Các tiêu chí nhằm nâng cao hiệu quả của việc phân tích BCTC DN

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tài chính: Giải pháp nâng cao hiệu quả phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh Thanh Xuân (Trang 38 - 42)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BCTC DN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM

1.4. NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC PHÂN TÍCH BCTC DN TRONG QUÁ TRÌNH CHO

1.4.2. Các tiêu chí nhằm nâng cao hiệu quả của việc phân tích BCTC DN

Thứ nhất, đánh giá đúng thực trạng về tình hình và kết quả HĐKD của DN BCTC của DN chính là thực trạng các hoạt động của DN. Khi được ngân hàng mang ra xem xét và đánh giá thì câu hỏi được đặt ra đầu tiên đó là “Liệu BCTC này có đúng và chính xác không?” Những con số được phản ánh trong BCTC đều có thể được làm giả, hoặc được vẽ ra để cho BCTC đẹp mắt và hấp dẫn từ đó thu hút được được đầu tư và dễ dàng đi vay. BCTC có nhiều loại: BCTC thuế, BCTC nội bộ, BCTC khác. Tuy nhiên mỗi BCTC được làm ra đều có nguy cơ không đúng, BCTC thuế có thể được lập ra với mục đích là tìm cách giảm khoản thuế thu nhập DN một cách tối đa, BCTC nội bộ thì chúng ta không thể xác minh được vì nó hoàn toàn thuộc về nội bộ của công ty. Vì vậy việc xác định được các con số trong BCTC có đúng hay không là một vấn đề nan giải mà ngân hàng cần phải tìm ra câu trả lời để đưa ra được một quyết định đúng đắn nhất.

Ngoài việc cung cấp BCTC thì DN cũng phải đưa ra một số các tài liệu để chứng minh các con số đó ví dụ như sao kê tài khoản ngân hàng để chứng minh doanh thu, bảng chi tiết các khoản phải thu, phải trả phát sinh trong kì, bảng luân chuyển hàng tồn kho,… Tuy nhiên các tài liệu đi kèm cũng có nhiều hạn chế. Đầu tiên, doanh thu của DN đa phần là chuyển khoản vì theo luật DN thì các giao dịch phát sinh trên 20

triệu phải thanh toán bằng hình thức chuyển khoản, vậy thì các giao dịch nhỏ lẻ sẽ không được ghi nhận trong bản sao kê đó. Nếu như doanh thu của DN chủ yếu đến từ hoạt động bán lẻ thì sao kê tài khoản sẽ không phản ánh được đúng tình hình doanh thu của DN. Tiếp theo về bảng chi tiết khoản phải trả và khoản phải thu cũng vậy, khi xuất hiện một khoản phải trả(thu) thì đâu là giấy tờ để chứng minh khoản đó phát sinh, đương nhiên chúng ta sẽ nghĩ ngay đến hóa đơn, tuy nhiên ở khoản phải thu thì DN hoàn toàn có thể xuất hóa đơn và làm giả các con số còn đối với khoản phải trả thì sẽ rất khó khăn nếu DN giao dịch với các đối tác không có tên tuổi hay chưa thành lập DN ví dụ như DN làm về thực phẩm họ nhập hàng từ các bác nông dân, vậy thì đâu sẽ là giấy tờ chứng minh giao dịch đó phát sinh. Còn về bảng luân chuyển hàng tồn kho, đây là cách chúng ta kiểm tra con số của hàng tồn kho trong BCTC có đúng không, tuy nhiên các con số cũng không thể làm rõ hết được, ví dụ như một DN làm về dịch vụ vận tải, thường thì không phát sinh hàng tồn kho, nhưng khi phát sinh khoản mục lên đến 500 triệu vậy thì hàng tồn kho đó là cái gì, cách thức xác định hàng tồn kho của DN liệu có phù hợp. Có thể thấy để đánh giá được tính chính xác của một BCTC hoàn toàn phụ thuộc vào cách nhìn nhận đa chiều từ phía ngân hàng, mặc dù khá khó khăn khi BCTC ảnh hưởng nhiều từ các nhân tố khá nhau tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể xử lý và đưa ra được một quyết định phù hợp cho DN.

Thứ hai, đánh giá được vị thế của DN trong ngành

Mỗi ngành kinh tế khác nhau thì các chỉ tiêu biểu hiện trên BCTC khác nhau nên đánh giá và kết luận khác, do có sự khác biệt về đặc điểm kinh doanh, chu kỳ kinh doanh, khi phân tích chúng ta luôn phải để ý đến các đặc điểm của ngành mà DN đang theo đuổi để có cái nhìn hoàn chỉnh hơn về DN. Để đánh giá được vị thế của DN chúng ta nên để ý kĩ đến các khoản phải trả và các khoản phải thu. Việc để ý đến 2 khoản này sẽ giúp ta xác định được đối tác cúa DN. Ví dụ như khi một DN kinh doanh về dược phẩm, việc họ cung cấp được hàng cho các bệnh viện lớn sẽ luôn được đánh giá cao hơn các DN tương tự nhưng chỉ cung cấp hàng cho các đại lý nhỏ. Một DN càng nhiều đối tác lớn thì càng tạo được sự uy tín cho DN đó.

Khi đánh giá độ uy tín của DN chúng ta có thể sử dụng nhiều phương pháp, ví dụ như sử dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter, từ đó phân tích được mối liên

hệ giữa DN với các chủ thể tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh.Việc kết hợp phân tích các áp lực cạnh tranh và phân tích BCTC sẽ nâng cao được chất lượng của việc phân tích. Chúng ta sẽ nắm bắt được mối quan hệ của DN với nhà cung cấp cũng như là với khách hàng, ngoài việc đánh giá được chính xác tình hình kinh doanh, cách thức hoạt động sản xuất của DN, từ đó sẽ dễ dàng đối chiếu với các khoản phải trả và phải thu của DN giúp BCTC được minh bạch hơn. Từ đó chúng ta sẽ nhận xét được tiềm năng của DN so với mặt bằng các DN khác cùng ngành, không chỉ vậy chúng ta sẽ đưa ra được sự so sánh phù hợp cho DN để đánh giá được tại thời điểm hiện tại DN tốt ở chỗ nào và chưa được ở điểm nào, vị trí hiện tại của DN ở trong ngành ra sao.

Phân tích BCTC một cách hiệu quả ngoài việc phản ánh đúng và đầy đủ về tình hình kinh doanh của DN thì còn giúp chúng ta dễ dàng đánh giá được các mối quan hệ trong kinh doanh của DN từ đó cho thấy sức cạnh tranh, hay những tiềm năng, những điểm nổi bật và cả những điểm hạn chế của DN so với các đối thủ khác cùng ngành. Việc này đồng thời sẽ thể hiện được những đánh giá của ngân hàng về vị thế của DN trong ngành hay có thể đánh giá được tiềm năng phát triển của DN trong tương lai, giúp ngân hàng dễ dàng ra quyết định hơn.

Thứ ba, nhận diện được những rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng Ở nước ta vấn đề rủi ro trong kinh doanh ngân hàng và vấn đề quản lý nó không còn mới mẻ. Rủi ro ngân hàng không những là nổi ám ảnh của hệ thống ngân hàng một nước mà còn là nổi ám ảnh chung của hệ thống ngân hàng trên thế giới. Vì thế nhận thức được rủi ro trong cho vay là vấn đề của toàn hệ thống ngân hàng. Một số rủi ro cần được xác định rõ trong quá trình phân tích:

Rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng là sự tổn thất tài chính, xảy ra khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc việc khách hàng mất khả năng thanh toán. Rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay mà còn nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng như bảo lãnh, tài trợ thương mại, thấu chi, bao thanh toán…

Rủi ro thanh khoản: Rủi ro thanh khoản là rủi ro ngân hàng không thể huy động được thanh khoản hoặc huy động thanh khoản với chi phí cao; nói cách khác, là khả năng ngân hàng không có đủ tiền mặt và khả năng vay thêm để thoả mãn nhu

cầu rút tiền của khách hàng và các nhu cầu tiền mặt khác. Rủi ro thanh khoản có nguyên nhân từ cả hai phía: từ các khoản nợ và từ tài sản của ngân hàng.

Rủi ro hoạt động: Uỷ ban Basel định nghĩa “rủi ro hoạt động là rủi ro tổn thất do quy trình nội bộ, con người và hệ thống không đầy đủ hoặc có sai phạm; hoặc do các sự kiện bên ngoài”. Theo định nghĩa này, rủi ro hoạt động bao gồm: rủi ro nội bộ là các rủi ro ngân hàng kiểm soát do nhân viên, hệ thống máy tính, hệ thống kiểm soát, sai phạm của nhân viên, và rủi ro bên ngoài đến từ thảm hoạ thiên nhiên, chính trị, an ninh.

• Ngoài ra NHTM còn có thể đối mặt với những rủi ro phi tài chính như: rủi ro môi trường hoạt động, rủi ro danh tiếng, rủi ro rửa tiền, rủi ro hoạt động ngân hàng tại nước ngoài.

Để thực hiện việc cho vay một cách có hiệu quả, điều không thể không làm là phòng ngừa và hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất, vừa đảm bảo cho vay có điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh trong khi bên cho vay vẫn thu hồi được gốc và có lãi. Ngoài việc đánh giá các chỉ tiêu đo độ rủi ro trong hoạt động cho vay (Kết cấu dư nợ cho vay, Tỷ lệ nợ quá hạn, Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng tổn thất) thì việc kiểm tra, đối soát các khoản nợ ghi trên BCTC cũng rất quan trọng. Trong quá trình phân tích BCTC, việc để ý đến các khoản nợ, vay của DN cần được chú trọng, điều đó giúp chúng ta phân tích BCTC hiệu quả hơn, phân tích được rõ hơn cơ cấu vốn DN, đánh giá được tình hình kiểm soát và trả nợ của DN. Cũng chính vì thế chúng ta sẽ nhận diện và kiểm soát được rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

Làm việc trong môi trường đầy rủi ro, vấn đề nhận thức rủi ro đặc thù và quản lý nó đang là vấn đề cấp bách trong hệ thống ngân hàng. Ngoài việc phải làm tốt các nghiệp vụ ngân hàng trong khâu cho vay thì đánh giá BCTC một cách hiệu quả cũng sẽ góp phần giúp ngân hàng tránh được mức độ rủi ro của khoản vay. Hiệu quả phân tích BCTC sẽ chỉ cho chúng ta thấy được những điểm rủi ro khi cho vay, từ đó giúp ta đưa ra được những phương án để phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng. Tầm quan trọng của hiệu quả phân tích BCTC không chỉ nằm ở việc phản ánh được chính xác tình hình kinh doanh hay xác định vị thế của DN mà còn ở việc giúp ngân hàng phát hiện được rủi ro trong khâu cho vay để có những điều chỉnh phù hợp trong quá trình cấp tín dụng.

Thứ tư, thiết kế được phương án cho vay hợp lý

Mỗi DN đều có những điểm đặc biệt khác nhau, giống như con người không ai giống ai, thế nên khi ngân hàng tiếp nhận các hồ sơ xin cấp tín dụng của DN thì việc phân tích BCTC chính là cách ngân hàng đo đạc “kích thước” của DN để đưa ra một phương án cho vay hợp lý. Ví dụ như một DN có chu kì kinh doanh là 6 tháng nhưng lại thiết lập khoảng vay trong 9 tháng sẽ khiến cho ngân hàng gặp rủi ro trong thanh toán, khi hết 1 chu kì kinh doanh, giả định DN hoàn toàn có khả năng trả khoản vay nhưng do còn 3 tháng nữa mới đến hạn nên dòng tiền lại được luân chuyển cho hoạt động khác của DN từ đó sẽ tạo rủi ro trong việc sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến châm thanh toán nợ hoặc không có khả năng thanh toán các khoản nợ của DN.

Phân tích BCTC hiệu quả sẽ đưa ra cách nhìn nhận khách quan về tình hình sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính của DN từ đó giúp ngân hàng thiết lập khoản vay hợp lý phù hợp cho DN đông thời cũng làm giảm rủi ro cho ngân hàng.

Ngoài ra phân tích BCTC cũng làm cho ngân hàng đánh giá được những khách hàng tiềm năng, thiết lập các khoản vay ưu đãi để giúp cho uy tín ngân hàng được nâng cao đồng thời phát triển các mối quan hệ với các đối tác tốt. Bởi vì ngân hàng cũng chính là một DN, nên việc quan tâm để ý đến khách hàng để đưa ra những sản phẩm hợp lý, đáp ứng được đúng nhu cầu của khách hàng cũng sẽ làm tăng uy tín của ngân hàng, giúp ngân hàng có sức cạnh tranh tốt trong ngành.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tài chính: Giải pháp nâng cao hiệu quả phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh Thanh Xuân (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)