CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ PHÂN TÍCH BCTC DN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP TP BANK CN THANH XUÂN
2.3. Đánh giá hiệu quả phân tích BCTC của DN vay vốn tại Ngân hàng TMCP TP BANK CNThanh Xuân
2.3.2. Nguyên nhân của những điểm hạn chế
Những tồn tại của công tác phân tích tài chính DN do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Nguyên nhân chính của những tồn tại trên là:
*.Nguyên nhân chủ quan:
Về phía ngân hàng, quy trình phân tích BCTC chưa được chặt chẽ. Mặc dù công tác thu thập thông tin từ khách hàng khá tốt, khá đầy đủ, tuy nhiên phân tích số liệu chưa được khách quan và chi tiết. Một số khoản mục trong BCTC không được
làm rõ, mức độ liên kết giữa các thông tin trong BCTC và thông tin khách hàng cung cấp chưa cao. Việc tìm hiểu các nhân tố tác động từ bên ngoài chưa được chú ý.
CBTD chủ yếu phân tích từ tài liệu mà khách hàng cung cấp, tuy nhiên phương pháp phân tích sử dụng khá ít và không có sự đổi mới. Phương pháp phân tích đơn giản và phổ biến, tuy nhiện không làm nổi bật được tình hình tài chính và HĐKD của khách hàng, từ đó dẫn đến kết luận khá chung chung và không làm rõ được vấn đề.
Nội dung phân tích cũng vậy, mặc dù có nhiều dữ liệu được đưa ra, những nội dung phân tích phù hợp với việc đánh giá khách hàng, tuy nhiên phần phân tích cũng chưa thể hiện được rõ nét tình hình của khách hàng.
Có thể thấy, việc kiểm soát và đánh giá quy trình phân tích BCTC chưa được kiểm soát tốt, phần phân tích còn hời hợt chưa chi tiết, từ đó dẫn đến hiệu quả bài phân tích chưa tốt. Điều này thể hiện ở việc xác định rủi ro và đề xuất các biện pháp hạn chế, xử lý rủi ro chưa tốt. Ngoài ra việc chấm điểm tín dụng của khách hàng không được kê khai cụ thể trong tờ trình mà chỉ đưa ra kết quả xếp hạng gây khó khăn cho việc xem xét tín dụng của khách hàng.
Ngoài ra, một phần nguyên nhân cũng đến từ các CBTD của ngân hàng chưa đề cao hiệu quả của quá trình phân tích, chưa xử lý thông tin được cung cấp một hợp lý khi đánh giá về tình hình tài chính – kinh doanh của khách hàng, chưa kết hợp nhiều chỉ tiêu tài chính để đánh giá, chưa xem xét được mối quan hệ của các chỉ tiêu tài chính để phân tích. Các nghiệp vụ sử dụng khi đánh giá BCTC chưa có hiệu quả, không làm rõ và đầy đủ bức tranh tài chính của DN, chưa đánh giá được những điểm rủi ro trong BCTC và chưa xem xét được vị trí DN trong ngành.
* Nguyên nhân khách quan:
- Về phía DN:
Thông tin tài chính là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công tác phân tích tài chính DN trong ngân hàng. Những thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của DN chủ yếu được thu thập qua các BCTC do DN chưa nộp đủ BCTC hoặc BCTC của DN không mang tính đồng bộ. Hiện tượng DN cố tình che giấu hay thay đổi các thông tin trên BCTC để tạo ấn tượng tốt với ngân hàng xảy ra khá phổ biến vì thế CBTD không có đủ dữ liệu để đánh giá rõ nét hơn về BCTC, khó khăn trong việc xác định hiệu quả.
Trình độ kế toán còn hạn chế: Do khách hàng mới chuyển từ cửa hàng kinh doanh lên công ty nên công tác kế toán DN chưa được tốt. Do vậy việc thẩm định không tránh khỏi sự thiếu chính xác.
DN hoạt động trong thị trường cạnh tranh gay gắt, hiệu quả sản xuất trong nước thấp, giá thành cao, HĐKD khó khăn dẫn đến làm sai lệch BCTC, số liệu đưa ra không minh bạch ảnh hưởng đến chất lượng phân tích TCDN.
Rủi ro đạo đức là không thể tránh khỏi do khách hàng cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm dụng vốn nên BCTC đưa ra không chinh xác.
- Về phía chính sách kinh tế vĩ mô:
Chính sách kinh tế vĩ mô không ổn định, thường xuyên thay đổi như thuế, đất đai, cơ chế tài chính, tỷ giá làm cho DN có thể chuyển từ lãi sang lỗ kéo theo rủi ro tín dụng cho ngân hàng, giảm hiệu quả phân tích TCDN khi mà không đánh giá được con số cụ thể từ các tác động này lên công ty. Ví dụ như DN là một công ty xuất nhập khẩu như trên sẽ chịu nhiều tác động từ các chính sách của nhà nước, đặc biệt là vấn đề tỷ giá.
Cơ chế chính sách về cấp tín dụng chưa đầy đủ, tiêu chuẩn của TSĐB nợ vay, tài sản gán nợ thiếu nhất quán, không phù hợp với thực tế dẫn đến khó khăn trong việc thiết lập khoản vay phù hợp.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chưa đầy đủ và đồng bộ để đảm bảo quyền tự chủ cho NHTM trong việc thực hiện hợp đồng tín dụng, chấm điểm tín dụng cho khách hàng, đặc biệt trong việc thanh lý, phát mại, xử lý khách hàng không trả được nợ (thủ tục pháp lý phức tạp, qua nhiều cấp, nhiều khâu). Điều này cũng ảnh hưởng đến việc xác định rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải khi cung cấp khoản vay cho khách hàng.
Việc đánh giá vị thế của DN trong ngành không được quy định cụ thể, chưa có cách thức đánh giá. Các tiêu chí đánh giá cụ thể. Việc so sánh các DN cùng ngành gặp khó khăn khi mà các thông tin của các SME không được công bố trực tiếp trên các trang thông tin về DN, đa phần các thông tin về các DN trong ngành là của các công ty lớn. Trong khi đó đối tượng vay vốn chủ yếu ở ngân hàng là các công ty SME, vì vậy không thể lấy các DN SME ra để so sánh với các DN lớn, còn các DN SME khác thì không có số liệu so sánh cụ thể.