CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ PHÂN TÍCH BCTC DN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP TP BANK CN THANH XUÂN
2.3. Đánh giá hiệu quả phân tích BCTC của DN vay vốn tại Ngân hàng TMCP TP BANK CNThanh Xuân
2.3.1. Những điểm mạnh trong hiệu quả phân tích BCTC của DN vay vốn tại Ngân hàng TMCP TP
Ngân hàng TMCP TP BANK CN Thanh Xuân
Thông qua bài phân tích về tình hình tài chính, kinh doanh của CBTD tại TP Bank CN Thanh Xuân với khách hàng là Công ty CP Xuất nhập khẩu và xây dựng Bình Ngân chúng ta đã hiểu hơn về quá trình phân tích BCTC DN tại ngân hàng. Góc nhìn của ngân hàng về DN từ bao quát đến chi tiết, đánh giá từ các mục lớn của DN rồi phân tích các mục nhỏ rồi đưa ra kết luận tổng quan. Các CBTD đã sử dụng linh hoạt các phương pháp phân tích, đồng thời cũng xây dựng được nhiều bảng biểu, biểu đồ giúp cho bài phân tích thêm sinh động.
Về hiệu quả phân tích BCTC, CBTD bước đầu đã đánh giá được tình hình tài chính, HĐKD của khách hàng.
• Thứ nhất ở phần khoản phải thu CBTD đã làm rõ các khách hàng mà DN đã hợp tác và phát sinh các khoản phải thu, cán bộ cũng đã đánh giá được sự phù hợp giữa HĐKD và khối lượng các khoản phải thu. Đồng thời nêu ra được các khách hàng có dư nợ lớn nhất ở thời điểm hiện tại, từ việc này chúng ta có thể thấy công ty làm ăn ổn định và có mức độ uy tín cao với khách hàng bởi vì có khối lượng đối tác lớn và nhiều bạn hàng tiềm năng
• Tiếp theo về hàng tồn kho, việc liệt kê được các sản phẩm trong khoản mục hàng tồn kho của DN giúp cho CBTD hiểu hơn về hình thức sản xuất kinh doanh của DN, đồng thời xác định được khối lượng hàng tồn kho luân chuyển trong một kì, nhập xuất ra sao, việc phân phối như vậy đã phù hợp với chưa. Ngoài ra còn nắm bắt được mặt hàng nổi trội của DN, xác định được lợi thế thương mai của DN đó là Tấm làm mát KT 1800 và tấm làm mát chống rêu 1800x600. Từ việc đánh giá sự luân chuyển của hàng hóa trong DN, CBTD còn kết luận được tính chất kinh doanh của công ty là theo mùa vụ và nhu cầu thị trường về các vật dụng tiêu dùng từ điện vẫn đang rất có tiềm năng, cho thấy công ty hoàn toàn có khả năng phát triển trong tương lai.
• Cuối cùng ở phần kết quả HĐKD, CBTD kê khai được mức thuế đóng mỗi năm và doanh thu nội bộ của DN và kết quả hoàn toàn phù hợp với thông tin mà công ty cung cấp về các nhà cung cấp cũng như nhà phân phối, từ đó đánh giá được sự phù hợp trong việc sử dụng chi phí với doanh thu của lĩnh vực mà công ty đang thực hiện.
Chứng tỏ được các thông tin mà công ty đưa ra đều có các cơ sở chứng minh hợp lý.
➢ Nhận xét: Từ việc xác minh các thông tin trong BCTC, chúng ta cũng hiểu
rõ hơn về công ty, các mặt hàng đang kinh doanh, nguyên vật liệu tồn trong kho là cái gì, các đối tác mà DN đang làm việc. Giúp cho ngân hàng có góc nhìn nhận đa chiều về DN, thấy được bức tranh tài chính của DN rõ nét hơn.
Những con số trong BCTC đã được làm rõ, CBTD dễ dàng đưa ra được những đánh giá về độ an toàn của DN.
• Qua cách trình bày các phần dẫn chứng ở phần trên về phần khoản phải thu, hàng tồn kho và kết quả HĐKD giúp chúng ta cảm nhận được độ an toàn của công ty qua góc nhìn của CBTD. Khoản phải thu, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn ở phần tài sản, cũng phần nào cho thấy sự phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và phân phối của DN. Tài sản cố định rất ít, nhưng mà tài sản ngắn hạn lớn và đều là các vật dụng phù hợp với thị hiếu hiện nay nên cũng CBTD cũng hình dung được nếu khoản vay xảy ra thì tài sản đảm bảo đến từ đâu, ngoài ra phần kết quả kinh doanh lại rất khả quan nên CBTD hoàn toàn có thể đánh giá được mức độ an toàn của khoản vay sẽ cấp cho công ty.
• Ở phần nguồn vốn của công ty, vay và nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn. CBTD đã chỉ rõ được các khoản vay chủ yếu là vay các TCTD và đều có tài sản đảm bảo, tài sản thế chấp. Trên thực thế thì số nợ gần 60 tỷ nhưng mà theo CBTD định giá khoản vay nay thực chất chỉ có 30 tỷ. Từ việc xem xét các khoản vay trong công ty, CBTD đã rút ra được điểm mấu chốt của công ty nằm ở việc các khoản vay đang dàn trải ra quá nhiều nơi, tuy nhiên điều quan trọng hơn là công ty chưa từng phát sinh nợ quá hạn/cần chú ý. Điều này giúp công ty được đánh giá là có uy tín trả nợ tốt. Ngoài ra việc dẫn chứng về các khoản phải trả của DN ở mức thấp và không tồn đọng các khoản phải trả từ năm trước, càng củng cố thêm mức độ an toàn của công ty.
• Các chỉ số mà CBTD phân tích từ BCTC cho thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty ở mức thấp bởi vì lượng tiền mặt không cao tuy nhiên khả năng thanh toán hiện hành vẫn ở mức độ an toàn bởi vì tài sản ngắn hạn chủ yếu là hàng tồn kho và khoản phải thu. Vì vậy nếu đưa ra khoản vay trung và dài hạn sẽ phù hợp với tình hình của công ty và đồng thời đảm bảo độ an toàn cho khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ và đúng hạn.
➢ Nhận xét: Từ việc đánh giá BCTC qua đó CBTD xem xét được mức độ an
toàn của công ty khi cấp tín dụng, đồng thời giúp CBTD dễ dàng tính toán về đưa ra khoản vay phù hợp với mức độ an toàn của công ty..
Sau khi xem xét mức độ an toàn của DN, CBTD thiết kế khoản vay hợp lý, phù hợp với “kích cỡ” của DN hiện tại.
• Sau khi phân tích được toàn bộ về bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh, CBTD xác định được doanh thu trong năm kế hoạch từ đó phân tích được nhu cầu vay vốn ngắn hạn, xác định được khoản vay mà TPB có thể tài trợ cho công ty.
• Dựa vào số liệu ở trong BCTC, CBTD theo dõi được doanh thu, lợi nhuận, chu kì kinh doanh, vòng quay hàng tồn kho, khoản phải trả, khoản phải thu, từ đó CBTD sẽ đưa ra được các phương án cho vay phù hợp theo các sản phẩm hiện có của ngân hàng. Với trường hợp của công ty Công ty CP Xuất nhập khẩu và xây dựng Bình Ngân, CBTD đưa ra 3 phương án cho vay, tùy vào mỗi phương án thì có những đặc điểm khác nhau về mục đích, thời hạn, điều kiện sử dụng hạn mức tín dụng, tài sản đảm bảo và biện pháp quản lý.
➢ Điều quan trọng nhất đối với cả ngân hàng và khách hàng là các khoản vay được cấp như thế nào. Việc phân tích BCTC cũng chỉ là một phần để hỗ trợ đưa ra quyết định cho vay, vì thế nên một khoản vay hợp lý, phù hợp với điều kiện tài chính của DN chính là kết quả mà cả hai bên đều muốn.