1.1 Kết luận chung:
* Trong quá trình giáo dục đạo đức cho trẻ ở làng SOS, có 8 phương
pháp được các mẹ sử dụng gồm phương pháp trò chuyện, giảng giải, tham
quan, giao việc, tập luyện, nều gương, khen thưởng và trách phạt. Trong đó,
phương pháp tập luyện được các mẹ sử dụng tập trung ở mức độ rất thường
xuyên, riêng phương pháp tham quan và trách phạt chỉ được các mẹ sử dụng ở mức độ thỉnh thoảng.
* Hiệu quả sử dụng các phương pháp chưa cao. Trong số các phương
pháp như trò chuyện, nêu gương,...thì các mẹ ở lang SOS Gò Vap sử dụng
hiệu quả hơn các mẹ ở làng SOS Đà Lạt mặc dù các mẹ ở SOS Đà Lạt có
trình độ học van Cao dang sư phạm trước khi vào lang
* Khi sử dụng các PPGD, các mẹ ở cả 2 làng đều gặp những khó khăn như trình độ thấp, chưa được đảo tạo, đối tượng phức tạp, gia đình đông con,
thời gian hạn chế, kinh phí eo hẹp,.. làm giảm hiệu quả sử dụng phương pháp.
Có sự khác biệt về những khó khăn của các mẹ ở 2 làng nghiên cứu trong sử dụng phương pháp trò chuyện, giao việc, nêu gương, những phương pháp còn
lại không có sự khác biệt.
* Độ tudi ở trẻ khó giáo dục nhất: chi yếu là độ tuổi từ 11-14 tuổi do
những biến đổi tâm sinh lí ở lứa tuổi đậy thì đã tạo cho mẹ những khó khăn
trong sử dụng PPGD đạo đức.
* Yếu tố ảnh hưởng không tốt đến trẻ theo nhận định của các mẹ:
nhiều nhất là phim ảnh, ngoài ra một số yếu to khác như: mạng internet, trò
chơi điện tử và bạn bè ngoài làng, bạn bè trong làng, người thân của trẻ..
* Nguyên nhân khó khăn trong sử dụng PPGD đạo đức
- Nguyên nhân chủ quan: chủ yêu do tính cách của mẹ, và đảm đương quá nhiều công việc; ngoài ra một số nguyên nhân khác như: mẹ - con không cùng
103
huyết thong, chưa hiểu nhiều vẻ đặc điểm tâm sinh lí lứa tuôi, năng lực hạn chế, các mẹ thiếu kinh nghiệm, chưa được trang bị kiến thức về nuôi dạy con,
không tạo dựng được long tin với trẻ.
- Nguyên nhân khách quan:
+ Về phía trẻ: ảnh hưởng không tốt từ nguồn gốc gia đình trước khi vào làng chiếm tỉ lệ cao; ngoài ra do nguyên nhân khác như dao động tình cảm sau khi gặp lại những người ruột thịt, dễ bị lôi kéo vào thói hư, tật xấu của bạn bè, xã
hội, trẻ ngang bướng, khó bảo.
+ Về phía môi trường bên ngoài: chủ yêu do môi trường xã hội phức tạp, ngòai ra do một số nguyên nhân như gia đình đông con, thiểu vai trò của người cha; ít có điều kiện tham gia tập huấn, học hỏi, trao đôi kinh nghiệm va thiếu cơ sở vật chất, phương tiện để phục vụ công tác giáo dục; nếp sinh hoạt gia đình không ôn định ; có sự can thiệp của chuyên viên giáo dục, ban giám đốc, người thân của tré,...
* Biện pháp giải quyết khó khăn
Khi gặp lúng túng trong việc giáo dục đạo đức cho các con, các mẹ đã: tìm
hiểu trong sách báo, trên truyền hình; hỏi ý kiến của các chuyên viên giáo dục, ban quản lí lang, các mẹ trong làng, hỏi ý kiến giáo viên dang day con mình, tìm học các lớp hay tham dự các buổi báo cáo chuyên đề về giáo dục,....
104
1.2 Kiến nghị:
1.2.1 Về phía các mẹ:
- Gương mẫu trong lối sống, đạo đức va đổi xử công bằng với con cái
- Luôn trau dồi, học hỏi kiến thức bằng cách đọc sách, trên phương tiện
truyền thông, tự mình đi học các lớp bên ngoài, không đợi làng tổ chức.
- Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm về giáo dục trẻ với các mẹ, các chuyên viên giáo dục, các thầy cô giáo dạy trẻ.
- Các mẹ phải thường xuyên liên hệ chặt chẽ với ban quản lí làng, nhà trường
để vừa nắm được mục đích, nhiệm vụ giáo dục trẻ, từ đó có những định hướng đúng đắn cho việc giáo dục con cái vừa có điều kiện theo dõi kịp thời những chuyển biến mới của con cái, đề có cách thức tác động phù hợp.
- Các mẹ phải có lòng yêu thương và kiên nhẫn trong việc giáo dục con.
- Không khí gia đình là một môi trường day thuận lợi cho giáo dục con trẻ.
Cho nên các mẹ cần tạo ra một không khí gia đình thuận thảo, vui tươi..Không khí gia đình sẽ tạo cho trẻ một chỗ dựa đáng tin cậy về mặt tinh thần, trẻ sống hòa đồng, gần gũi với mẹ và các anh, chị em trong gia đình.
- Trong quá trình nuôi day trẻ, các mẹ cần cần có sự đồng cảm nhất định với trẻ, nhất là lứa tuổi dậy thì. Không quá nghiêm khắc làm cho trẻ xa lánh nhưng cũng không vì vậy mà dễ dãi bỏ qua những sai lầm của trẻ, cần hiểu
trẻ, nhẹ nhàng, tế nhị ở giai đoạn “ khủng hoảng” này.
1.2.2 Về phía Ban lãnh đạo làng:
- Cần tạo điều kiện để các mẹ bồi dưỡng thêm kiến thức nuôi dạy con thông qua hình thức: mở các lớp tập huấn, những buổi nói chuyện chuyên đề hàng tháng, hàng quý, cung cấp các tạp chí, tư liệu về khoa học giáo dục gia đình để các mẹ tìm hiểu, mở các câu lạc bộ dé qua đó các mẹ có thé trao đôi với nhau về kiến thức và kinh nghiệm giáo dục con cái.
105
- Hỗ trợ, phối hợp với các mẹ trong việc giáo dục trẻ, tìm hiểu những khó khăn các me gặp phải dé dé ra hướng giải quyết phù hợp.
- Xây dựng các trang trại nhỏ ngay trong làng để trẻ sau giờ học có thể tham gia vào trồng rau, hoa quả,..nhằm tạo điều kiện cho trẻ làm quen với lao động
chân tay, giúp trẻ có ý chí và tự lập hơn trong cuộc sống.
- Tổ chức các trò chơi cuối tuần, các đợt thi đua giữa các trẻ, các câu lạc bộ thơ văn, thé thao,..để lôi cuốn trẻ vào hoạt động vui chơi mang ý nghĩa giáo dục và bé ích.
- Số lượng trong mỗi gia đình không quá 7 trẻ. Số lượng trẻ hiện nay trong mỗi gia đình (8-10 trẻ) làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc chăm sóc, giáo
dục, hướng dẫn trẻ.
- Mỗi làng cần có một hội đồng giáo dục. Hội đồng giáo dục là nơi tập hợp tat
cả các lực lượng giáo dục quan tâm đến trẻ như nhà trường, các bà mẹ,
chuyên viên giáo dục. Hội đồng giáo dục giúp giám đốc có những quyết định sáng suốt, khoa học trong mọi tình huống giáo dục con trẻ. Hội đồng giáo dục
cần thiết không chỉ đóng khung trong hệ thống SOS mà có thể mời các nha
tâm lí giáo dục bên ngoài hỗ trợ.
1.2.3 Về phía nhà trường:
- Phếi hợp với các mẹ trong làng dé theo dõi những biểu hiện của trẻ, cùng
hiến kế với các mẹ tìm ra cách giáo dục trẻ tốt hơn.
- Giúp cho trẻ học tập, vui chơi, hòa nhập với bạn bè, cộng đồng, tránh các
hiện tượng có sự phân biệt trong việc dạy dỗ trẻ mô côi với trẻ bình thường 1.2.4 Về phía xã hội:
Các tô chức xã hội cần quan tâm, hỗ trợ về vật chất lẫn tinh than dé trẻ mỗ côi có điều kiện học tập và hòa nhập cộng đồng.
106