Cơ cấu tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phần Đầu tư công trình Hà Nội

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tài chính: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty cổ phần đầu tư công trình Hà Nội (Trang 47 - 56)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀ NỘI

2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phần Đầu tư công trình Hà Nội

2.2.1. Cơ cấu tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phần Đầu tư công trình Hà Nội

3616 3339 3252

88529 87083

77830

0 20000 40000 60000 80000 100000

2017 2018 2019

Cơ cấu tổng tài sản

TSDH TSNH

Nguyễn Thị Thu Hà 40 Bảng 2.6: Cơ cấu tài sản ngắn hạn

( Đơn vị: Triệu đồng)

Theo bảng số liệu, tổng tài sản ngắn hạn của công ty có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2017- 2019. Năm 2018, mặc dù tiền và tương đương tiền có dấu hiệu giảm mạnh về cả giá trị lẫn tỉ trọng trong cơ cấu TSNH song chỉ tiêu khoản phải thu tăng lên đáng kể dẫn đến việc tổng tài sản ngắn hạn chỉ có sự giảm nhẹ 1.446 tỷ tương đương 1.6% so với năm 2017, đạt mức 87.083 tỷ. Năm 2019, giá trị này giảm mạnh 9.253 tỷ tương đương 10.6% xuống còn 77.83 tỷ, nguyên nhân do vốn bằng tiền của công ty vẫn đang trong chiều hướng đi xuống, cùng với tình hình HĐKD của công ty kém khả quan hơn các năm trước làm KPT giảm mạnh trong khi HTK tăng dần về tỉ trọng và giá trị qua các năm. Ngoài ra, khoản mục TSNH khác dù chiếm tỷ trọng nhỏ song luôn có sự tăng giảm thất thường trong giai đoạn 2017-2019. Có thể nói, tổng TSNH chịu ảnh hưởng từ mọi sự biến động trong cơ cấu tỉ trọng và giá trị các khoản mục cấu thành, và để làm rõ nguyên nhân cho sự thay đổi của TSNH, chúng ta sẽ cùng tập trung phân tích từng nhân tố tác động cụ thể.

(Nguồn Bảng CĐKT CTCP Đầu tư công trình Hà Nội năm 2017-2019)

Nguyễn Thị Thu Hà 41 2.2.1.1. Khoản mục tiền và tương đương tiền

Bảng 2.7: Cơ cấu tiền và tương đương tiền

( Đơn vị: Triệu đồng)

(Nguồn Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Đầu tư công trình Hà Nội)

Tiền và TĐT của doanh nghiệp có xu hướng giảm mạnh qua các năm, từ 2017 đến 2018 chỉ tiêu này đã giảm hơn 6 tỷ tương đương tỉ lệ 84% và tiếp tục giảm 64.3% chỉ giữ lượng tiền mặt tại quỹ và gửi ngân hàng là 409,412,493 đồng. Cùng với đó, tỷ trọng của khoản mục này trong tổng TSNH có sự sụt giảm lớn từ 8.18% năm 2017 xuống còn 1.32% năm 2018 và đến năm 2019, khoản mục này chỉ chiếm 0.53% tổng giá trị TSNH.

Cơ cấu tiền và TĐT của công ty gồm có tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn. Trong đó khoản mục vốn bằng tiền sụt giảm mạnh phần lớn là do biến động giảm nhanh của chỉ tiêu tiền gửi ngân hàng. Mặc dù tỉ trọng TGNH không kỳ hạn luôn được duy trì ở mức lớn hơn để phù hợp với xu thế giao dịch qua ngân hàng đảm bảo sự tiện lợi, an toàn song chỉ tiêu này lại có sự giảm mạnh qua các năm từ 7 tỷ xuống còn 931 triệu vào năm 2018, tương đương tỉ lệ giảm 86.8% ngang mức 6.1 tỷ và giá trị này chỉ còn 234 triệu đồng khi giảm thêm 697 triệu tương đương 74.9% vào năm 2019. Trong khi đó, tiền mặt tại quỹ chỉ biến động tăng giảm nhẹ hàng năm khiến tỉ trọng TGNH từ

Nguyễn Thị Thu Hà 42 97.6% xuống còn 57.2%, cơ cấu vốn bằng tiền dịch chuyển dần sang chỉ tiêu tiền mặt với tỉ trọng từ 2.3% lên 43% trong giai đoạn 2017- 2019.

Xét theo tình hình thực tế, doanh nghiệp đã thực hiện điều chỉnh tiền và TĐT với một tỷ lệ thấp để chi trả bớt nợ gốc vay cho Ngân hàng BIDV và Ngân hàng Quân đội, bên cạnh đó công ty còn tập trung đầu tư mua sắm TSCĐ mới, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất văn phòng xí nghiệp Xuất nhập khẩu và xí nghiệp 9, thay thế các công cụ, phụ tùng đã lỗi thời. Doanh nghiệp cũng đã quan tâm hơn đến các cơ hội đầu tư sinh lời gia tăng lợi nhuận nhưng vẫn còn e ngại trước những rủi ro thanh khoản của các công cụ tài chính ngắn hạn do đó đã thực hiện đầu tư dài hạn an toàn bằng các khoản cho vay và tiền gửi nắm giữ đến ngày đáo hạn phần nào tránh gây lãng phí, ứ đọng vốn. Tuy nhiên, khi quỹ tiền dự trữ của công ty xuống mức quá thấp như năm 2019 cũng là một dấu hiệu báo động để doanh nghiệp cần cân nhắc lại cơ cấu ngân quỹ và đảm bảo duy trì khoản tiền ở mức hợp lí, vừa đủ để phục vụ kịp thời các giao dịch hàng hóa phát sinh hàng ngày và tránh rủi ro thanh toán.

2.2.1.2. Khoản mục khoản phải thu ngắn hạn

Khoản phải thu là khoản mục có tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị TSNH, chiếm khoảng 63% một phần do đặc thù doanh nghiệp xây dựng nhận thanh toán khi hoàn thành công trình nên KPT từ khách hàng khá lớn. Tuy nhiên việc khách hàng chiếm dụng vốn lớn của công ty không chỉ gây lãng phí vốn, hạn chế cơ hội đầu tư gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn làm tăng chi phí quản lí, thu hồi nợ.

Nguyễn Thị Thu Hà 43 Bảng 2.7: Cơ cấu khoản phải thu ngắn hạn

( Đơn vị: Triệu đồng)

Nhìn chung trong giai đoạn 2017- 2019, KPT của doanh nghiệp có sự tăng giảm không ổn định. Cụ thể vào năm 2018, khoản mục này tăng 9% tương đương 5 tỷ so với năm 2017 và đạt giá trị 60.685 tỷ. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp đã hoàn thành một số hạng mục công trình sửa chữa nâng cấp tuyến đường sắt Vàng Danh - Cảng Điền Công phục vụ hoạt động vận chuyển than của Công ty kho vận Đá Bạc Vinacomin, sửa chữa lớn cầu Dành Km 91+983 tuyến đường sắt Hà Nội – Sài Gòn, xây lắp thiết bị đường ray cho tuyến đường sắt trên cao của Tập đoàn cục 6 đường sắt Trung Quốc tuy nhiên đều đang trong quá trình chờ nghiệm thu và bàn giao nên dẫn đến việc tăng lên đáng kể của KPT từ khách hàng với tỷ lệ tăng 12.4% tương đương 6.7 tỷ lên mức 60.5 tỷ vào năm 2018. Điều này cũng thể hiện sự uy tín trong tính đều đặn của các hợp đồng đầu ra cũng như việc đảm bảo tiến độ thi công công trình của Công ty.

Sang đến năm 2019, KPT của doanh nghiệp lại có dấu hiệu đi xuống, giảm 18.4%

tương đương 11.145 tỷ so với năm 2018 còn 49.5 tỷ. Có thể nói, sự biến động của KPT ( Nguồn Bảng CĐKT CTCP Đầu tư công trình Hà Nội)

Nguyễn Thị Thu Hà 44 vẫn bị chi phối hầu hết bởi KPT từ khách hàng khi chỉ tiêu này luôn chiếm tỉ trọng trên 96% và có xu hướng tăng dần trong cơ cấu KPT ngắn hạn vào giai đoạn này. Năm 2019, KPT từ khách hàng giảm 11.4% tương đương 6.876 tỷ xuống còn 53.676 tỷ một phần do HĐKD suy giảm, lượng hợp đồng công ty nhận thầu ít hơn so với các năm trước, hơn nữa một số công trình đường sắt dài hạn có giá trị của Tập đoàn Vinacomin và thầu phụ cho xây dựng sửa chữa cầu của CTCP Công trình Thành Phát đã được bàn giao và thanh toán khiến KPT từ khách hàng giảm.

Tuy nhiên xét về tính hiệu quả, trong giai đoạn 2017-2019 doanh thu của doanh nghiệp giảm 18% mỗi năm lớn hơn mức giảm của KPT khách hàng cho thấy chính sách bán chịu và hoạt động thu hồi nợ của công ty chưa được thực hiện tốt. Điều đó cũng thể hiện ở việc khoản dự phòng KPT ngắn hạn khó đòi tăng 27-28% hàng năm tương đương khoảng 1.5-1.7 tỷ đồng. Cụ thể là do vào thời kì này, các doanh nghiệp ngành xây dựng cơ sở hạ tầng đều gặp khó khăn chung trong HĐKD và để ứng phó tạm thời với tình hình này, công ty đã nới lỏng điều kiện chính sách tín dụng thu hút các chủ đầu tư mới khiến khả năng gặp rủi ro lớn hơn trong việc hợp tác với những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh kém, không trả được nợ như CTCP xây dựng Trường Lộc hay với công ty có uy tín thấp trong việc trả nợ vay, nợ tiền thuê đất như CTCP Xây dựng Công trình & Đầu tư 120. Hơn nữa các khoản nợ xấu càng khó thu hồi khi doanh nghiệp chưa đầu tư vào hoạt động xử lý công nợ. Qua đó cho thấy công ty cần điều chỉnh lại hệ thống các tiêu chí chặt chẽ hơn để đề xuất chính sách bán chịu phù hợp với từng nhóm khách hàng đảm bảo lợi ích tăng thêm từ việc tăng doanh thu lớn hơn giá trị tăng thêm của chi phí bán hàng, nợ xấu, bên cạnh đó cũng cần chú trọng hơn vào hoạt động quản lí thu hồi nợ, xử lý các khoản nợ quá hạn.

Chỉ tiêu trả trước cho người bán chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong cơ cấu TSNH song có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2018, chỉ tiêu này giảm nhẹ 227 triệu tương đương 10.6% còn 1.9 tỷ sau đó giảm thêm 700 triệu tương đương 36.6% xuống 1.2 tỷ vào năm 2019. Điều này cho thấy công ty luôn tạo được sự uy tín cho các nhà cung cấp khi lượng tiền ứng trước cho việc đặt hàng giảm đi, hơn nữa trong giai đoạn này doanh nghiệp đang

Nguyễn Thị Thu Hà 45 thực hiện cải tạo, sửa chữa lớn một số xí nghiệp nên đã hạn chế việc trả trước nhập nhiều hàng hóa để tránh ứ đọng, lãng phí vốn.

Các KPT khác gồm có khoản tiền giải phóng mặt bằng Ban Quản lí dự án đường sắt KV1, tạm ứng, ký quỹ, ký cược, phải thu cổ tức từ Công ty con An Thịnh. Khoản mục này cũng có sự tăng giảm thấp thường khi có sự tăng nhẹ vào năm 2018 song đáng chú ý vào năm 2019, KPT khác đã giảm hơn 1.8 tỷ tương đương 36.8% xuống còn 3.1 tỷ phần lớn do tiền tạm ứng và ký quỹ ký cược của công ty giảm.

2.2.1.3. Hàng tồn kho

Bảng 2.9: Cơ cấu hàng tồn kho

( Đơn vị: Triệu đồng)

Hàng tồn kho là khoản mục nắm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng giá trị TSNH của doanh nghiệp, bao gồm nguyên vật liệu công cụ dụng cụ, hàng mua đi đường, thành phẩm và các công trình xây dựng dở dang chưa hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư.

Năm 2017, doanh nghiệp có giá trị HTK đạt mức là 24,794,541,519 đồng, chiếm 28%

( Nguồn Bảng CĐKT CTCP Đầu tư công trình Hà Nội)

Nguyễn Thị Thu Hà 46 tổng TSNH và tiếp tục giữ ổn định vào năm 2018 với giá trị là 24,817,593,110 đồng tương đương tỷ trọng 28.5%. Sang đến 2019 giá trị HTK có sự tăng nhẹ khoảng 2 tỷ đạt 26,661,418,884 đồng và tăng tỷ trọng trên tổng TSNH là 34.26% chủ yếu do tổng thành phẩm của doanh nghiệp tăng hơn 4 tỷ trong khi các nguyên vật liệu và CPSXKD dở dang giảm là một dấu hiệu cho tình trạng ứ đọng HTK, công tác quản lí tiêu thụ sản phẩm trong năm của doanh nghiệp chưa hiệu quả, các công trình xây dựng hoàn thành chưa được bàn giao cho khách hàng.

Cụ thể trong cơ cấu HTK, CPSXKD dở dang thường chiếm tỉ trọng lớn nhất do đặc thù của doanh nghiệp ngành xây lắp phải thi công những công trình có thời gian dài. Tuy nhiên chỉ tiêu này lại có xu hướng giảm trong giai đoạn gần đây, cơ cấu HTK dịch chuyển dần sang mục thành phẩm. Năm 2018, CPSXKD dở dang giảm 1.8 tỷ tương đương 14.6% còn 10.46 tỷ và tiếp tục giảm 1.4 tỷ tương đương 15.4% xuống mức hơn 9 tỷ vào năm 2019. Điều này cho thấy mức độ và năng suất thi công xây dựng công trình của công ty khá đồng đều qua các năm, công ty cũng đã hoàn thành đúng tiến độ các công trình đường sắt dài hạn cho Tập đoàn Vinacomin, xây dựng và di chuyển trạm biến áp cải tạo đường sắt đô thị Nam cầu Long Biên song với áp lực cạnh tranh gia tăng trong ngành xây lắp giai đoạn 2017-2019, Công ty gặp không ít khó khăn khi tham gia đấu thầu các công trình dài hạn có giá trị lớn, lượng dự án nhận thầu giảm đi kéo theo việc CPSXKD dở dang giảm.

Nhận thấy tình hình hoạt động xây lắp kém khả quan, công ty đã đầu tư vào hoạt động sản xuất công nghiệp bán thành phẩm để hỗ trợ duy trì lợi nhuận ổn định. Năm 2018, công ty đã nhập lượng lớn nguyên vật liệu để tăng cường sản xuất khiến giá trị cuối kì nguyên vật liệu tăng 1.8 tỷ so tương đương 46.8% so với năm 2017, công cụ dụng cụ tăng 443 triệu tương đương 96.8%. Điều này đã giúp công ty gia tăng thêm 3 tỷ doanh thu bán thành phẩm song mặt khác lại khiến cho vốn vật tư bị ứ đọng, lãng phí. Trên đà lợi thế đó, sang năm 2019, công ty thúc đẩy tăng năng suất sản xuất làm giá trị nguyên vật liệu giảm 1.1 tỷ- 18.6%, công cụ dụng cụ có sự giảm nhẹ. Dù doanh thu từ bán tà vẹt, bê tông tiếp tục tăng hơn 3 tỷ so với 2018 nhưng lượng thành phẩm sản xuất vượt

Nguyễn Thị Thu Hà 47 quá khả năng tiêu thụ khiến giá trị thành phẩm tăng 4.4 tỷ tương đương 58.1% và chiếm tỉ trọng cao nhất trong HTK là 44.5% vào năm 2019.

Nhìn chung, công ty đã có những biện pháp kịp thời đối với sự biến động của thị trường song cần thận trọng trong kế hoạch SXKD, phải dựa trên tình hình hoạt động của kì trước để thiết lập mới mức HTK tối ưu từ khâu nhập hàng đến khâu sản xuất, tiêu thụ hàng năm để vừa đảm bảo khai thác hết các cơ hội kinh doanh, vừa tránh việc lãng phí vốn, phát sinh các chi phí liên quan không đáng có.

2.2.1.4. Tài sản ngắn hạn khác

Biểu đồ 2.10: Cơ cấu tài sản ngắn hạn khác

( Đơn vị: Triệu đồng)

Tài sản ngắn hạn khác của doanh nghiệp bao gồm khoản thuế GTGT được khấu trừ và các chi phí trả trước ngắn hạn như sửa chữa văn phòng, giá trị công cụ dụng cụ, thiết bị quản lý. Năm 2017, khoản mục này chiếm 0.92% tổng giá trị TSNH phân bổ đều cho các hoạt động cải thiện chất lượng trang thiết bị của doanh nghiệp, do đó các chi phí sửa chữa này đã giảm hẳn vào năm 2018 còn 434,209,776 đồng chiếm tỷ lệ nhỏ 0.5%. Tỷ trọng này tăng lên 1.57% vào năm 2019 chủ yếu do chi phí trả trước lãi vay, quản lý

Nguyễn Thị Thu Hà 48 doanh nghiệp, sửa chữa một số văn phòng xí nghiệp làm khoản mục này tăng gần 800 triệu đạt giá trị 1,219,232,624 đồng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tài chính: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty cổ phần đầu tư công trình Hà Nội (Trang 47 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)