tỷ lệ nợ quá hạn của đối tượng khách hàng DNVVN của chi nhánh ở mức 4.56%, năm 2014 do khó khăn của nền kinh tế nên nợ xấu của chi nhánh tăng cao, nhƣng đến năm 2015 chi nhánh đã tích cực áp dụng các biện pháp nhằm thu hồi nợ xấu, thu nợ xử lý rủi ro đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh vì vậy tình hình nợ quá hạn đƣợc cải thiện giảm dẫn qua các năm và duy trì ở mức dưới 3% năm 2017. Tỷ lệ nợ xấu được chi nhánh duy trì ở mức dưới 3% ở giai đoạn này. Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ của chi nhánh Hoàng Quốc Việt tốt, các khoản nợ xấu mới không phát sinh, góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng và hiệu quả kinh doanh tại chi nhánh.
Qua 15 năm thành lập, quy mô dƣ nợ của chi nhánh từ mức thấp 2,394 tỷ đồng năm 2014 tăng lên 4,960 tỷ đồng năm 2017 cho thấy hoạt động cho vay duy trì mức tăng trưởng và có sự tăng trưởng trong năm 2017 theo đó chi nhánh thuộc Top 5 chi nhánh có quy mô dƣ nợ lớn trong hệ thống Ngân hàng TMCP quân đội trên địa bàn Hà Nội.
2.1.3.3 Hoạt động bảo lãnh
Bên cạnh hoạt động cho vay và huy động vốn, hoạt động bảo lãnh đƣợc các ngân hàng thương mại chú trọng phát triển. Đây là hình thức tăng thu phí ngoài tín dụng nhƣng rủi ro phát sinh thấp hơn rất nhiều so với hoạt động cho vay. Trong thời gian qua, chi nhánh Hoàng Quốc Việt đã tăng cường phát triển dịch vụ bảo lãnh, với
đặc thù địa bàn là khách hàng trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, lắp đặt chiếm đa số nên hoạt động bảo lãnh của chi nhánh Hoàng Quốc Việt tăng trưởng n định qua các năm, đặc biệt trong năm 2016-2017 chi nhánh luôn về đích đầu tiên trong các chương trình thu phí dịch vụ do MB t chức và dẫn đầu trên toàn hệ thống về số dƣ bảo lãnh của khách hàng, cụ thể năm 2017 số dƣ bảo lãnh của chi nhánh Hoàng Quốc Việt là 2,943 tỷ đồng, tăng tỷ đồng so với năm 2016 và tăng 107% so với năm 2014.
Biểu đồ 2.1. Hoạt động bảo lãnh của MB Hoàng Quốc Việt năm 2014-2017 Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD MB Hoàng Quốc Việt năm 2014-2017
Năm 2017, giá trị bảo lãnh của chi nhánh tăng mạnh, tập trung vào bảo lãnh tạm ứng. Điều này cho thấy chất lƣợng dịch vụ bảo lãnh của chi nhánh Hoàng Quốc Việt đƣợc cải thiện tốt hơn. Ngoài thu phí dịch vụ bảo lãnh các nguồn tiền tạm ứng về tài khoản của khách hàng đã hỗ trợ công tác huy động vốn, tăng thêm nguồn thu từ hoạt động kinh doanh vốn của chi nhánh. Bên cạnh đó, giá trị bảo lãnh thanh toán tại chi nhánh tăng trưởng qua các năm đặc biệt trong năm 2017, đây là các giá trị bảo lãnh có thể đƣợc hoán đ i thành dƣ nợ tín dụng, tạo đà cho phát triển cho vay của chi nhánh.
2.1.3.4 Các hoạt động khác
Trong xu thế hội nhập toàn cầu, hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương