CỦA HỌC SINH LỚP HAI

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục tiểu học: Vấn đề dạy học nghĩa của từ cho học sinh lớp hai (Trang 63 - 67)

(Qua khảo sát thực tế tại một số trường tiểu học trên địa bàn

Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Phan Thiết)

3.1. Đối tượng khảo sát

Đối tượng mà chúng tôi khảo sát là HS lớp Hai tại 4 trường tiểu học trên địa bàn Thành phó Hồ Chí Minh và | trường tiểu học trên địa bàn thành phố Phan Thiết Số

lượng HS được khảo sát là 247 HS. Cụ thé như sau :

* Trường Tiểu học Hoà Bình - Quận 1 - TP.HCM :

~ Lớp 2’ : 39 HS

" Trường Tiểu học Nguyễn Binh Khiêm - Quận | - TP.HCM : - Lớp 2? : 37 HS

* Trường Tiểu học Phan Đình Phùng — Quận 3 - TP.HCM :

— Lớp 2° : 38 HS

" Trường Tiểu học Trưng Trắc - Quận 11 - TP.HCM : - Lớp 2' : 35 HS

~- Lớp 2‘ : 38 HS

* Trường Tiểu học Đức Thắng 2 - Thành phố Phan Thiết - Tinh Bình Thuận :

~ Lớp 2A : 29 HS

- Lớp 2B : 31 HS

3.2. Hình thức khảo sát

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng hình thức phát phiếu bài tập cho HS. Số

lượng từ khảo sát càng lớn thì kết quả khảo sát càng đáng tin cậy. Trong phiêu khảo

sát đưa ra có những bài tập giải nghĩa từ như sau :

1. Trắc nghiệm nối ghép

2. Cho nghĩa, tìm từ tương ứng

3. Tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa

4. Đặt câu với từ cho sẵn

5. Giải nghĩa từ bằng định nghĩa

6. Đoán nghĩa từ dựa vào nội dung câu văn

3.3. Nội dung khảo sat

Nội dung để tài khảo sát là khả năng hiểu nghĩa từ của HS. Kha năng hiểu nghĩa từ được tính bằng số lượng từ HS hiểu đúng nghĩa, những lỗi phổ biến HS mắc phải

khi giải nghĩa từ và đặc điểm giải nghĩa từ của các em.

3.4. Kết quả khảo sát và một số nhận xét về kết quả khảo sát

Sau khi cham bài, thống kê số lượng những từ HS hiểu đúng nghĩa, những lỗi HS mắc phải khi giai nghĩa từ, người viết thu được kết quả như sau :

Đây là hình thức giải nghĩa từ tương đối đơn giản. Từ và nghĩa của từ đã được cho sẵn, HS chỉ cần xác lập sự tương ứng. Vì vậy, tỉ lệ HS làm đúng hoàn toàn khá cao (chiếm 83.48%). Trong khi đó, nếu phải tự giải thích những từ như hủ đô, lỄ phép, hoà thuận, công an bằng định nghĩa, có thé sẽ có rat nhiều HS không biết giải thích thé nào.

Nhưng với bài tập trắc nghiệm nối ghép, đại đa số các em làm đúng. Điều này chứng tỏ việc tổ chức cho HS giải nghĩa từ bằng hình thức trắc nghiệm nói ghép rất phù hợp

với khả năng hiểu từ của HS lớp Hai.

Bài tập “Cho nghĩa, tim từ tương ứng”có mức độ yêu cầu cao hơn bài tập

“Trac nghiệm nối ghép” do HS phải tự tìm từ tương ứng với nghĩa đã cho, chứ không có sẵn từ. Tuy nhiên, tỉ lệ HS làm đúng vẫn cao (chiếm 77.34%), 18.96% HS làm sai

và chỉ có 3.70% HS không làm bài tập này.

Điều đó cho thấy, hình thức bài tập trắc nghiệm (nối ghép, điền khuyết) góp phần làm giảm bớt khó khăn cho HS khi giải nghĩa từ bằng định nghĩa.

Vào thời điểm chúng tôi tiến hành khảo sát (tuần 25, 26), HS lớp Hai vẫn chưa học về lớp từ trái nghĩa cũng như lớp từ cùng nghĩa. Đến tuần 32, các em mới chính thức được học về lớp từ trái nghĩa trong phân môn Luyén tử và câu. Trước đó, các em

59

chỉ mới được làm quen với khái niệm “trái nghĩa, đồng nghĩa" qua một số bài tập trong phân môn Chính rả. Tuy nhiên, nhiều HS làm đúng bài tập “Tim từ cùng nghĩa, trái nghĩa” (chiếm 77.85%). Tỉ lệ này chứng tỏ vốn từ và sự hiểu biết về từ qua thực tế

sử dụng (qua tiếp xúc hằng ngày với gia đình, cộng đồng) của các em khá hơn người

lớn tưởng.

4. Bài tập "Đặt câu với từ cho sẵn”

Từ ghép tổng hợp như sách vở đối với HS lớp Hai không khó nên tỉ lệ HS đặt

câu đúng là 84.51%.

Ti lệ HS đặt câu đúng với từ đỏ hoe cũng tương đối cao (chiếm 73.52%).

Nhung đổi với từ láy phân loại như xanh xao, tỉ lệ HS đặt câu đúng chỉ có 53.40%. Có tới 36.32% HS đặt câu sai. Người viết nhận thấy tỉ lệ HS đặt câu đúng với từ xanh xao có phần thắp hơn nhiều so với từ đỏ hoe. Có thể nghĩa của từ xanh xao được sắc thái hoá cao (chỉ dùng dé chi sắc diện của da người). Các em chỉ hiểu nghĩa của tiếng gốc xanh mà chưa chú ý đến tiếng ghép với tiếng gốc có giá trị sắc thái hoá

nghĩa. Rất nhiều HS đặt câu như sau : Bau trời hôm nay xanh xao. Chiếc lá trên cành xanh

xao... Đặt câu như thé chứng tỏ các em chưa thật sự hiểu nghĩa của từ xanh xà. Các em chỉ hiểu nghĩa của tiếng gốc xanh mà chưa hiểu nghĩa của từ xanh xao nên đã gắn cả

từ xanh xao với những sự vật, hiện tượng mang màu xanh như bau trời, lá cây....

5. Bài tập “Giải nghĩa từ bằng định nghĩa”

Đây là bài tập khó đối với HS lớp Hai. Ở lớp Hai, các em chỉ được luyện kiểu bài tập “Cho nghĩa, tìm từ tương ứng” (để bài cho nghĩa từ và yêu cầu các em tìm từ tương ứng). Bài tập này thì ngược lại, đề bài cho từ và yêu cầu các em giải thích nghĩa.

Kết quả khảo sát cho thấy, nhìn chung, HS lớp Hai chưa biết giải nghĩa từ bằng định

nghĩa.

Khi tiến hành cho các em làm bài tập khảo sát, chúng tôi thấy nhiều em tỏ ra

khó khăn khi phải giải thích những từ như chim sẻ, ngà, loạng choạng, ngập ngừng, thập

thò. Các em hiểu nghĩa các từ này nhưng lại không biết diễn đạt bằng lời. Trung bình

chỉ có 43.91% HS giải thích đúng các từ nay, 46.43% HS giải thích sai và có 9.66%

không giải thích những từ này. Nhưng khi yêu cầu các em thực hiện động tác để minh hoạ cho từ cân giải thích thi các em lại thực hiện được. Điều đó chứng tỏ khả năng giải

nghĩa từ bằng định nghĩa của HS lớp Hai còn thấp. Việc kết hợp nhiều biện pháp trong

quá trình giải nghĩa tir sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn.

Ở bài tập này, chúng tôi yêu cầu HS giải nghĩa từ mii và từ má: với mục đích

xem HS có biết nghĩa chuyển của từ không. Kết quả thống kê cho thấy, tat cá các em đều hiểu hai từ này theo nghĩa gốc. Trong quá trình day nghĩa từ, GV có thể cung cắp thêm cho trẻ những nghĩa chuyển gan với nghĩa gốc của tir đẻ sự hiểu biết về từ ay của

các em được mở rộng.

Vẻ hình thức giải nghĩa, các em thường thay việc giải thích nghĩa của từ bằng việc đưa ra một ngữ, một câu chứa từ cần giải nghĩa. VD : ngà là ngà voi ; loạng choạng là một người di loạng choạng ; mát là gió mát ; ngắn nắp là em sắp xếp tập vở ngăn nap, Tô

quốc là Tổ quốc Việt Nam.... Trẻ lớp Hai còn giải nghĩa bằng cách chỉ ra chức năng của sự vật, VD : mũi dé ngửi ; bác sĩ là khám bệnh ; hay bằng cách diễn tá những sự vật, hiện

tượng liên quan đến từ cần giải nghĩa, VD : mat là gió thoi vào người ; loạng choạng là

uống rượu xin ; TỔ quốc là chúng em chào cờ. Hình thức giải nghĩa bằng đồng nghĩa, trái

nghĩa chiếm 57.26%. VD : ngăn nắp là gọn gàng ; Tổ quốc là đất nước ; mát là không

nóng.

6. Bài tập “Đoán nghĩa từ dựa vào nôi dung câu văn”

Bài tập đoán nghĩa từ dựa vào nội dung câu văn là một dạng bài tập mới. Đối với dạng bài tập này, các em phải dựa vào nội dung câu văn mà cụ thể ở đây là ngữ

“trông thấy cả hòn cuội trắng tinh nằm dưới đáy” đễ đoán nghĩa của từ trong vat. Ti lệ HS

làm đúng không cao, 35.14% HS giải thích đúng, 44.58% HS giải thích sai, còn lại là

20.28% HS không giải thích. Chứng tỏ rằng, ở trường tiểu học, các em chưa hoặc rit ít

được luyện tập theo cách này.

67

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục tiểu học: Vấn đề dạy học nghĩa của từ cho học sinh lớp hai (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)