CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀ NỘI
2.1. Tổng quát về Công ty Cổ phần Đầu tư công trình Hà Nội
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư công trình Hà Nội giai đoạn 2017- 2019
Giai đoạn 2017-2019 đã ghi nhận sự biến động mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới.
Điển hình là cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã mang đến cho nền kinh tế Việt Nam cũng như ngành xây dựng cả những cơ hội lẫn thách thức. Hơn nữa trong thời kì này, ngành xây dựng Việt Nam đang ở cuối giai đoạn tăng trưởng và chuẩn bị bước sang giai đoạn tái cấu trúc với tốc độ tăng trưởng giảm dần cùng áp lực cạnh tranh gia tăng, đồng thời lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng đang bị hạn chế bởi nguồn vốn đầu tư công khiến cho hoạt động SXKD của các doanh nghiệp trong ngành xây lắp như Công ty Cổ phần Đầu tư công trình Hà Nội đều bị chững lại trong ngắn hạn.
Để đánh giá cụ thể hiệu quả HĐKD của CTCP Đầu tư công trình Hà Nội, ta cần phân tích một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua báo cáo kết quả HĐKD dạng so sánh ngang.
Nguyễn Thị Thu Hà 36 Bảng 2.4: Báo cáo kết quả HĐKD năm 2017-2019
( Nguồn Báo cáo tài chính CTCP Đầu tư công trình Hà Nội)
Nguyễn Thị Thu Hà 37 Dựa trên báo báo cáo kết quả HĐKD trong giai đoạn 2017-2019, ta thấy được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty suy giảm dần theo các năm. Điển hình vào năm 2019, Lợi nhuận sau thuế của Công ty là 1,409,152,478 đồng, giảm hơn 19% tương đương khoảng 340 triệu so với năm 2018 với LNST ở giá trị 1,749,474,273 đồng. Điều này do một số nguyên nhân sau:
Doanh thu
- Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm khoảng 18% mỗi năm từ 98 tỷ vào năm 2017 xuống còn 65,7 tỷ năm 2019. Điều này là do sự gia nhập của các đối thủ cạnh tranh vào giai đoạn này dẫn đến công ty gặp khó khăn trong hoạt động cung cấp dịch vụ xây lắp công trình kéo theo việc hạn chế khả năng tiêu thụ các thiết bị vật liệu, tà vẹt bê tông phục vụ công trình đường sắt do công ty trực tiếp sản xuất.
- Doanh thu tài chính cũng giảm nhẹ do việc giảm lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái.
- Thu nhập khác là chỉ tiêu biến động mạnh trong báo cáo tài chính tuy nhiên không ảnh hưởng quá nhiều đến kết quả lợi nhuận của doanh nghiệp. Năm 2017, thu nhập khác của doanh nghiệp là 973 triệu đồng đã giảm 91.72% xuống còn 81 triệu đồng vào năm 2018 do doanh nghiệp tập trung đầu tư máy móc, thiết bị mới. Sang đến 2019, thu nhập khác lại tăng mạnh hơn 1 tỷ đạt con số 1.25 tỷ chủ yếu đến từ khoản thu thanh lí, nhượng bán TSCĐ đã hết khấu hao, lỗi thời.
Chi phí
- Giá vốn hàng bán của doanh nghiệp năm 2017 khoảng 85,6 tỷ giảm 19% còn 69 tỷ năm 2018 và tiếp tục giảm 18% đến 56,8 tỷ vào năm 2019. Việc giảm khả năng tiêu thụ hàng hóa sản phẩm khiến cho tốc độ giảm của GVHB cũng tương đương với tốc độ giảm của doanh thu.
- Chi phí tài chính chỉ bao gồm khoản chi phí lãi vay, do đặc điểm doanh nghiệp xây dựng cần nguồn vốn lớn để HĐKD do đó ngoài vốn góp từ chủ sở hữu, việc đi vay từ bên ngoài cũng sẽ giúp công ty tăng hiệu quả sử dụng vốn, ngoài ra khoản lãi vay phải
Nguyễn Thị Thu Hà 38 trả hàng năm khoảng hơn 2 tỷ và có sự giảm dần theo các năm cho thấy công ty vẫn luôn đảm bảo uy tín tốt trong việc trả nợ.
- Chi phí bán hàng của doanh nghiệp khá khiêm tốn, vào năm 2018, 2019, doanh nghiệp không phát sinh chi phí bán hàng, việc doanh nghiệp chưa chú trọng vào các kênh phân phối, tiếp thị sản phẩm hàng hóa hay các chính sách bảo hành vật tư xây dựng cũng là lí do làm giảm doanh thu.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm theo tình hình HĐKD của doanh nghiệp tuy nhiên chỉ giảm ở mức nhẹ cho thấy công tác quản lí chung của công ty vẫn chưa được cải thiện qua các năm.
Nhìn chung, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp thường chiếm tỷ lệ khá nhỏ khoảng 2% so với doanh thu của doanh nghiệp. Do vậy, Công ty cần đề xuất các giải pháp tập trung vào việc quản lý, sử dụng chi phí hợp lý hơn để tránh lãng phí nguồn lực và gia tăng LNST.