CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI SẢN NGẮN HẠN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA DOANH NGHIỆP
1.2. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp luôn vận động chuyển hoá không ngừng và tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau. Trong quá trình vận động đó, tài sản ngắn hạn chịu tác động bởi nhiều nhân tố làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, bao gồm các nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan:
1.2.3.1. Các nhân tố chủ quan
a. Chính sách quản lý tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
Chính sách quản lý tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp được xem là một trong những nhân tố chủ quan quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp lựa chọn dự án đầu tư như thế nào là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, do khi lựa chọn khả thi, phù hợp với điều kiện của thị trường và khả năng doanh nghiệp thì sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ mạnh, từ đó làm tăng vòng quay tài sản ngắn hạn và ngược lại nếu sự lựa chọn là không chính xác tài sản ngắn hạn sẽ bị ứ đọng và không tạo ra hiệu quả.
Nguyễn Thị Thu Hà 24 b. Trình độ cán bộ quản lý và tay nghề của nhân viên
Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp trong cùng một thời điểm được phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển từ khi mua sắm vật tư dự trữ đến giai đoạn sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Do đó, một khi công tác quản lý không chặt chẽ sẽ làm thất thoát tài sản ngắn hạn và ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn; song song với đó thì tay nghề của nhân viên cũng được coi là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản do một khi tay nghề của nhân viên không tốt thì công đoạn sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng xấu, từ đó mà ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.
c. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp có một đặc điểm sản xuất kinh doanh riêng. Do đó mỗi doanh nghiệp sẽ xác định được nhu cầu tài sản ngắn hạn riêng. Từ đó, việc xác định nhu cầu tài sản ngắn hạn thiếu chính xác dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh. Vì vậy, nếu thừa vốn sẽ gây lãng phí còn nếu thiếu vốn thì lại không đảm cho quá trình sản xuất. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.
d. Hệ thống thông tin quản lý
Mỗi doanh nghiệp có một hệ thống thông tin quản lý riêng biệt. Hệ thống thông tin quản lý là hệ thông cung cấp thông tin cho công tác quản lý của tổ chức. Hệ thống bao gồm con người, thiết bị và quy trình thu thập, phân tích, đánh giá và phân phối những thông tin cần thiết kịp thời chính xác cho những người soạn thảo các quyết định trong tổ chức. Hệ thống thông tin quản lý mà không tốt thì công tác quản lý của doanh nghiệp cũng không tốt, từ đó mà việc đưa ra quyết định đến lựa chọn đầu tư, việc quản lý tài sản cũng không tốt, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.
e. Quy trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp
Cũng giống như đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quy trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp là sự kết nối giữa các khâu trong hoạt động sản xuất kinh
Nguyễn Thị Thu Hà 25 doanh từ khâu lập kế hoạch, dự toán - khâu sản xuất - khâu bán hàng - dịch vụ sau bán hàng. Quy trình sản xuất của doanh nghiệp chặt chẽ hay lỏng lẻo ảnh hưởng cả quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đến hiệu quả quản lý tài sản nói chung và tài sản ngắn hạn nói riêng.
1.2.3.2. Các nhân tố khách quan
Sự tác động của các nhân tố khách quan tới doanh nghiệp thường không thuộc tầm kiểm soát của doanh nghiệp, do vậy khi gặp phải những nhân tố này, các doanh nghiệp luôn phải tự điều chỉnh bản thân mình cho phù hợp.
a. Sự quản lý của Nhà nước
Trong nền kinh tế thị trường, nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau cùng tồn tại, mỗi loại hình doanh nghiệp lại có một đặc thù riêng, bản chất riêng biệt. Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều phải tuân theo khung pháp luật mà Nhà nước đặt ra, ngay từ khi được thành lập đến khi hoạt động, và ngay cả khi có giải thể hay phá sản, doanh nghiệp đều phải tuân theo chế độ hiện hành.
Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế ảnh hưởng tới việc hoạch định và tổ chức thực hiện các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Sự quản lý của Nhà nước có tác động trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: ảnh hưởng tới ngành nghề, phương thức sản xuất kinh doanh..., tác động đến chi phí của doanh nghiệp như: chi phí lưu thông, chi phí vận chuyển, mức độ về thuế... đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu còn bị ảnh hưởng bởi chính sách thương mại quốc tế, hạn ngạch do Nhà nước giao, luật bảo hộ cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh.
b. Sự phát triển của nền kinh tế
Các yếu tố thuộc nền kinh tế có tác động đến cách thức doanh nghiệp trong việc sử dụng tiềm năng của chính mình, và cũng tạo ra cơ hội kinh doanh cho từng doanh nghiệp, bao gồm:
Nguyễn Thị Thu Hà 26 Tiềm năng của nền kinh tế, các thay đổi về cấu trúc, cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân, tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, xu hướng mở/đóng của nền kinh tế, tỷ giá hối đoái, mức độ thất nghiệp ...
Hệ thống tài chính - tiền tệ, lạm phát, thất nghiệp và các chính sách tài khóa của chính phủ có tác động lớn tới quá trình ra quyết định sản xuất - kinh doanh và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ lạm phát cao thì hiệu quả sử dụng tài sản thực của doanh nghiệp sẽ khó có thể cao được do sự mất giá của đồng tiền. Ngoài ra, chính sách tài chính - tiền tệ cũng tác động lớn đến hoạt động huy động vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp.
Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, doanh nghiệp còn chịu tác động của thị trường quốc tế. Sự thay đổi chính sách thương mại của các nước, sự bất ổn của nền kinh tế các nước tác động trực tiếp đến thị trường đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp. Như vậy, những thay đổi của môi trường kinh tế ngày càng có tác động mạnh đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, tạo cho doanh nghiệp những thuận lợi đồng thời cả những khó khăn. Do đó, doanh nghiệp phải luôn đánh giá và dự báo những thay đổi đó để có thể đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm tranh thủ những cơ hội và hạn chế những tác động tiêu cực từ sự thay đổi của môi trường kinh tế.
c. Thị trường
Thị trường là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là thị trường đầu vào, thị trường đầu ra và thị trường tài chính.
Khi thị trường đầu vào biến động, giá cả nguyên vật liệu tăng lên sẽ làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp và do đó làm tăng giá bán, gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm.
Nếu thị trường đầu ra sôi động, nhu cầu lớn kết hợp với sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng cao, giá bán hợp lý, khối lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường thì sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Còn thị trường tài chính và đặc biệt là thị trường chứng khoán có vai trò quan trọng trong việc huy động vốn, mở rộng quy mô
Nguyễn Thị Thu Hà 27 sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường chứng khoán hoạt động có hiệu quả sẽ là kênh huy động vốn hữu hiệu cho các doanh nghiệp.
d. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
Có thể nói cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, thỏa mãn nhu cầu tốt hơn và hiệu quả hơn người đó sẽ thắng, sẽ tồn tại và phát triển. Các doanh nghiệp cần xác định cho mình một chiến lược cạnh tranh hoàn hảo. Hiện nay, việc đưa ra các phương thức về giá cả, mẫu mã, chất lượng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng luôn là vấn đề mà mọi doanh nghiệp phải quan tâm hàng đầu.
e. Nhu cầu của khách hàng
Nhu cầu khách hàng là nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới việc ra quyết định của doanh nghiệp, từ việc sản xuất ra loại sản phẩm gì, chất lượng ra sao, mẫu mã như thế nào.
Ngày nay, chất lượng đời sống được nâng cao, nhu cầu của con người ngày càng lớn. Để đáp ứng nhu cầu đó thì doanh nghiệp luôn phải tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, đưa ra mức giá cả hợp lý, phù hợp thị hiếu của khách hàng. Những doanh nghiệp mà đội ngũ nhân viên khéo léo, tận tình, đội ngũ marketing quảng bá sản phẩm tốt sẽ giúp doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm hơn, làm tăng doanh thu.
Nguyễn Thị Thu Hà 28 TỔNG KẾT CHƯƠNG 1
Qua phần giới thiệu và phân tích ở Chương 1, ta thấy được tổng quan về tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiêp. Cụ thể hơn, Chương 1 cũng đã đưa ra các khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò của tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp. Đồng thời, ta cũng hiểu được về hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn và các chỉ số tài chính đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn để làm căn cứ tiến hành nhận định, phân tích thực trạng công tác quản trị tài sản ngắn hạn và đưa ra các giải pháp mang tính tham khảo nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư công trình Hà Nội trong thời gian tới.