CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI, CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT
2.3 Đánh giá thực trạng phát triển tín dụng doanh nghiệp nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP quân đội, chi nhánh Hoàng Quốc Việt
2.3.3 Nguyên nhân của nh ng hạn chế
Nh ng hạn chế nêu trên của chi nhánh xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, cụ thể:
2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, chi nhánh chƣa xây dựng đƣợc một chiến lƣợc phát triển tín dụng nhập khẩu dài hạn, xuyên suốt trong toàn chi nhánh. Việc phát triển khách hàng nhập khẩu còn theo hướng tự phát cao, mang tính chất từng đơn vị kinh doanh trong chi nhánh, chưa có quy hoạch và định hướng cụ thể ngành nghề, lĩnh vực, các yếu tố thế mạnh chi nhánh có thể cạnh tranh với các chi nhánh ngân hàng thương mại khác, các điều kiện phù hợp cho đối tƣợng doanh nghiệp nhập khẩu và các nhân tố tác động từ đó đưa ra được các mục tiêu, các đường lối phù hợp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh.
Thứ hai, chi nhánh chƣa ”mạnh dạn” xây dựng và đề xuất chính sách, cơ chế tín dụng nhập khẩu riêng phù hợp với đặc thù khách hàng tại chi nhánh. Các chính sách thực hiện cho khách hàng mang tính chất chung chung, chƣa đƣợc xây dựng chi tiết đối với từng khách hàng hoặc nhóm khách hàng, từng lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh, chưa trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề khách quan từ thị trường, từ thực tế địa bàn và đặc điểm của từng ngành nghề cụ thể, do đó chƣa thực sự phù hợp với thực tế và tạo ra đƣợc nh ng nét thu hút thực sự đối với Khách hàng, các chính sách chủ yếu dựa vào định hướng chung của Ngân hàng.
Thứ ba, năng lực triển khai phát triển các dịch vụ TTQT của chi nhánh còn hạn chế, thể hiện qua doanh số TTQT của chi nhánh tăng chƣa cao so với các chi nhánh khác của ngân hàng trên địa bàn Hà Nội, nguyên nhân do:
- Tốc độ xử lý tại từng khâu tác nghiệp trong chi nhánh từ chuyên viên quan hệ khách hàng đến chuyên viên tài trợ thương mại còn chậm. Mặc dù, các nghiệp vụ TTQT đƣợc tập trung tại hai phòng là Phòng dịch vụ xuất nhập khẩu (đối với
phương thức L/C, D/A và D/P) và Phòng chuyển tiền ngoại (đối với phương thức TTR) nhƣng Ngân hàng TMCP quân đội đã sử dụng phần mềm BPM để luôn chuyển hồ sơ và thông tin, thông qua đó hệ thống BPM sẽ tự động lấy thông tin d liệu từ các hồ sơ của khách hàng đƣợc scan và chuyển vào hệ thống nhƣng chi nhánh vận hành và sử dụng các hệ thống chƣa tốt, còn lỗi sai sót trong cung cấp thông tin nên thời gian xử lý giao dịch kéo dài. Trong khi đó các ngân hàng khác, với các phương án đơn giản có thể xử lý trực tiếp tại chi nhánh nên thời gian xử lý nhanh hơn, các phương án phức tạp hoặc giá trị cao được xử lý ở trung tâm thanh toán tại hội sở.
- Nhân lực thực hiện giao dịch tại chi nhánh còn hạn chế, các giao dịch TTQT được thực hiện bởi một chuyên viên tài trợ thương mại, vì thế với số lượng giao dịch lớn nhƣ hiện nay, số lƣợng chuyên viên thực hiện chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách hàng đặc biệt về thời gian xử lý. Bên cạnh đó, chi nhánh Hoàng Quốc Việt chưa có đội ngũ hỗ trợ có thể trực tiếp xử lý thay chuyên viên tài trợ thương mại trong trường hợp nghỉ phép hoặc nhiều giao dịch. Đội ngũ chuyên viên kinh doanh, thậm chí một số cán bộ quản lý trung gian còn hạn chế về kiến thức về TTQT, chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu của công việc đồng thời chƣa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn để hỗ trợ và tƣ vấn cho khách hàng.
Thứ tư, tỷ giá ngoại tệ của chi nhánh chƣa thực sự cạnh tranh so với các ngân hàng thương mại khác, do nguồn USD chi nhánh có được từ việc mua USD của các đơn vị xuất khẩu không nhiều, chi nhánh phải thực hiện mua tại hội sở nên tỷ giá thiếu cạnh tranh. Bên cạnh đó, phí TTQT tại chi nhánh ngang bằng với các đối thủ cạnh tranh khác, chƣa có nhiều ƣu đãi khác biệt đảm bảo đƣợc hiệu quả kinh doanh đồng thời thu hút đƣợc khách hàng.
Thứ năm, chi nhánh sử dụng ”dập khuân” hệ thống mẫu biểu dịch vụ, quy trình chung của ngân hàng chƣa có nhiều kiến nghị áp dụng riêng cho các khách hàng thực tế tại chi nhánh. Các sản phẩm mới chƣa đƣợc chi nhánh tƣ vấn và sử dụng cho khách hàng, các sản phẩm dịch vụ chủ yếu truyền thống chƣa áp dụng công nghệ tự động nên chƣa có nh ng đặc điểm n i trội so với ngân hàng trên cùng địa bàn.
Thứ sáu, sự phát triển nhanh và mạnh của chi nhánh dẫn tới chất lƣợng nguồn nhân lực chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự phát triển, số lƣợng đủ về quy mô nhƣng đa phần mới, thiếu kinh nghiệm đặc biệt mảng tài trợ thương mại, thậm chí nhiều chuyên viên kinh doanh không dành thời gian nghiên cứu các sản phẩm mới của ngân hàng dẫn tới quá trình tƣ vấn, bán hàng có nhiều hạn chế, không nêu đƣợc sự khách biệt trong dịch vụ, tính n i trội so với ngân hàng khác, từ đó không tạo đƣợc sự tin tưởng ở khách hàng, không có các giải pháp kịp thời cho các nhu cầu của khách hàng.
2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, Cuộc khủng hoảng kinh tế và nh ng tác động tiêu cực của nó đƣợc xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nh ng khó khăn trong việc phát triển hoạt động kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế nói chung, các doanh nghiệp nhập khẩu nói riêng và cả các ngân hàng thương mại. Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh kém hiệu quả nên thu hẹp quy mô hoạt động thậm chí giải thể, sát nhập và phá sản dẫn tới khả năng mở rộng kinh doanh hạn chế. Thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán đóng băng, thu nhập của dân cư và nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng nhập khẩu giảm sút…Tất cả nh ng điều này kéo theo nhu cầu tín dụng nói chung và nhu cầu tín dụng nhập khẩu nói riêng giảm sút.
Mặt khác, nh ng khó khăn từ nền kinh tế mang đến rủi ro cao trong hoạt động tín dụng do nguồn trả nợ của các chủ thể trở nên thiếu n định và an toàn, tình hình nợ xấu trong nền kinh tế tăng cao, rủi ro đạo đức trở thành vấn đề “nóng”
nêncác ngân hàng thận trọng hơn khi quyết định mở rộng quy mô tín dụng. Việt Nam là nước đang phát triển nên nhu cầu nhập khẩu còn lớn do vậy các biến động về tỷ giá, tình hình kinh tế thế giới đều tác động đến nhu cầu nhập khẩu của các doanh nghiệp.
Thứ hai, Chính sách quản lý vĩ mô của Chính phủ và ngân hàng nhà nước có tác động trực tiếp đến sự phát triển tín dụng của ngân hàng thương mại. Nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát và n định kinh tế vĩ mô, trong nh ng năm 2014-2015, hàng loạt các chính sách thắt chặt cho vay được đưa ra nhằm hạn chế việc tăng trưởng tín dụng: khống chế tốc độ tăng trưởng tín dụng của các t chức tín dụng trong các giới
hạn và bằng các con số cụ thể, quy định tỷ lệ cho vay trên nguồn vốn huy động, hạn chế cấp tín dụng đối với một số ngành nghề, một số lĩnh vực kinh tế…đã trực tiếp ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển tín dụng của các ngân hàng thương mại.
Tuy nhiên đến năm 2016, chính sách tiền tệ năm 2016 đƣợc điều chỉnh, nới lỏng hơn so với năm trước thông qua các chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng t ng phương tiện thanh toán lớn hơn so với năm 2015 khoảng 2% và trong năm 2017 có nhiều chính sách hỗ trợ hơn tuy nhiên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần thời gian để phục hồi, các ngân hàng cơ cấu lại danh mục khách hàng và tăng nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay của doanh nghiệp. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến công tác phát triển cho vay doanh nghiệp nhập khẩu.
Thứ ba, tình hình cạnh tranh gay gắt gi a các ngân hàng thương mại là một trong nh ng nguyên nhân gây cản trở sự phát triển tín dụng, đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế chƣa thực sự phục hồi. Sự gia tăng nhanh chóng về số lƣợng Ngân hàng trên địa bàn cùng với các chính sách và phương thức tài trợ khác biệt đã và đang đặt các ngân hàng trong một môi trường cạnh tranh ngày càng ”khốc liệt” trong khi số lƣợng và chất lƣợng của các khách hàng tiềm năng trên địa bàn chƣa có sự gia tăng.
Từ đó "Chiếc bánh khách hàng" bị san sẻ ra nhiều phần và nếu không có nh ng chính sách và chiến lƣợc n i trội rất nhiều ngân hàng sẽ mất "miếng bánh" của mình cho đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng thương mại đã có nh ng chính sách cạnh tranh không lành mạnh, làm ảnh hưởng chung đến tình hình huy động vốn và cho vay trên địa bàn. Trong nội bộ Ngân hàng TMCP quân đội, sự cạnh tranh gi a các chi nhánh trên cùng địa bàn Hà Nội cũng đặt từng chi nhánh gi a nhiều thách thức.
Thứ tư, Ngân hàng TMCP quân đội mới tập trung phát triển hoạt động tài trợ thương mại trong đó có tín dụng nhập khẩu trong nh ng năm gần đây do vậy cần quá trình chuyển đ i, điều chỉnh về quy trình, sản phẩm dịch vụ, chính sách khách hàng, mở rộng d liệu khách hàng. Bên cạnh đó, có nhiều đại lý ngân hàng nước ngoài đặc biệt một số thị trường mới, Ngân hàng TMCP quân đội đang tiếp cận và đàm phán liên kết đại lý trong giao dịch quốc tế. Bên cạnh đó chi nhánh vẫn chƣa
thực sự cạnh tranh với các ngân hàng khác đặc biệt là các ngân hàng TMCP quốc doanh trên địa bàn hoạt động về mức lãi suất.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Từ nh ng số liệu thu thập đƣợc về một số hoạt động chủ yếu của MB HQV và hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhập khẩu của MB HQV, tác giả đã trình bày khá cụ thể về kết quả hoạt động kinh doanh của MB HQV nói chung và thực trạng phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhập khẩu của MB HQV nói riêng. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đã phân tích và đánh giá nh ng mặt đạt đƣợc và nh ng hạn chế, yếu kém còn tồn tại về thực trạng phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhập khẩu của MB HQV, đồng thời đƣa ra nguyên nhân của nh ng hạn chế đó để tạo tiền đề cho việc đề ra các giải pháp phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhập khẩu của MB HQV trong chương sau.
CHƯƠNG 3