Nhóm các phương pháp kích thích hành động và điều chỉnh hành

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục học: Những khó khăn của các mẹ trong sử dụng phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ tại một số làng SOS (Trang 38 - 47)

Chương 1 LICH SỬ VAN DE NGHIÊN CỨU

L. A.llina cho rằng: “Đạo đức là những tiêu chuẩn, những quy tắc sinh

2.3.2 Đặc điểm phương pháp giáo dục

2.3.4.3 Nhóm các phương pháp kích thích hành động và điều chỉnh hành

vi ứng xử của con cai

Trong quá trình giáo dục, người được giáo dục tham gia nhiều hoạt động khác nhau như học tập, lao động, thể dục thể thao...qua đó rèn luyện những hành vi ứng xử. Trong quá trình đó thì mỗi chủ thể tham gia với thái

độ khác nhau. Có người sẽ tham gia hoạt động một cách tích cực, tự giác, có

người không tham gia, có những hành vi ứng xử không phù hợp. Vì vậy, van

đề đặt ra cần có những hành động kích thích, động viên những hành vi, thái độ tích cực; đồng thời phê phán, điều chỉnh, uốn nắn những hành vi, thái độ tiêu cực. Do đó, trong giáo dục đạo đức, cần có phương pháp kích thích hành

động và điều chỉnh hành vi ứng xử bao gồm: phương pháp nêu gương,

phương pháp khen thưởng và phương pháp trách phạt.

a. Phương pháp nêu gương: Là phương pháp dùng những tắm gương mẫu mực, cụ thể, sống động trong đời sống đạo đức để kích thích các con bắt

chước.

Trong giáo dục, tam gương được sử dụng như phương tiện giáo dục.

Nó làm cho chuẩn mực đạo đức trở nên trực quan hơn, cụ thê hơn, có sức

thuyết phục hơn. Lời nói sẽ giảm giá trị, giảm ảnh hường nếu không có các

tam gương thực tế sinh động, của thé của người khác chứng minh.

Trong phương pháp nêu gương chủ yếu là dùng những gương tốt,

gương chính diện để giáo dục các con. Tuy vậy, thực tế, cha mẹ cũng dùng những tam gương xấu, gương phản diện để phân tích đánh giá cho con tránh

những hành vi tương tự. Thực hiện phương pháp nêu gương sẽ giúp các con

phát triển năng lực phê phán, đánh giá hành vi của người khác; học được

những gương tốt, biết tránh những gương xấu. Từ đó hình thành được niềm tin về những chuẩn mực xã hội và mong muốn có những hành vi tốt.

Dé phương pháp nêu gương phát huy tác dụng, các cha mẹ can:

- Dựa vào mục tiêu, nội dung giáo dục cụ thể, vào đặc điểm tâm sinh lí cua từng đứa con mà lựa chọn những tắm gương chính diện hoặc phản diện. Tuy

vậy, gương sáng vẫn chủ yếu, không được lựa chọn những gương phản diện

nhiều vì dé gây phản tác dụng giáo dục.

- Những tắm gương phải gần gũi với con như anh chị em trong gia đình, trong làng, từ bạn bè trong trường, từ các phương tiện truyền thông...Song, những tắm gương ở đây cần mang tính chất tiêu biểu, mẫu mực, gần gũi với cuộc

sống của các con.

- Bằng biện pháp kể chuyện, đàm thoại, giải thích, trình bày trực quan ... cha mẹ giúp các con ý thức được tấm gương đó tốt và vì sao tốt. Trên cơ sở đó, các em rút ra kết luận phù hợp - cần bắt chước hay cần tránh tắm gương vừa

nêu.

- Sau nêu gương, cần kích thích, khuyến khích, động viên các con thực hiện

tam gương đã nêu.

- Điều quan trọng, muốn thuyết phục các con làm theo minh thì bản thân các cha mẹ phải là tam gương sáng cho các con về mọi mặt trong cuộc sống. Sự gương mẫu của cha mẹ được thẻ hiện trong nếp sống hàng ngày đã tác động

35

trực tiếp đến nhận thức, niềm tin và hành động của các con. Chỉ khi cha mẹ được con cái tin yêu kính phục, thì những lời dạy dỗ, khuyên bảo của cha mẹ

được con cái tiếp nhận dé dàng. A. X Makarenco, nhà sư phạm Xô Viết lỗi lạc đã trao đổi tâm sự với các bậc cha mẹ: “Hanh vi của các bạn chính là điêu quyết định nhất. Đừng nghĩ rằng các bạn chỉ giáo dục đứa con khi nói chuyện

với nó, hay khuyên bảo nó hoặc ra lệnh cho nó. Các bạn giáo dục từng giây,

từng phút trong cuộc sống của các bạn, ngay cả khi bạn vắng nhà. Các bạn ăn mặc ra sao, chuyện trò với những người khác về những người khác như

thé nào, các bạn vui buôn ra sao, các bạn đối xử với bạn bè và kẻ đối dich thé

nào, các bạn cười, đọc báo ra sao - tất cả những cái đó đêu có ý nghĩa lớn đổi với đứa con. Những thay đổi nhỏ nhất trong sắc điện nói, đứa trẻ déu thay

hoặc cảm nhận được. "(2) © tuôi thanh thiểu niên, vai trò gương mẫu của người mẹ trong gia đình có ý nghĩa rất lớn, vì ở tuổi này không những các em đã tiếp nhận một vốn tri thức nhất định dé phân tích, so sánh, nhận xét các hiện tượng của gia đình và xã hội, mà nhà trường, các doan thé còn giáo dục các em những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cần thiết, điều kiện đó cho phép các em có khả năng tiếp thu có phê phán các ảnh hưởng giáo dục của cha mẹ ở mức độ nhất định...Nếu trước đây, các em bắt chước tất cả những hành ví của cha mẹ, thì bây giờ, các em có thể phân biệt và đánh giá cái đúng, cái sai, cái tốt, cái xấu. Vì vậy, khi các bậc cha mẹ làm điều sai, điều xấu thì không những uy tín của họ đối với con cái bị sút giảm, mà sự kính trọng, niềm tin cũng bị sứt mẻ. Chỉ khi cha mẹ được con cái tin yêu, kính phục, thì những lời dạy dỗ, khuyên bảo được con cái dé dàng tiếp nhận

b. Phương pháp khen thưởng: là phương pháp biêu thị sự đánh giá tích cực của cha mẹ đối với hoạt động và hành vi ứng xử của các con. Việc khen thưởng sẽ mang lại sức mạnh và niềm tin cho các con kích thích các con tiếp tục duy trì, phát triển những hành vi tích cực. Đồng thời, việc khen thưởng

của cha mẹ cũng sẽ khích lệ những đứa con khác nô lực thực hiện những hành

vi tích cực.

Các bậc cha mẹ cần lưu ý khi sử dụng phương pháp này dé đạt hiệu qua

giáo dục:

- Khen thưởng đúng hành vi thực tế của con

- Khen thưởng phải chú ý đến động cơ đúng đắn của hành vi

- Khen thưởng đúng lúc, đúng chỗ, kịp thời, công bằng, khách quan và tạo được sự đồng tình ủng hộ của các con còn lại trong nhà

- Đối với phần thưởng bằng tiền, nên hướng dẫn con sử dụng hợp lí

c. Phương pháp trách phạt: Là phương pháp cha mẹ biểu thị sự không bằng lòng về những hành động, hành vi sai trái của các con, buộc con phải từ bỏ hành vi ấy và điều chỉnh ứng xử theo đúng các chuẩn mực xã hội.

Tác dụng giáo dục của trách phạt là ở chỗ, nhờ có đánh giá của cha mẹ mà con thấy sai trái, lỗi lầm của mình va từ đó các con sẽ thay đổi hành vi,

cách thực hiện sao cho phù hợp, nâng cao ý thức tự kiểm chế để không tái

phạm nữa, đồng thời là một cách để nhắc nhở những đứa con khác trong gia đình không được vi phạm những chuẩn mực xã hội, hoặc rơi vào hành vi sai

trái. Những hình thức trách phạt mà cha mẹ sử dụng như: tỏ thái độ không

đồng tình ( lắc đầu, nhíu mày,...); nhắc nhở nhẹ nhàng; chê trách, la mắng;

đánh đòn; quỳ gói...

Khi trách phạt, cha mẹ cần lưu ý:

- Phải trách phạt công bằng, khách quan, đúng tội, đúng mức độ của hành vi sai trái và lỗi lầm, tránh thiên vị và tỏ thiện ý mong muốn và tin tưởng con cái sẽ điều chỉnh hành vi sai trái, trở thành người công dân tốt.

- Trách phạt phải làm cho trẻ nhận thấy rõ sai lầm của mình, ân hận về lỗi lam và quyết tâm sửa chữa.

37

- Cần tôn trọng nhân phẩm người bị trách phạt, không nên nhắc nhở lại những khuyết điểm sai lầm của con trước kia, vì điều này dễ gây cho con mặc cảm.

- Sau khi trách phạt con, cha mẹ phải giúp con thấy được cách sửa chữa khuyết điểm. Trong quá trình con cái sửa chữa, cha mẹ phải giúp đỡ, hướng dan con cái nô lực khắc phục khuyết điểm.

- Nên lựa chọn thời điềm trách phạt phù hợp, không nên trách phạt trẻ trước đông người, nhất là trước mặt bạn bè của chúng.

2.4 Khó khăn trong sử dụng phương pháp giáo dục đạo đức 2.4.1 Định nghĩa khó khăn

Theo từ dién Tiếng Việt thì “khó khăn” có nghĩa là sự trở ngại làm mat nhiều công sức hoặc thiếu thốn.(17)

Theo từ điển lay Việt thì “khó khăn” có nghĩa là nhiều trở ngại(5)

Theo từ điển Anh — Việt thì “difficulty” hoặc “hardship” đêu dùng để chỉ sự khó khăn, gay go, khắc nghiệt đòi hỏi nhiều nỗ lực dé khắc phục (16).

Nhu vậy, từ các cách định nghĩa trên, ta có thé thấy khi nói đến khó

khăn có nghĩa là nói đến những gì cản trở, trở ngại, đòi hỏi nhiều né lực để vượt qua. Trong thực tiễn, khi tiến hành bat cứ một hoạt động nào con người

đều gặp phải những khó khăn, làm cho hoạt động chệch hướng, làm giảm đi hiệu quả mà con người mong muốn, thậm chí không đạt hiệu quả hoạt động.

Những khó khăn này, được gọi chung là những khó khăn trong quá trình hoạt

động của con người được tạo nên bởi các yếu tố, mang tính chất tiêu cực. Đó

là những yếu tế khách quan (bên ngoài) va yếu tố chủ quan (bên trong)

Những yếu tế bên ngoài, được hiểu là những điều kiện, phương tiện, môi trường,...Đây là những yếu tố ảnh hưởng gián tiếp đến tiến trình hoạt động của con người. Những yếu tố bên trong, chính là những yếu tố xuất phát từ bản thân mỗi cá nhân khi tham gia vào hoạt động đó, như nhận thức, thái độ, tình cảm, năng lực, von kinh nghiệm, thao tác, ki năng tien hành hoạt động.

2.4.2 Khó khăn trong sử dụng PPGD đạo đức trong gia đình:

Xuất phát từ lí luận trên, khó khăn trong sử dụng PPGD đạo đức trong dé tài được hiểu /a khỉ tiến hành PPGD đạo đức cho trẻ trong gia đình, các

bậc cha mẹ gặp phải những can trở, trở ngại lam cho hoạt động giáo duc di chệch hướng, làm giảm di hiệu qua sử dụng PPGD đạo đức.

Như đã tìm hiểu, đặc điểm của PPGD gia đình gồm những nội dung:

- PPGD đạo đức trong gia đình rất phong phú. Tuy nhiên, không có PPGD nào là vạn năng. Việc vận dụng phương pháp chỉ có hiệu quả khi cha mẹ biết dựa vào mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục cụ thé và dựa vào điều kiện cụ thể của hoàn cảnh, môi trường giáo dục, đặc điểm lứa tuổi, trình độ con cái...để lựa chọn PPGD đúng đắn và thích hợp.

- Mặt khác, giáo dục đạo đức trong gia đình thường nảy sinh những tình

huống phức tạp, đa dang trong điều kiện, hoan cảnh cụ thể khác nhau. Vì vậy, các cha mẹ cũng cần linh hoạt khi sử dụng các PPGD.

- Điều quan trọng đối với cha mẹ là sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải có mức độ và có giới hạn như không nên cứ mãi trách phạt, đánh mắng con sẽ làm chúng trở nên lì lợm, mặc cảm và dễ bị tổn thương hơn.

- Trong quá trình vận dụng PPGD con cái, cần đảm bảo sự thống nhất giữa

hoạt động giáo dục — vai trò chủ đạo của cha mẹ với hoạt động tự giao dục,

vai trò tự giác, tích cực, độc lập, năng động của con cái. Tránh dé cao hoặc hạ thấp vai trò con cái.

- Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng các PPGD còn chịu sự tác động của

các yếu tố khách quan mang lại như những điều kiện, phương tiện, môi trường kinh tế - xã hội xung quanh ...

Khi những nội dung nêu trên không được đảm bảo sẽ gây nên khó khăn

cho cha mẹ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sử dụng PPGD đạo đức

trong gia đình .

2.5 Một số van đề lí luận về SOS 2.5.1 Hệ thong to chức SOS

Té chức SOS được hình thành từ ý niệm SOS. SOS là chữ viết tắt của tiếng Đức: Societas Sociallis mang nghĩa là cộng đồng xã hội. Ý niệm xuất phát từ một bác sĩ quân y người Áo tên HERMANN GMEINER (1919-1986).

Ông Hermann Gmerner vốn xuất thân từ một gia đình nông dân đông con.

Sau khi bố mẹ mat sớm, chị hai Elsa mới 16 tuổi đã nghiễm nhiên đóng vai trò người mẹ chăm sóc các em của mình. Hình ảnh Elsa sau này chính là mẫu

hình “người mẹ SOS” tương lai.

Năm 1946, ông học y khoa tại trường Dai học tông hợp Innsbruck, Áo.

Trong thời gian học tập, ông tham gia phong trào thanh niên nên rất quen thuộc những vấn đề thuộc hậu quả của chiến tranh để lại cho trẻ em. Ông tin rằng chỉ có thể giúp đỡ trẻ em mà cha mẹ hysinh trong chiến tranh một cách

tốt nhất bằng cách làm sao cho trẻ được sống và lớn lên trong một mái 4m gia đình. Từ đó, ý tưởng về thành lập một làng trẻ hình thành. Năm 1949 với chỉ

600 shillngs tiền Áo, ông lập nên hội SOS và đặt viên đá đầu tiên xây dựng nên làng SOS tại Imst, Tyrol, Áo cùng với hỗ trợ của bạn bè, các nhà hảo tâm.

Sự nghiệp SOS phát triển mạnh mẽ tại Đức, Đan Mạch, Thụy Điển, Canada.

Làng trẻ em SOS quốc tế ra đời (SOS Kinhderdorf International) hỗ trợ cho các nước đang phát trién tại châu A, châu Phi và châu Mỹ La Tinh.

Lúc ông mat năm 1986 đã có 233 làng trẻ em SOS trên 85 quốc gia va

384 dự án hỗ trợ cho các làng trẻ em SOS và cộng đồng dân cư quanh vùng.

Hiện nay, có 439 làng trẻ em SOS và 1500 cơ sở phụ thuộc khác được thành

lập trên 131 nước, chăm sóc nuôi dạy gần 250.000 trẻ em mé côi. Chủ tịch hiện nay của tổ chức SOS là ông Helmust Kutin, người kế nhiệm ông

Hermann Gmeimer.

'Ngày 22.12.1987, Bộ Lao động - Thương bình va xã hội của nước

CHXHCNVN đã kí với SOS quốc tế một hiệp định thành lập các làng trẻ em

SOS và các dự án khác trên lãnh thé nước ta. Tính đến nay, đã có 12 làng trẻ

em SOS được xây dựng ở các tỉnh, thành phố và sắp tới xây một làng ở Điện Biên(Lai Châu) và 5 trường mang tên Hermann Gmeiner gắn liền với làng SOS. Đỏ là Hermann Gmeiner Hà Nội, Đà Nẵng, Vinh, Đà Lạt, Gò Vấp.

Hệ thống SOS bao gồm những dự án như sau

- Làng trẻ em SOS

- Trường phổ thông Hermann Gmeiner

- Trung tâm x4 hội Hermann Gmeiner - Làng thanh niên SOS

- Cùng các dự án khác nhưng chưa trién khai tại Việt Nam

Làng trẻ em SOS là dự án chính, sau đó lần lượt các dự án phụ khác được xây dựng. Việc xây dựng các dự án phụ tùy thuộc vào sự triển khai thành công dự

án chính.

Lang SOS là nơi nuôi dưỡng trẻ. Mỗi làng SOS có từ 12 đến 20 ngôi nhà SOS. Mỗi gia đình SOS gồm một mẹ với 8-10 trẻ. Thường cấu trúc ngôi nhà SOS gồm một phòng khách, nơi trẻ cùng sinh hoạt, học bài, tiếp khách chung cho cả một gia đình. Bến phòng ngủ, một dành cho mẹ và em bé, ba

phòng còn lại dành | phòng cho trẻ gái, 2 phòng dành cho trẻ trai, tùy thuộc

vào số trẻ trai và trẻ gái mà mẹ sắp xếp cho hợp lí. Một nhà bếp đầy đủ tiện nghỉ, nấu nướng cho 10 người trở lên. Một phòng dành cho vệ sinh, trong

phòng vệ sinh thường có hai nhà cầu và một phòng tắm. Tùy theo diện tích đất rộng hẹp của từng làng có thể mở rộng sân chơi trước và sau hay khu giải

trí chung cho cả làng. Diện tích chung cho một ngôi nhà gia đình là 120m’, phòng ngủ có diện tích 9-10m?, phòng khách rộng gấp đôi hoặc ba. Nhu vậy,

41

sức chứa mỗi làng SOS từ 120 trẻ tới 200 trẻ cùng với đội ngũ quản lí 10

nhân sự không kẻ các mẹ SOS.

Trường Hermann Gmeiner thường được xây cạnh lang SOS. Trường

chỉ là dự án phụ. Mục đích của trường giúp trẻ SOS học văn hóa phé thông từ lớp 1 đến lớp 12 và cũng là nơi trẻ SOS hòa nhập với trẻ bên ngoài. Tại

trường, trẻ SOS có dịp học tập được những gương học tập tốt qua phong trào

con ngoan trò giỏi, con hiếu thảo. Trước đây, trường Hermann Gmeiner vừa là trường phé thông vừa là trường dạy nghề nhưng đến nay việc triển khai

nghé đều không thành công, phải tạm dừng.

Trung tâm xã hội Hermann Gmeiner là dự án phụ trong các dự án của

SOS. Trung tâm có chức năng giáo dục và y tế. Về giáo dục, trung tâm mở 3

lớp mẫu giáo cho con trẻ của làng SOS và con em cư dân quanh vùng. Như vậy, trong hệ thống SOS, trẻ SOS được học văn hóa từ mẫu giáo tới lớp 12

phổ thông. Về trung tâm y tế là nơi chăm sóc sức khỏe cho các mẹ SOS và trẻ SOS. Tùy theo đặc điểm từng vùng mả trung tâm mở thêm các dịch vụ y tế khác như tại Đà Lạt - Lâm Đồng có thêm phòng nha chăm sóc răng cho các

cháu trong làng và con cư dân trong vùng.

Làng thanh niên SOS là nơi nhận trẻ SOS đã bước sang tuổi thanh thiếu niên, tuổi day thì của các em nam. Khi chuyển sang sống tại làng thanh niên, các trẻ trai chuyển từ cuộc sống gia đình sang cuộc sống tập thẻ. Làng thanh niên có quy mô tùy thuộc vào số lượng trẻ nam của mỗi làng, tuy vậy ngôi nhà thanh niên có số lượng không quá 40 trẻ. Số lượng hạn chế nhằm

mục tiêu dé quản lí trẻ.

Ngoài ra còn có những dự án phụ khác như nông trường, công xường

chưa triển khai tại Việt Nam nhằm giúp các em thực tập sản xuất, tham gia lao động tạo của cải vật chất cho xã hội. Các dự án này đã được triển khai ở

các nước châu Mỹ La Tinh

42

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục học: Những khó khăn của các mẹ trong sử dụng phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ tại một số làng SOS (Trang 38 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)