Ngôn ngữ nghệ thuật

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Hồ Dzếnh qua "Chân trời cũ" (Trang 70 - 83)

1.1. Hệ thống từ ngữ bình dj, quen thuộc với những kết hợp từ độc đáo

Hồ Dzếnh không phải một nhà cách tân, phát triển ngôn ngữ văn học lên một tấm cao mới như Xuân Diệu, Nguyễn Tuần hay Nam Cao. Nhung ông đã

xử dụng ngôn ngữ văn chương một cách phong phú, da dạng, phát huy cao đô

khả năng biểu đạt của ngôn ngữ văn chương tiếng Việt,

Hệ thống từ ngữ Hồ Dzénh sử dụng trong tập truyện này hoàn toàn là

những từ ngữ quen thuộc. bình dị được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày.

Điểm đặc sắc của ông chính là ở chỗ sử dụng những kết hợp từ ngữ độc đáo:

danh từ (đông từ) + định ngữ (bổ ngữ) nghệ thuật gợi tả. Những kết hợp từ dang

này có khả năng khơi gợi lớn đối với cảm xúc, liên tưởng - nó kết hợp cái hữu

hình với cái vô hình, giữa cái cụ thể và cái trừu tượng tạo nên cho câu văn một

phong vị trữ tình thơ mộng và u buồn:

- “Tôi chăm chỉ ngồi học đưới ánh đèn lúc ấy, nhưng lúc này, quay nhìn lai cái di văng không vui vẻ, tôi rùng mình thấy hiện ra trên cái gì xa xôi, một

táng vất buôn rdu, tang chế” (Người chi dâu tôi)

- “Me lôi thu nhật những gì là âu yếm đắp điểm vào tôi, đấp điểm mot cách vội vàng nhưng tha thiết vô cùng” (Hai anh em)

Chương 3: Tiếng nói của một tâm hồn trẻ thơ luôn khắc khoải thương đau. |

Che huệận 134 nghiap

- “Riêng tôi vẫn còn xuân sắc. lòng vui giữa cảnh sa mạc của đời” (Hai anh

em)

- “Hình như bao giờ chị Yên cũng đứng trước mặt tôi, với những nét nhãn

nhó, với cái thân hình gầy nhẳng và sức gieo nặng của Dau Thương” (Chị Yên) Đặc biệt nhiều lần tác giả sử dụng động từ “nghiêng” với nhiều tang ý nghĩa mới mẻ rất Hồ Dzếnh. “Nghiêng lòng”, nghiêng trái tim xuống để yêu

thương. chia sẻ một cách trìu mến, thiết tha, đầm thấm. “Nghiéng đầu”.

nghiêng tâm tưởng xuống để chịu đựng. hy sinh một cách vô hỗi và lặng lẻ:

- “Bao nhiêu thế kỷ rồi, những mái dau bù rối nghiêng xưống bổn phận

hàng ngày, tầm thường và nhỏ mon" (Veày gấp gd)

- “Nhưng lòng người mẹ càng nghiêng xưống người con thứ bao nhiêu thì cang xa người con đầu bấy nhiêu” ( Người anh vấu số)

- “Ba me tôi thu dan cái tình thương ban quá nhiều cho anh để bắt đầu

nghiêng lòng xuống người con thứ” (Hai anh em)

- “Hỡi nước Nam! Tôi nghiêng lòng xuống Người, trên những luống cày mà hương thơm còn phẳng phất, vì tôi đã từng uống nước và nói thứ tiếng của

Người, vì tôi đã thể yêu Người trên bậc tuyệt vời của tôn giáo” (Chi Yên)

Như vậy, có thể nói Hổ Dzếnh đã có một phẩn đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của ngôn ngữ văn chương tiếng Việt. Đóng góp đó không phải ở chỗ sáng tạo nên những phương tiện biểu đạt mới mẻ, mà là ở chỗ đào sâu thêm nhiều ting é nghĩa mới, mang đến sức sếng và khả năng hiểu cảm cho những phương tiện biểu đạt đã trở nên cũ kỹ, khô cứng theo thời gian.

1.2. Câu van “tran bờ *, chồng chất nhiều lớp thành phan

Khác với những câu văn Thạch Lam thường ngắn gon, cô đọng, giản dị, thể

hiện rõ tính cách con người trong truyện ngắn của ông: bình tĩnh, điểm đạm, có phan nghiêm khấc với bản thân, biết chấp nhận cuộc sống như nó vốn có; câu văn Hồ Dzénh, trái lại, chồng chất rất nhiều tầng lớp thành phan, như muốn bung trần ra khỏi khuôn khổ ngữ pháp của nó để có thể biểu đạt một cách chính xác nhất, tha thiết và nồng nàn nhất những cảm xúc dang dào dat mạnh

mẻ dang lên trong lòng mình. Đó là những câu van “wan bờ”, những câu văn

giàu tiém nang gây rung động cảm xúc.

Câu văn Hồ Dzếnh thường được mở rộng tối đa theo tất cả các thành phan

câu; không chỉ có chủ ngữ. vị ngữ mà ông huy động cả những thành phan còn

67

Khóa luan 134 nghidp

lại như hồ ngữ, trạng ngữ. để ngữ, liên ngữ. phụ chú ngữ.. để tao cho câu van của mình một lượng thông tin lớn nhất - đặc biệt là thông tin về mat tình cảm.

xúc cảm.

- "Tôi thương anh tôi lắm, những lúc anh ngồi gác chân lên bàn, điểu thuốc lá cháy hờ hững giữa hai tay, cập mắt ngó chăm chú lên tran nhà trắng, trên đó rong chơi mấy con thạch sing” (Vừa một kiếp người).

- "Ngày nay, mỗi lần đi qua cánh đồng ngập cỏ, tôi van còn phẳng phat ngửi thấy mùi ngựa, nghe thấy tiếng ngựa, và hình tưởng một bộ yên cương

vắng chủ, ngơ ngác đâu đây..." (Con ngựa trắng của ba tôi).

Ngoài ra, sự trùng điệp chéng chất của các thành phan miêu tả tính chất,

hiện tượng của đối tượng trong câu văn (bổ ngữ, định ngữ, trạng ngữ..) cũng góp phần thể hiện những cảm xúc dào dạt, mạnh mẽ, như muốn tràn ra khỏi trang van. Bổ ngữ, định ngữ kép được sử dụng với mật độ dam đặc hiếm thấy:

- “HGi chị! Nếu số phan đã bắt chị vào làm dâu một gia đình cơ khổ, lam vợ

một người chẳng không bằng người, làm một người đàn bà luau lac, chi hãy nhận

ở đây, trong mấy đồng chữ này, một lời an ủi, để may ra lòng đau khổ của chi

được san sẻ một vài phân” (Người chi đâu tôi).

- “Tôi nhớ từng mảnh sân, từng hòn ngói. từng chuông chim, rành rot như một con chiên xét lại tội mình trước Chúa" (Con ngựa trắng của ba tôi)

Ngay trong nội bộ từng thành phần câu, các cụm danh từ, động từ lớn cũng được huy động theo hướng kết hợp với tính từ nhằm tạo ấn tượng và gợi tả cảm giác, cảm xúc ở biên độ cao nhất.

Hướng về một quê hương xa vời chưa bao giờ được gặp, câu văn Hồ Dzếnh

trải rộng mênh mang như muốn vượt trùng dương sang đến với quê hương:

“Long tôi nghe vang mot thứ gió âm u của miễn sa mạc Mông Cổ, trôi qua

Thiểm Tay. Cam Tic, luồn vào những khu rừng không tên của hai tỉnh Lưỡng Quảng, vượt trùng dương sang tôi, như tiếng thở dài của những lính hén phiêu bại... Không hiểu sao, lòng tôi rưng rưng... Tôi không yêu chú tôi thật, nhưng có cái gì, cái gì xao xuyến, huyền ảo đã khiến tôi bâng khuâng, và tôi nhận ngay trong đó tình yêu giống noi, gia đình hòa lẫn với tình yêu đất nước” (Chú Nhì)

Hướng vẻ quá khứ day mất mát buồn thương, câu vẫn vươn đài thăm thẳm

như muốn bắc một cây cẩu hoài niệm để trở về một miễn ký ức xa xôi: "Có đặt tai lên di vãng, chúng tôi cũng chỉ nghe thấy sư hờn trách mơ hề vọng lại trong

68

Khéa lan 137 nghidp

những ngày luân lac, sự hờn trách ở bén kia nấm mồ, nơi nương giữ lấy nắm xương tan của một người không bao giờ trở lại” (Con ngựa trắng của ba tôi)

Chính những câu văn “tràn bờ" như thế đã góp phan làm nền chân dung Hồ Dzếnh - một Hồ Dzếnh thành thực và tha thiết yêu thương. một Hồ Dzénh khát khao tỏ bày tất cả những cung bắc tình cảm phong phú dào dạt nhất trong

trái tim mình cùng người than, cùng người đọc.

Có thể nói đây cũng là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của thể loại truyện ngắn mà Hỗ Dzếnh sáng tạo ra - truyện ngắn hồi ký hóa - và là

đặc điểm dé nhận biết khi đặt bên cạnh truyện ngắn tiểu thuyết hóa của Nam

Cao và nhất là truyện ngắn kịch hóa của Nguyễn Công Hoan. Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, do nhu cầu thể hiện những tình huống kịch gay cấn, sắc

nhọn với những mâu thuẫn that chặt, thường có xu hướng sử dụng những đoạn

van ngắn, câu van ngấn nhất là những câu đơn đặc biệt và câu đơn tỉnh lược,

kết hợp với biện pháp lặp cú pháp. Điều đó tạo cho lời văn một tính kịch rất sắc nét, và cũng góp phần khắc họa cá tính sáng tao của riêng ông: một giọng

văn suống sã, thân mật trong quan hệ với độc giả và rất khách quan trong việc

trần thuật:

- “Cô quay đằng trước. Cô quay đằng sau. Cô đi đi. Cô lại lại. Cô uốn éo.

Cô thướt tha. Rồi cô đứng yên. Cô ngắm. Cô bàn. Cô bình phẩm... Cô khoái

lam!" (Có Kếu, gái tân thời)

- “Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bich. Cẳng chân. Cẳng tay. Như mưa vào

đầu. Như mưa vào lưng. Như mưa vào chân nó.

. Vẫn chửi, Vẫn kêu. Vẫn đấm. Vẫn đá. Vẫn thụi. Vẫn bịch. Vẫn cẳng chân. Vẫn cẳng tay. Vẫn đòn can. Vẫn đòn gánh. Đáng kiếp!" (Bữa no... đòn)

- “Gió.

Mưa.

Bão bùng.

Anh cứ hát. Hết sức hát. Gò ngực mà hát. Há miệng to mà hát. Hát như von cuốc kêu thương ” (Anh Xẩm).

1.3. Các biện pháp tu từ đắc địa

So sánh, liên tưởng, ẩn dụ của Hồ Dzếnh thường được xây dựng trên cơ sở

sự hòa hợp tuyệt đối giữa nội tâm và ngoại giới, giữa hiện thực khách quan và

Khéde luận tđi! nghiep

hiện thực tâm tưởng. Nó cảm xúc, cảm giác hóa những sự vật cu thể, vô tri

trong mot không khí lung linh, giàu chất thơ:

- “Chi đỏ Đương khóc đến đau mắt, và ba mùa thu qua, ba mùa thu của một tim lòng nghi ngờ thắc mắc, ba mùa thu đã rải lên đời chị đỏ Đương. như đã rải

lên xã Hòa Trường. sự vui quên lặng lẽ ” ( Sáng trăng suông)

- "Một tình thương mất di, vừa khơi lũng xuống tháng ngày tôi đang sống”

(Con ngựa trắng của ba tôi)

Đặc biệt có thể thấy hầu như tất cả những câu văn gợi tả và gợi cảm nhất của Hồ Dzếnh déu phát huy tối đa sức mạnh của phép tu từ so sánh. Biện pháp nghệ thuật này cũng được các tác giả khác thuộc dòng truyện ngắn trữ tình như

Thạch Lam, Xuân Diệu, Thanh Tính... sử dụng nhiều và đắc địa, đặc biệt là khi

khắc họa những ấn tượng cảm giác của nhân vật. Nhưng trong truyện ngắn

Thạch Lam, những tình cảm, cảm giác trừu tượng thường được đưa ra so sánh

với những cảm giác cụ thể, quen thuộc hơn nhằm mục đích cụ thể hóa không

khí ấn tượng:

- “Tim không nghĩ ngợi lo lắng gì nữa. Sự buôn bán mặc cả bao bọc lấy

nàng như một hơi gid nóng” (Cô hàng xén)

- “Thanh thấy tâm hồn nhẹ nhõm tươi mát như vừa tắm ở suối” (Dưới bóng

hoàng lan)

- “Tiếng sáo của Tiến đã theo gió đưa vào, một âm điệu não nùng và tha

thiết, như một lời than ai odn dài” (Tiếng sáo)

- *Nghĩ đến những lời đay nghiến, những nỗi hành hạ nàng sẽ phải chịu Dung thấy lạnh cả người đi như bị rét” (Hai lần chết)

Còn trong truyện ngắn Hồ Dzếnh, tương quan so sánh được đặt theo chiều ngược lại: những sư vật cụ thể hữu hình được đưa ra so sánh với những tình

cảm, cảm giác trừu tượng, vô hình nhằm khơi sâu thêm tâm trạng buồn thương.

nổi lòng day dứt không ngudi của tác giả:

- “Tiếng xay lúa ổ 6 nhiều lúc đến hai giờ sáng như những thời khắc thương

nhớ âm vọng trong không gian và trong lòng người” (Người chị đâu tôi),

- “May điểm đèn hạt đậu run trên sông như những con mắt budn từ kiếp

trước ` (Nuày gấp 2d),

- “Trong đêm, vắng đưa tiếng chày giã gạo, đều dếu rơi vào giữa sự tĩnh mich như kéo giãn những thời khắc budn bã không bao giờ tan” (Ngày gdp sở).

70

Kha luận 1374 nghidp

- “Tôi lắng tai nghe từng tiếng bánh gỗ, long lở và rời rac, như cái thanh

thể đã đến lúc tàn của nhà tôi. Thinh thoảng. một cơn gió thổi tat qua cánh

đồng, cùng lúc đem theo một nỗi gì như xa xới, bát ngắt...” (Chú Nhì),

- “Tôi nói một trăm, vì muốn để cho em tôi đỡ thi, khi mùa xuân lướt về

trên những mái nhà đầm ấm, và nắng xuân chợt bừng qua kẽ lá như ánh sáng

chiếu lại từ những tấm lòng của các thiếu nữ đương tơ” (Em Dìn).

Theo chiều hướng đó, phép so sánh phát huy được tối đa tác dụng của nó,

mở rộng đến không cùng sự tưởng tượng, liên tưởng của người đọc theo chiéu

tông và chiếu sâu của tình cảm, tâm trạng. Và đó chính là một trong những thế

mạnh đắc dụng nhất của văn Hồ Dzénh.

2.1. Giọng kể trầm buồn, day đứt, ngẫu hứng tâm tình

Như đã phân tích ở chương 1, văn xuôi Hồ Dzếnh tuy đóng khung trong thé loại tự sự nhưng lúc nào cũng có chiều hướng xô tràn sang địa giới trữ tình.

Trong bản chất, Hồ Dzếnh là một nhà thơ viết văn hơn là một nhà văn sáng tác thơ ca. Diéu này thể hiện rõ nhất ở giọng điệu tram buồn, day dứt, ngẫu hứng

tâm tình trong văn ông.

Giong văn Hồ Dzếnh thuộc gam trầm và buồn, lắng sâu trong tâm thế hồi cố miễn man, run rẩy, rưng rưng trong những xúc động, thương cảm, hối hận

chân thành, xót xa, nghe như những tiếng thở dài đau xót. Lời văn dung chứa sự rung động thẩm kín trước người và cảnh, chạm đến cái hồn của sự vật trong

“cái lắng nghe hư vô thật tỉnh tế”.

Có thể nói so với các tác giả truyện ngắn trữ tình khác như Thạch Lam, Thanh Tịnh, Xuân Diệu. Hồ Dzếnh chính là người “chủ quan” hơn cả, ông đóng định cái tôi của mình vào trang van đậm nét hơn cd. Dĩ nhiên điều này là

bởi cái "chất” của con người ông và của văn ông là tình cảm, nhưng đây cũng

là hệ quá tất yếu của thể loại mà ông chọn — truyện ngắn mang tính hồi ký.

Truyện ngắn tiểu thuyết hóa của Nam Cao, do nhu cầu phân tích mổ xẻ đến

tan cùng những bi kịch tâm lý, bi kịch nhân sinh, cầu van thường bị xé nat al

ngữ điệu, tao nên một âm điệu nhấm nhẳng. cấn rứt. chì chiết, gay gat đẩy kịch tính. Còn truyện ngắn hồi ký hóa của Hồ Dzếnh. do nhu cầu diễn tả thành thực và tha thiết nhất những cung bậc tình cắm riêng của cá thể nghệ sĩ, câu văn

7I

Khéa hận +37 nghiép

thường miên man, trải dai, xuôi theo dòng cảm xúc, tao nên một âm hưởng

trầm lắng. rưng rưng như những lời tâm tình đây xúc động :

- “Nhưng em thương anh lắm, anh Cả a, em thương anh, nghẹn ngào và tức

tủi, bằng những giây nhỏ nhất của cảm giác em, bằng những hơi thở âm u nhất của lá phổi em, Em thương anh như thế thì linh hồn anh có mát mẻ không, hỡi người anh mà cuộc đời chỉ có ngông cuồng và đau đớn, mai mia và hờn oán,

hỡi người anh vô cùng nghệ sĩ đã không thèm làm bài toán cho con đường mình” (Thiên truyện cuối cùng).

- “Tôi yêu nhớ nước tôi thật, nhưng tình yêu ấy, trước khi gieo vào tôi, phải được lọc qua màu cây xanh thắm vây kín lấy những làng mạc thân yêu. Đôi

phen, lòng tôi se lại, nhưng sự se lòng vì một tình cảm khác lập tức được hòa vào trong âm điệu của một thứ tiếng nói âu yếm, cái tiếng nói của trái tim tôi”

(Thằng cháu đích tôn).

Như nhà thơ Vũ Quần Phương nhận xét: "Truyện ngắn Hỗ Dzếnh như những tiếng chuông buồn, tiếng này chưa dứt tiếng khác đã bồi theo. Cả không gian tâm hồn ông tràn ngập tiếng ngân nga của hoài niệm, xót xa cho những

cuộc đời đã đi qua tuổi thơ 6ngTM”, Viết vé người mẹ, người chị dâu, em Din,

chị Yên, lời văn day dứt khắc khoải như những lời tự vấn, tự sám hối chân thành, đau xót. Viết về người anh Cả, người anh Hai, lời văn rưng rưng trong nỗi xót thương thống thiết day xúc động. Chất giọng này lan tràn trong toàn tập

Chân trời ca, tạo nên một giọng điệu trữ tình thống thiết rất gần với thơ trữ

tình.

Truyện Hổ Dzếnh là chuỗi dai của những kỷ niệm mà bản thân ông từng

nếm trải, đặt trong khoảng cách xa xôi của thời gian, nên đọc văn Ông, ta vừa phải đi theo chiều dài của ngữ nghĩa. vừa phải lắng xuống chiều sâu của nỗi

nhớ nhung hoài niệm.

Điều này đôi lúc làm cho câu văn Hồ Dzếnh có phan quá trau chuốt, giảm

đi vẻ đẹp tự nhiên, mộc mạc của nó, nhưng bù lại, tạo cho lời văn một tính chất thi ca đậm đà, một sức hấp dẫn đặc biệt của nhạc điệu, cảm xúc. Những câu

văn sau chẳng hạn. là một tổng thể bằng - trắc rất hài hòa và gợi cảm, âm điệu và nhạc điệu buông lợi êm đểm miên man theo chiều sâu của cảm xúc và tâm

trạng:

‘Va Quần Phương, 1988. Hỗ Drénh, tác phẩm chọn lọc. NXB Văn học, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Hồ Dzếnh qua "Chân trời cũ" (Trang 70 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)