Khái niệm trẻ mồ côi và đặc điểm trẻ mồ côi

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục học: Những khó khăn của các mẹ trong sử dụng phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ tại một số làng SOS (Trang 55 - 58)

2.5.7.1 Khái niệm trẻ mô côi

Trẻ mỗ côi theo cách hiểu thông thường là đứa trẻ bị mất cha hoặc mat

mẹ, hoặc mat cả cha lẫn mẹ ruột. Ở thời chiến, trẻ bị mé côi do cha,mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ bị mắt do chiến tranh, thiên tai, bệnh tật,...Tuy nhiên, trong thời bình, chỉ có một số lượng nhỏ trẻ mồ côi bị mat do chiến tranh, thiên tai, bệnh tật còn đa số trẻ bị bỏ rơi bắt nguồn từ đời sống xã hội như cha nghiện ngập,

cha me li dị, sanh con ngoài giá thú, tự sát, mẹ bỏ rơi con, tai nạn...

Từ những tài liệu thu được và, qua tìm hiểu, phỏng vấn các mẹ, chuyên viên giáo dục, ban giám đốc làng SOS, theo chúng tôi, tré mô côi là những trẻ không có cha, mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ mat vì một lí do nào dé, hoặc những trẻ

bị bỏ rơi, không được chăm sóc và dạy đỗ bởi cha mẹ ruột của mình

2.5.7.2 Đặc điểm trẻ mô côi

- Trẻ trong làng SOS đã ít nhất một lan chịu sự thương tốn tinh than: thiếu

văng cha hoặc me đẻ, anh chị em ruột, ba con thân thích,...điều này ảnh

hưởng mạnh đến đời sống tâm lí của trẻ.Theo các bà mẹ, trẻ mô côi thường có hai hướng biểu hiện: Một là khép kín, nhưng dễ xúc động, dé khóc. Hai là

51

chống đổi, ương ngạnh, và luôn ở trạng thái “thủ” cho bản thân. Hướng thứ

nhất ở những trẻ xuất thân từ những gia đình đàng hoàng. Hướng thứ hai thường xuất hiện ở những trẻ có nguồn gốc gia đình phức tạp. Cha mẹ những

trẻ này có thể là những người nghiện ngập ma túy hoặc li dị; là kẻ sát nhân...Tuy nhiên, cho dù có những biểu hiện nào thì đó cũng là những đứa trẻ nhạy cảm về tâm hồn và cần sự che chở, bảo bọc. Sự ương ngạnh chỉ là vỏ bọc bề ngoài nhằm che giấu cái yếu đuối bên trong.

- Trẻ mé côi là những trẻ không có cha mẹ ruột nuôi dưỡng và chăm sóc. Ở trẻ luôn có sự thèm khát về sự hiện hữu của bố mẹ dé được nâng niu, bảo bọc

với vô vàn tình yêu thương,.... Để cân bằng sự thiếu văng đó, trẻ thường ao

ước, tưởng tượng cha mẹ với những hình ảnh đẹp, tròn day. Khi được me SOS tiếp nhận và trong vai trò thay thế cha mẹ ruột thịt của mình, trẻ thường có sự so sánh giữa hình ảnh trong tưởng tượng với thực tế. Thêm vào đó, trẻ rất thích tiếp xúc và quý mến các cậu trong làng, các thầy dạy ở trường. Đây cũng là điều dễ hiểu vì ở trong làng, trẻ đã có mẹ và dì. Trong thâm tâm, trẻ

mong muốn có một người cha làm chỗ dựa tỉnh thần.

- Trẻ mé côi là những trẻ không có cha mẹ nên thường có đời sống nội tâm phát triển sớm và tỉnh tế hơn trẻ bình thường. Trẻ nhạy cảm và có một bản

năng tự vệ cao, và thường đè dặt, kín đáo trong việc lựa chọn người để bộc lộ,

chia sẻ những nhu cầu tinh thần của mình. Trẻ hay so sánh với bạn bè cùng

trang lứa ngoài làng, tự thấy mình thua kém bạn bè về nhiều thứ nên đâm ra

tủi thân, mặc cảm.

- Theo nhận định của các nhân viên và các mẹ ở lang SOS, trẻ mô côi có tính

¥ lại cao bởi trẻ được sông trong môi trường được quan tâm chăm sóc khá đặc

biệt. Trẻ nhận được mọi thứ: ăn uống, sách vở, bút mực,...một cách dễ dàng

và thuận lơi. Trẻ ít có ý thức giữ gìn đồ dùng cá nhân, dẫn đến phá hoại, đập phá đồ dùng cá nhân không thương tiếc dé xài đồ mới, và trẻ nhận thấy cho

52

dù học hay không trẻ vẫn được sự bảo bọc của làng về vật chất. Từ đó, trẻ ít chủ động trong tìm kiếm hay sáng tạo ra những đồ chơi mả thụ động, chờ đợi, thích nhận, không thích cho và chưa có ý chí vươn lên trong học tập, đa phan chi ở loại trung bình. Tinh ÿ lại có lẽ xuất phát từ sự bao cấp của tô chức SOS. Trẻ chưa bao giờ biết chia sẻ nỗi khó khăn, vat vả, nhọc nhan với các mẹ SOS trong cuộc sống kinh tế hằng ngày.

53

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục học: Những khó khăn của các mẹ trong sử dụng phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ tại một số làng SOS (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)