CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI SẢN NGẮN HẠN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA DOANH NGHIỆP
1.2. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
a. Vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu là tỷ lệ giữa doanh thu bán hàng (có thuế giá trị gia tăng) và số dư bình quân các khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu được xác định như sau:
Vòng quay các khoản phải thu = DTT trong kỳ
Các khoản phải thu bình quân
Vòng quay khoản phải thu đo lường mức độ đầu tư vào các khoản phải thu để duy trì mức doanh số bán hàng cần thiết cho doanh nghiệp, qua đó có thể đánh giá hiệu quả của một chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp. Thông thường, vòng quay các khoản phải thu cao nói lên rằng doanh nghiệp đang quản lý các khoản phải thu hiệu quả, vốn đầu tư cho các khoản phải thu ít hơn.
Nguyễn Thị Thu Hà 20 b. Kỳ thu tiền trung bình
Kỳ thu tiền trung bình là tỷ lệ giữa số ngày trong kỳ (360) và số vòng quay các khoản phải thu.
Kỳ thu tiền trung bình = Số ngày trong kỳ (360)
Số vòng quay các khoản phải thu
Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Chỉ tiêu này càng nhỏ cho thấy công tác thu hồi nợ của doanh nghiệp là càng tốt và ngược lại.
c. Số vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho là tỷ lệ giữa giá vốn hàng bán với hàng tồn kho bình quân trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho được xác định như sau:
Số vòng quay hàng tồn kho = Tổng giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân
Số vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần mà hàng tồn kho bình quân luân chuyển được trong kỳ. Hệ số này cao giúp doanh nghiệp củng cố niềm tin vào khả năng thanh toán. Ngược lại, hệ số này thấp nghĩa là doanh nghiệp bị ứ đọng vật tư, hàng hóa vì dự trữ quá mức hoặc sản phẩm tiêu thụ chậm.
d. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho là tỷ lệ giữa số ngày trong kỳ (thường là 360 ngày) và số vòng quay hàng tồn kho.
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = Số ngày trong kỳ (360) Số vòng quay hàng tồn kho
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho phản ánh số ngày trung bình từ khi doanh nghiệp bỏ tiền mua nguyên vật liệu đến khi sản xuất xong sản phẩm, kể cả thời gian hàng lưu kho. Chỉ tiêu này càng nhỏ cho thấy số vòng quay hàng tồn kho càng lớn và ngược lại.
Nguyễn Thị Thu Hà 21 1.2.3.2. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
a. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (hiện thời)
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn với tổng nợ ngắn hạn (bao hàm cả nợ dài hạn đến hạn trả). Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn được xác định như sau:
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tổng TSNH Nợ ngắn hạn
Tổng tài sản ngắn hạn bao gồm cả đầu tư tài chính ngắn hạn. Số nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải trả trong thời hạn dưới 12 tháng, bao gồm: các khoản vay ngắn hạn, phải trả cho người bán, thuế và các khoản phải trả cho người lao động, nợ dài hạn đến hạn trả, các khoản phải trả khác có thời hạn dưới 12 tháng. Thông thường, hệ số này thấp thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp là yếu và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ. Hệ số này cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hệ số này quá cao chưa chắc đã phản ánh năng lực thanh toán của doanh nghiệp là tốt. Do vậy, để đánh giá đúng hơn cần xem xét các hệ số dưới đây. Tuy vậy hệ số này lớn hơn 1 cho thấy doanh nghiệp đã tài trợ theo đúng nguyên tắc tài chính.
b. Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán nhanh là tỷ lệ giữa hiệu của tổng tài sản ngắn hạn và hàng tồn kho với tổng nợ ngắn hạn (bao hàm cả nợ dài hạn đến hạn trả). Hệ số khả năng thanh toán nhanh được xác định như sau:
Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tiền + ĐTTC ngắn hạn + KPT ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nhanh là thước đo về khả năng trả nợ của doanh nghiệp trong thời gian ngắn, không dựa vào việc bán vật tư hàng hóa, là một đặc trưng tài chính quan trọng của doanh nghiệp.
Nguyễn Thị Thu Hà 22 c. Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Hệ số khả năng thanh toán tức thời là tỷ lệ giữa tiền gồm tiền mặt, tiền gửi và tiền đang chuyển và các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, các khoản đầu tư ngắn hạn khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn ba tháng và không gặp rủi ro lớn với tổng nợ ngắn hạn (bao gồm cả nợ dài hạn đến hạn trả). Hệ số khả năng thanh toán tức thời được xác định bằng công thức:
Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền + ĐTTC ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán tức thời cho biết một đồng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tiền và các khoản tương đương tiền.
Nhìn chung, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn nên ở mức bằng 2, hệ số khả năng thanh toán nhanh nên bằng 1 và hệ số khả năng thanh toán ngay nên ở mức 0,5 là hợp lý. Tuy nhiên, trên thực tế các hệ số này được chấp nhận là cao hay thấp còn phụ thuộc vào đặc điểm, tính chất kinh doanh, ngành nghề, cơ cấu, chất lượng của TSNH và kỳ hạn thanh toán của món nợ phải thu, phải trả trong kỳ.... của mỗi doanh nghiệp.
1.2.3.3. Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn a. Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn
Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn = DTT
TSNH bình quân trong kỳ
Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn đo lường về hiệu quả đầu tư vào tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết cứ bình quân sử dụng một đồng TSNH trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Thông thường, hệ số này càng lớn thì hiệu quả sử dụng TSNH càng cao, có nghĩa doanh nghiệp cần ít tài sản ngắn hạn hơn để duy trì mức độ của hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp đã đặt ra và ngược lại.
Nguyễn Thị Thu Hà 23 b. Khả năng sinh lời của tài sản ngắn hạn
Tỷ suất sinh lời của TSNH = Lợi nhuận sau thuế
TSNH bình quân trong kỳ x 100%