TONG HỢP LỖI SAL DẤU CUA BA KHOI
1.1 Lỗi cấu tạo câu
1.1.1 Câu thiếu chủ ngữ : 181 / 473 lỗi chiếm 38,3%.
a. Nguyên nhân
Học sinh lam tưởng đối tượng chỉ mới xuất hiện trong tư duy
chưa được hiện thực hóa ở lời (câu) với chủ ngữ. Trong tư duy của
học sinh, đối tượng cẩn nói đến đã hiện ra rất rõ, các em chỉ quan tâm đến việc diễn tả những hành động, tính chất và trạng thái của đối tượng. Do vậy các em viết câu không có thành phần chủ ngữ và yên trí rằng câu đã trọn nghĩa. Câu thiếu chủ ngữ cũng có thể do học sinh nhầm tưởng trạng ngữ là chủ ngữ. Câu thiếu chủ ngữ
khiến cho câu không trọn vẹn hoặc làm cho người đọc hiểu sai
nghĩa.
b. Biện pháp khắc phục
GV dạy cho học sinh hiểu rõ chức năng nhiệm vụ vị trí của
chủ ngữ và vị ngữ trong câu.
- Xác định mô hình cấu tạo của câu. Bổ sung chủ ngữ còn
thiếu.
từ.
Sau đây là một số ví dụ
Ví dụ1: Quét xong, để chối vào ché cũ rửa tay và ngồi vào
bàn học.
Sửa lại: Quét xong, em để chổi vào chế cũ ‘rita tay và ngồi
vào bàn học.
Ví dụ2: Nhìn căn phòng thấy khang trang và sạch sẽ quá.
Sửa lại: Nhìn căn phòng em thấy khang trang và sạch sẽ
quá !
Ví dụ3: Gà trống chạy đến bên em mổ những hạt thóc trong tay. Sau đó đậu lên hang rào nhà bên cạnh gáy ò 6 o..
Sửa lại: Thêm chủ ngữ cho câu sau
Gà trống chạy đến bên em mổ những hạt thóc trong tay. Sau
đó, nó đậu lên hàng rào nhà bên cạnh gáy ò ó o...
Ví dụ 4: Một hôm, đi qua nhà bà Tư bán trứng vịt. Thấy bà có con vịt con. rất đẹp.
Sửa lại Cách 1: Một hôm, em đi qua nhà bà Tư bán trứng vit.
Em thấy bà có một con vịt con rất đẹp.
Sửa lại Cách 2: Một hôm, đi qua nhà bà Tư bán trứng vịt, em thấy bà có con vịt con rất đẹp.
Ví dụ 5: Bạn ôm vịt về nhà. Ngày ngày cùng chơi với nó.
Sửa lại: Bỏ quan hệ từ để có: Truyện “Cô chủ không biết quí tình bạn” đã cho em bài học quí về tình bạn.
1.1.2 Câu thiếu vị ngữ: 67 / 473 chiếm 14,2%
a. Nguyên nhân
Những câu này chỉ có một ngữ danh từ, xét trong quan hệ
với các câu trước và sau nó cũng không có nghĩa rõ ràng nên không
được coi là câu đặc biệt, hoặc do phát triển ngữ đanh từ quá dài nên nhắm tưởng là đã rõ nghĩa.
Học sinh chưa hiểu cách dùng số từ: những, các...
b. Biện pháp khắc phục
- Dùng mô hình cấu trúc câu để phân tích các câu sai.
- Thêm vị ngữ có thể được cho ngữ danh từ đó nhưng phải xét quan hệ giữa câu với các cầu khác trong văn bản hoặc có thể
cấu tạo lại ngữ danh từ ấy cho thành câu.
- Làm nhiều bài tập dang xác định chủ ngữ; vị ngữ hoặc điển thêm chủ ngữ; vị ngữ còn thiếu.
Khảo sát một số ví dụ sau:
Ví dụ 1: Đôi tay nhanh nhẹn của em. Căn nhà sạch sẽ, thoáng mát.
Cách sửa: Đôi tay nhanh nhẹn của em đã làm cho căn nhà sạch sẽ, thoáng mát.
Ví dụ 2: Ngoài việc học là chính, công việc quét nhà.
Cách sửa: Ngoài việc học là chính, công việc quét nhà làm em thư giãn tính thần.
Ví dụ 3: Ngày xưa em có một con gà trống. Con gà mào đỏ.
Sta lại: Thêm định ngữ cho danh từ
Ngày xưa, em có một con gà. Con gà mào to và đỏ ấy gáy rất
vang.
Ví dụ 4: Tất cả học sinh được đi Suối Tiên.
Sửa lại 1: Thêm định ngữ cho danh từ
Tất cả học sinh chúng mình được đi Suối Tiên.
Sửa lại 2: Thêm vị ngữ cho câu
Tất cả học sinh được đi Suối Tiên có mặt lúc 7giờ sáng.
1.1.3 Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ : 46 / 473 lỗi
chiếm 9,7% số lỗi.
a. Nguyên nhân
Trong loại lỗi câu này, hầu hết chỉ có trạng ngữ, trạng ngữ phát triển quá dài lại không nối được với câu tiếp sau lại tạo thành
một câu mới có trạng ngữ hoặc khi một câu có chủ ngữ là một cụm
chủ vị.
Học sinh chưa hiểu rằng chủ ngữ không thể đứng sau quan
hệ từ, các danh từ chỉ thời gian trừu tượng như: khi, lúc, vào lúc cần phải có định ngữ.
Mặt khác, thường là bộ phận đứng sau quan hệ từ được phát
triển dài khiến cho học sinh tưởng nó đã có nội dung thông báo.
b. Biện pháp khắc phục
* Nếu xét độc lập từng câu.
- Bỏ quan hệ từ để cho phần còn lại trở thành câu.
- Xem thành phần đã có là trạng ngữ rồi thêm hoàn toàn cả chủ ngữ và vị ngữ để tạo câu mới.
* Nếu đặt các câu vào văn bản, trong mối quan hệ với những câu khác để nắm được mục đích thông báo của người viết thì chỉ có
thể chọn một trong hai cách nêu trên hoặc đảo lại các thành phần
đã có cho thành câu mới.
Sau đây là một số ví dụ
Ví dụ 1: Buổi sáng, sau khi thức dậy tập thể duc.Yong em
quét nhà.
Sửa lại: Buối sáng, sau khi thức dậy tập thể duc xong, em
làm nhiệm vụ quét nhà.
Ví du 2: Vì em thường xuyên làm công việc quét nhà. Dé cha
mẹ vui lòng.
Sửa lại: Em thường xuyên làm công việc quét nhà để cha mẹ
vui lòng.
Ví dụ 3: Khi em di ra chợ. Thấy bà hàng xóm mua một con
gà mái. Vì rất thích gà mái có bộ lông óng ả em chạy đến bên bà:
Sửa lại: Khi đi ra chợ, em thấy bà hàng xóm mua một con gà mái. Gà mái có bộ lông óng ả. Em rất thích liên chạy đến bên bà:
“Bà ơi, bà đổi cho cháu gà này nhé, cháu sẽ đưa bà gà trống!”
Ví du 4: Một hôm có một bà hàng xóm đi chợ về, mang theo
một con gà mái rất đẹp.
Sửa lại: Bỏ từ “có” dé câu có CN - VN
67
Ví dụ 5: Lan biết không. Để được thay yêu bạn mến như Lan
Sửa lại: Lan biết không, để được thầy yêu bạn mến như Lan mình đã phải hết sức cố gắng đấy.