Những điểm hạn chế trong hiệu quả phân tích BCTC của DN vay vốn tại Ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tài chính: Giải pháp nâng cao hiệu quả phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh Thanh Xuân (Trang 74 - 78)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ PHÂN TÍCH BCTC DN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP TP BANK CN THANH XUÂN

2.3. Đánh giá hiệu quả phân tích BCTC của DN vay vốn tại Ngân hàng TMCP TP BANK CNThanh Xuân

2.3.2. Những điểm hạn chế trong hiệu quả phân tích BCTC của DN vay vốn tại Ngân hàng TMCP

Mặc dù quy trình phân tích BCTC của CBTD tại TPBank CN Thanh Xuân có nhiều điểm tích cực, đưa ra được nhiều điểm nổi bật và hạn chế của công ty nhưng ngoài ra vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu xót trong bài phân tích dẫn đến hiệu quả phân tích BCTC còn chưa cao.

Thứ nhất, về đánh giá thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của DN chưa thực sự chính xác và đầy đủ.

Dựa trên ví dụ về phân tích BCTC ở trên, ta thấy:

• Đầu tiên ở phần tài sản, chiếm tỷ trọng chủ yếu là hàng tồn kho và khoản phải thu. Ở phần khoản phải thu, CBTD có trích dẫn được ra các khoản phải thu chủ yếu

của công ty đồng thời nêu ra được tên các đối tác đầu ra lớn của công ty, tuy nhiên việc xác minh các đối tác này có làm ăn với công ty thật không thì không được làm rõ. Trong khi đó ở phần giới thiệu về công ty thì CBTD cho biết rằng 70% hàng hóa được cung cấp cho các đại lý phân phối ở các tỉnh, 30% là công ty trực tiếp kí hợp đồng với khách vãng lai, vậy có thể thấy doanh thu chủ yếu sẽ nằm ở nhà cung cấp, tuy nhiên ở phần kết quả HĐKD CBTD có ghi là doanh thu chủ yếu từ các đại lý nhưng chỉ chủ yếu cung cấp cho các khách lẻ nên không xuất hóa đơn. Từ đó cho thấy việc đưa ra thông tin về các khoản phải thu cần được làm chi tiết hơn.

Về hàng tồn kho là khoản mục cao nhất trong công ty, tuy nhiên nếu xét về tên của công ty thì đây là công ty CP xuất nhập khẩu và xây dựng, việc kinh doanh của công ty thực chất là đại lý phân phối của các hãng đồ tiêu dùng nhập từ nướcngoài, tuy nhiên khoản mục hàng tồn kho quá cao, nếu để ý kĩ vào bảng chi tiết hàng tồn kho thì có thể thấy các mặt hàng nhập nhiều nhưng xuất được ít.

Ví dụ như Bộ nồi Inox nhãn hiệu Matika, Model; MKT- C3 tồn đầu kì 930 triệu tuy nhiên trong kì chỉ xuất được 189 triệu dư nợ cuối kì 828 triệu, cho thấy lượng bán không cao, đặc biệt là Tấm làm mát chống rêu KT 1800 x 600 x 150 mm tồn từ kì trước hơn 3900 triệu đồng tuy nhiên trong kì nhập thêm 3200 triệu đồng trong khi đó chỉ xuất được 310 triệu đồng tồn cuối kì 6900 triệu đồng. Mặc dù ở dưới có trích dẫn các đối tác đầu ra của các mặt hàng này tuy nhiên chưa làm rõ được thực tế các đối tác này có thực sự sẽ nhập hàng không vì không có các biên bản hay hợp đồng xác nhận Ở phần phương thức thanh toán với các đối tác có ghi thanh toán một nửa tại thời gian cung cấp hàng hóa và nửa còn lại thì cuối tháng chốt công nợ. Hiện tại hàng đã có ở kho nhưng tại sao vẫn chưa xuất từ đó dẫn đến câu hỏi về tính chính xác của của hợp đồng về hàng tồn kho của công ty.

• Ở phần nguồn vốn, nợ và vay ngắn hạn chiếm chủ yếu trong cơ cấu vốn, CBTD cũng chỉ ra được nhưng khoản vay chủ yếu mà công ty đang sử dụng đến từ các TCTD khác và hoàn toàn có các thông tin về khoản vay trên CIC (Trung tâm Thông tin tín dụng trực thuộc ngân hàng nhà nước Việt Nam). Tuy nhiên ở phần khoản phải trả, CBTD không nắm rõ được là công ty đang nợ nhà cung cấp nào, thời hạn là bao lâu, tính đa dạng của các khoản phải trả và khả năng trả nợ của công ty, CBTD chỉ nêu được có một nửa nguồn đầu vào từ nước ngoài và nửa còn lại ở trong nước, không

có đối tác tồn đọng khoản phải trả, liệu điều đó có chứng minh được rằng cuối năm 2019 sẽ không có khoản phải trả tồn đọng hay không. Mặc dù khoản phải trả khá nhỏ so với khoản công ty đi vay, nhưng nếu xem xét các khoản vay của công ty tại các TCTD khác đều không cao. Vì vậy có thấy khoản phải trả này cũng vậy, không có khoản nợ nào là không tiềm ẩn rủi ro, dù cho lớn hay nhỏ thì chúng ta cũng nên xem xét và đưa ra những minh chứng cụ thể để giúp cho các con số trong BCTC thật minh bạch. Không thể đưa ra kết luận năm trước không phát sinh tồn đọng khoản phải trả thì chắc chắn năm nay sẽ không phát sinh.

Ở phần Vốn chủ sở hữu, ta thấy rõ là vốn đầu tư không đổi theo thời gian, phần tăng của vốn củ sở hữu phụ thuộc hoàn toàn vào phần tăng của lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. CBTD đưa ra nhận xét rằng LNST chưa phân phối tăng đều qua các năm, tuy nhiên nếu để ý kĩ so sánh sự tăng của phần LNST ở báo cáo kết quả kinh doanh và phần LNST chưa phân phối thì sẽ thấy LNST của DN tăng nhưng tốc độ tăng thấp hơn so với LNST chưa phân phối, CBTD cần phải làm rõ điều này, tại sao LNST chưa phân phối qua các năm lại tăng trong khi thực tế LNST tăng không nhiều, vậy đâu là phần LN mà công ty giữ lại, đâu là phần LN công ty bỏ ra để đầu tư, nếu như LNST chủ yếu để giữ lại và tích lũy qua các năm thì liệu công ty có thực sự công ty có đang sử dụng vốn hợp lý hay không. Chúng ta cần phải làm rõ hơn điều này thì BCTC sẽ có góc nhìn rộng hơn, tăng tính hiệu quả hơn.

• Ở phần báo cáo kết quả HĐKD, CBTD chỉ đưa ra chênh lệch giữa doanh thu khai thuế và doanh thu nội bộ và lí giải sự chênh lệch là do công ty trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, tuy nhiên không phải DN nào cũng giống nhau không thể xét các DN cùng ngành thì mức doanh thu khai thuế luôn bằng một nửa doanh thu nội bộ được.

Chúng ta cần phải đưa ra những dẫn chứng cụ thể từ phần doanh thu của DN hơn là đánh giá một cách chủ quan. Ngoài ra chưa làm rõ được doanh thu của công ty chủ yếu đến từ mặt hàng nào, đâu là lợi thế của công ty hiện tại. Đánh giá các số liệu về giá vốn hàng bán và chi phí quản lý DN cần rõ ràng hơn thay vì đánh giá chung chung.

Thứ hai, bài phân tích chưa thể hiện được vị trí của DN trong ngành

• Trong bài phân tích không đánh giá được vị thế của công ty trong ngành kinh doanh xuất nhập khẩu mặt hàng tiêu dùng. Ở các phần phân tích các khoản mục, CBTD đánh giá được quan hệ giữa công ty với khách hàng, với nhà cung cấp và nhà

phân phối. Tuy nhiên chưa đánh giá được sức cạnh tranh của công ty với các công ty khác cùng ngành. Mặc dù không đưa ra những so sánh về quy mô hàng tồn kho, giá trị của các khoản đầu vào và đầu ra với các chỉ tiêu tương tự ở trong ngành nhưng ở phần doanh thu trong kết quả kinh doanh, CBTD lại đánh giá doanh thu khai thuế phù hợp với mức trung bình trong ngành. Có thể thấy doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng trong BCTC nhưng việc đánh giá các khoản mục khác với trung bình ngành cần được xem xét kĩ hơn để hiểu rõ hơn tình hình thực tế của công ty đã thực sự là tốt ở trong ngành chưa, công ty đã có sự tối ưu khi sử dụng nguồn đầu vào và sự phát triển của nguồn xuất ra hay chưa. Việc đánh giá được các chỉ tiêu nổi bật của công ty với trung bình ngành sẽ cho ta thấy rõ hơn vị trí mà công ty đang đứng trong ngành.

• Muốn đánh giá được vị trí của DN trong ngành, cần phải có những tiêu chí để đánh giá phù hợp, hiện tại việc đánh giá các số liệu về ngành tại ngân hàng không có nhiều, chỉ có thể so sánh với các DN mà ngân hàng từng làm việc vì vậy các CBTD hiện nay chưa có phương thức đánh giá cụ thể về một công ty với ngành. Ở trong phần giới thiệu về công ty và những thông tin pháp lý mà công ty cung cấp đều không đề cập đến số liệu ngành kinh tế, chỉ xác định được là DN nằm trong ngành nào và hoàn toàn không có số liệu để sử dụng cho phân tích BCTC hiệu quả.

Thứ ba, việc xác định rủi ro và làm rõ cách giảm thiểu rủi ro chưa được đề cập

• Đầu tiên khi xem xét về phần tài sản, tài sản ngắn hạn là chủ yếu, tuy nhiên tiền và tương đương tiền rất thấp, chủ yếu là hàng tồn kho và khoản phải thu. Thực tế khối lượng hàng tồn kho quá cao, chiếm hơn 60% tổng tài sản. Vì vậy nên khi tính các hệ số thanh toán của DN sẽ tạo ra một sự chênh lệch đáng kể, vì vậy nếu xét hệ số thanh toán hiện hành thì công ty hoàn toàn ở mức tốt nhưng mà nếu nhìn về hệ số thanh toán nhanh thì DN không đủ tiêu chuẩn vì tiền và tương đương tiền quá thấp, nếu như hàng tồn kho không chuyển hóa nhanh thành tiền hoặc tương đương tiền thì sẽ rất khó khăn trong việc trả nợ của công ty. Từ đó thấy rõ được rủi ro trong thanh toán của công ty. CBTD chưa nêu rõ được rủi ro thanh toán và cách giảm thiểu rủi ro này trong phương án cho vay. Với những công ty có lượng hàng tồn kho lớn như thế này thì nên đưa ra những điều kiện về hàng tồn kho của DN để đảm bảo rằng hàng tồn kho của công ty không bị ứ đọng nhiều và lượng tiền và tương đương tiền đủ để

thanh toán khoản vay cho ngân hàng. Ví dụ: Điều kiện công ty phải cung cấp số liệu tình hình luân chuyển hàng tồn kho theo kì, sau mỗi vòng quay hàng tồn kho, phải kê khai xem luân chuyển được bao nhiêu và thanh toán bao nhiêu % khoản vay cho ngân hàng. Từ đó sẽ giúp ngân hàng kiểm soát được rủi ro, nếu rủi ro phát sinh thì sẽ kịp thời có biện pháp xử lý.

• Tiếp theo, khi phân tích phần nguồn vốn, CBTD đưa ra được nhận định rằng công ty có cơ cấu vốn chưa thực sự tốt. Bởi vì khoản nợ vay quá nhiều, tổng các khoản nợ và vay chiếm đến 60% trong cơ cấu vốn cho thấy rủi ro vỡ nợ có thể xảy ra. Tuy nhiên CBTD không nêu rõ về rủi ro này, mặc dù CBTD đã phân tích ở trên là các khoản vay của khách hàng đang dàn trải ở nhiều nơi, tức là vay ít nhưng nhiều đối tượng và công ty chưa xuất hiện khoản nợ xấu nào nhưng không thể nào loại bỏ rủi ro vỡ nợ của công ty được. Dù biết là ít khả năng xảy ra nhưng không đưa vào bài phân tích thì không thuyết phục, bởi vì CBTD nên xem xét tất cả các trường hợp có thể xảy ra, xác định các rủi ro có thể gặp phải, từ đó giúp cho các điều khoản của khoản vay chắc chắn hơn, đảm bảo an toàn cho khoản vay.

• Ngoài ra việc quản lý chi phí ở phần kinh doanh của công ty vẫn chưa tốt cũng là một nguyên nhân có thể dẫn tới rủi ro thanh toán cho công ty. Khi mà doanh thu tăng, lợi nhuận có tăng nhưng tỷ trọng vẫn không thay đổi, chứng tỏ chi phí mà DN sử dụng có tốc độ tăng cùng với doanh thu, tốc độ phát triển của DN chưa tốt, trong khi đó giá trị của các khoản nợ vẫn không đổi chiếm đến 60% cơ cấu vốn. Điều đó cũng khiến cho công ty dễ có nguy cơ vướng phải rủi ro thanh toán. CBTD có đề cập DN quản lý chi phí chưa tốt nhưng không nêu rõ được việc sẽ gặp phải rủi ro trong trường hợp như vậy.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tài chính: Giải pháp nâng cao hiệu quả phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh Thanh Xuân (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)