KET QUA NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục tiểu học: Dạy tiếng Việt ở khối lớp 2 bậc tiểu học theo định hướng giao tiếp (Trang 151 - 156)

Việc thực hiện đề tài đã khẳng định vai trò của hoạt động giao tiếp trong

giảng day Tiếng Việt ở lớp 2 nói riêng, giảng day các môn học ở tiểu học nói chung

Quan trong hơn nữa là đã xác định cách thức thực hiện định hướng giảng day đó

trong quá trình dạy học và giúp tôi bước đầu đã thiết kể được bài soạn ở một số phân môn Tiếng Việt trong giảng day tiếng Việt ở lớp 2.

1. Giảng day theo định hướng giao tiếp chính la một trong ba điểm mới của

chương trình và sách giáo khoa Tiểu học 2000:

Yêu cầu dạy Tiếng Việt qua hoạt động giao tiếp đòi hỏi phải tổ chức việc

dạy Tiếng Việt trong nhà trường theo mô hình tối ưu của giao tiếp sư pham.

Quá trình giao tiếp giữa giáo viên và học sinh có thé khá: quát theo 5 sơ đồ

đi Kế (nae nd |

(4) [Chithé gaoúếp FC CC Chủ thể tiếp nhận |

(5) [Camé (Chu ]

Mối quan hệ giữa thầy giáo và học sinh có thể xảy ra theo 5 sơ đồ trên là :

- Sơ đồ (1) (2) (3) Xảy ra khi thầy giáo lên lớp giảng bài, truyền -

đạt kiến thức cho học xinh.

- Sa dO (4) (5) Xay ra khi hoc sinh thấc mắc, hỏi những vấn

đề và các em quan tâm trong quá trình day học.

- Sơ đồ (5) Xảy ra khi học sinh chủ động đối với vấn đề học tập.

Ba xơ đồ (1) (2) (3) chính là kiểu truyền phát tin trong giao tiếp bằng ngôn

ngữ. Kiều truyền phát tin chuyển tải được mau chóng lương thông tin kin trong một thời gian ngắn. Nhưng lại biển đổi tượng giao tiếp thành một cái máy thu nhân, thu

sau.

149

đồng, thiểu su phản hồi can thiết, thiểu tính tích cue hoạt đông không thé coi nhe

trong hoạt đông giao tiếp sư phạm.

Hai sơ đồ (4) (5) chính là kiểu hội thoái trong giao tiếp bằng ngôn ngữ. Kiểu

hội thoại làm cho cả hai nhân vật đều trở thành các chủ thể tích cực trong suốt quá trình giao tiếp. Và hoạt đông giao tiếp không còn là môi chiều mà trở thành song phương. Quá trình giao tiếp sẽ sôi nổi. tích cực, hào hứng. Hiệu quả giao tiếp nhờ đó

mà nắng cao.

Day Tiếng Việt qua hoạt đông giao tiếp đòi hỏi phải có sư thay đổi cách day của thay. Nói theo ngôn ngữ giao tiếp là: thay đố: cách phát tin của chủ thể giao

tiếp để đối tương tiếp nhận trở thành chủ thể tiếp nhãn. Muốn vay: hoạt đông giao tiếp phải là phương tiện chuyển tải kiến thức. kĩ năng.

2. Dạy học Tiếng Việt theo định hướng giao tiếp đòi hỏi phải có nhiễu cố gắng về cả hai phía người dạy và người học mà trước hết là phía người dạy:

Trong giảng day phải han chế. tiến dan đến loại bỏ kiểu truyền phat tin.

Thay vào đó bằng kiểu hôi thoai. Muốn vay cần chú ý những vấn đề sau:

a) Thay đổi cách đặt câu hỏi của giáo viên đẳng lớp trong day học:

- Câu hỏi trong giảng dạy thể hiện kiểu dạy của giáo viên.

Nêu câu hỏi chính là phát lệnh làm việc cho học sinh. Nội dung câu hỏi thể

hiện yêu cầu làm việc theo cách nao, làm việc như thé nào.

Day theo kiểu sao chép thì câu hỏi chỉ đòi hỏi hoc sinh ghi nhớ. bất chước.

Day theo kiểu phân tích thì câu hỏi đòi hỏi học sinh lí giải vấn đề.

Dạy theo kiểu sáng tao thì câu hỏi đòi hỏi học sinh sự ứng biến, cách tân.

những giải pháp trong tình huống mới.

- Câu hỏi trong giảng day thể hiện tầm trí tuệ của giáo viên.

Câu hỏi mang yếu tố nhân biết, khám phá, khám phá lại dưới một dạng thông tin khác. Câu hỏi do đó vừa là kiến thức vừa là kinh nghiệm sống vừa là nghệ thuật.

- Câu hỏi đặt ra phải phù hợp với đặc trưng của môn học.

Từ ngữ: ở lớp 2. 3 phương pháp đặc trưng là ôn tập. hệ thống các từ ngữ đã

học trong Tập đọc.

Ngữ pháp: phương pháp đặc trưng là phân tích ngữ pháp.

Tập đọc: phưng pháp đắc trưng là phân tích những biếu hiện bằng ngôn ngữ

của bài

- Câu hỏi phải hướng hoc sinh vào đúng trong tim của bài.

Từ ngữ: cầu hỏi phải hưởng vào việc hệ thống hoá từ ngữ theo chủ điểm và tích cực hóa vốn từ mới được trang bị.

150

Ngữ pháp: câu hỏi phái hướng vào việc van dung các quy tắc ngữ pháp trong

chương trình.

Tap đọc: câu hoi phải hướng vào viếc khai thác ý nghĩa của cách dùng từ

ngữ, kiều câu, hình ảnh trong bài văn, hiểu được ý nghĩa của cách ding từ ngữ đó

trong bài.

- Câu hỏi đặt ra phải gây được hứng thú cho học sinh.

Hình thức câu hỏi phải đa dang. Chữ nghĩa trong câu hỏi phải chính xác, rd

ràng.

b) Sử dụng Phiếu giao việc trong đạy học:

Phiếu giao việc còn gọi là Phiếu học tập. Phiếu giao việc chuyển tải kiến thức tối đa từ kênh tiếng sang kênh hình trong giao tiếp sư phạm. Nó làm cho kiểu giao tiếp đàm thoại thành bút đàm. Hình thức này có mấy tác dung sau đây :

- Phiếu giao việc tức là kênh hình, cho phép học sinh làm việc bằng tay. đo đó mà dé thấy. dễ kiểm soát việc làm của học sinh.

Học sinh có làm hay không làm: dễ thấy.

Học sinh làm đúng hay sai: dễ biết.

Sản phẩm của việc làm minh chứng cho hiệu quả của hoạt động.

- Huy động được 100% học sinh vào hoạt động giao tiếp. trong khi đàm thoai chỉ tác động đến một số học sinh rất hạn hẹp trong lớp.

- Vận tốc luyện tập nhanh. Học sinh không mất thời giờ chép đề bài Chu kì

luyện tập sé là :

Giáo viên phát lệnh

Học sinh nhấc lai lệnh.

Giáo viên hướng dẫn nhanh hoặc làm mẫu.

Học sinh làm việc.

Học sinh báo cáo kết quả.

Giáo viên tổ chức nhận xét, sửa bài.

- Giáo viên có điều kiện đi sâu giúp đỡ học sinh yếu. kém. Trong quá trình hoc sinh làm việc, giáo viên có thể kèm cho học sinh yếu kém.

c) Sử dụng phương tiện dạy học trong dạy học:

Phương tiện day học hay còn gọi là đồ dùng dạy học, thiết bị giảng day.

Phương tiện day học có vai trò nhiều mat trong day học :

- Cung cấp thông tin chính xác, đây đủ về các hiện tượng. quá trình được nghiên cứu. Do đó nâng cao chất lượng day học, khắc phục chủ nghĩa hình thức

trong tri thức của học sinh.

t§1

- Nâng cao tính trực quan trong đạy học.

- Nâng cao hiệu quá dạy học. Các phương tiện kĩ thuật không chỉ cung cấp

thông tin chính xác, đầy đủ mà còn có khả năng trình bay tài liệu hoc tập một cách nhanh chóng. rút ngấn được thời gian.

- Lam giảm nhẹ lao động của giáo viên và học sinh Giáo viên được giải phóng khỏi một phần công việc thuần túy kĩ thuật, do đó dành thời gian cho hoạt động sáng tao. Còn đối với học sinh, thiết bi day hoc thoả mãn được các nhu cau

hiểu biết và su say mê học tập của học sinh.

Phương tiện dạy học có 2 loại. Cần tận dụng cả 2 loại phương tiện dạy học : - Một là phương tiện dạy học truyền thống.

Có thé chia làm 3 nhóm :

+ Nhóm | là tranh, ảnh.

+ Nhóm 2 là biểu bảng. bản đồ.

+ Nhóm 3 là mô hình. mẫu vật, bộ chữ, thẻ chữ.

- Hai là phương tiện kĩ thuật day học trong nhà trường.

Phương tiện ki thuật dạy hoc gồm :

+ Các giá thông tin học tập gồm các tài liệu nghe. các tài liệu nhìn. các tài

liệu nghe-nhìn.

+ Các máy móc chuyển tải thông tin từ các giá đến học sinh gồm máy

cassette, máy quay dia, máy chiếu diaphim, đầu máy. máy video, máy vi tính...

d) Sử dụng trò chơi học tập trong day học:

Trò chơi học tập có hình thức là trò chơi nhưng nội dung là học tập. Nó chính

là hình thức học trong chơi. biến bài học thành trò chơi.

Trò chơi là một trong những phương tiện làm phát triển óc thông minh, sáng

tạo, giáo duc tư tưởng, tình cảm tốt đẹp cho học sinh. Trò chơi khơi gợi và làm phát

triển năng lực hoat động của trẻ. Trò chơi gây không khí thi đua lành mạnh. Khi nhập vào cuộc chơi, mọi người đều phải huy động moi hiểu biết, moi năng lực của mình để tìm ra cách giải quyết yêu cầu của trò chơi một cách nhanh nhất, đúng nhất. Nó tạo điều kiện để góp phần làm cho óc quan sát của con người thêm tỉnh tế.

làm cho năng lực xử lý trước các tình huống thêm nhanh chóng và chính xác.

Trò chơi trong học tập có nhiều loại : trò chơi sắm vai. trò chơi trí tuệ, trò

chơi nghệ thuật.. Tùy theo nội dung bài học và đặc điểm lứa tuổi học sinh mà người

ta khai thác sử dụng các loại trò chơi thích hợp.

Tổ chức trò chơi học tập cần thưc hiện đủ hai bước :

+ Bước 1: chơi. Chơi để ôn kiến thức. vân dụng kiến thức. thực hiện thao tác

ki nàng.

152

+ Bước 2 : rút ra bài học. Nhấn mạnh một số nội dung về kiến thức và ki năng đã được thực hiện trong trò chơi. Bước này cần thực hiện nhanh, nhẹ nhàng nhưng không thể bỏ qua

Trò chơi học tập là mot hình thức tổ chức day học nhẹ nhàng, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh vào học tập tích cực và có hiệu quả. Nó là một trong các xu hướng phát triển của day học hiện dai

e) Sử dụng nhiễu hình thức tổ chức dạy học:

Hình thức tổ chức dạy hoc là cách tổ chức quá trình học tập cho học sinh phù hợp với mục đích, nội dung bài học. nhầm làm cho bài học dat được kết quá tốt nhất.

Có thể dựa vào số lượng học sinh để tổ chức 3 hình thức học tập:

- Học cả lớp: đây là hình thức day học phé biến, hình thức tổ chức đai trà, tiết

kiệm nhất, có có giá trị lớn đối với việc phổ cập giáo dục. Lớp học là tập thể đông

người có ảnh hưởng qua lại giúp đỡ lẫn nhau, kích thích quá trình học tập.

- Học theo nhóm: đây là hình thức học tập theo từng đơn vị nhỏ. Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ học tập phải hoàn thành trong môi thời gian nhất định.

Hình thức này phát huy được vai trò của tập thể và từng cá nhân trong công việc học

tap.

- Học cá nhân: đây là hình thức học tập độc lập của từng học sinh. Nó đòi hỏi

mỗi cá nhân phải tự lực nghiên cứu, tìm kiếm. Nó phát huy được cao độ năng lực

từng người.

Trong một bài day, một tiết lên lớp. cần kết hợp ca ba hình thức tổ chức dạy

học trên nhằm đạt được hiệu quả trong day học.

153

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục tiểu học: Dạy tiếng Việt ở khối lớp 2 bậc tiểu học theo định hướng giao tiếp (Trang 151 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)