CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ MUA SẮM TẬP TRUNG BẰNG NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.6. Hạn chế của mua sắm tập trung
Mua sắm tập trung là phương thức mới trong mua sắm công ở nước ta.
Do vậy, bên cạnh những ưu điểm thì mua sắm tập trung cũng có những hạn chế như quá trình mua sắm có thể bị kéo dài, không đáp ứng kịp thời nhu cầu về tài sản của đơn vị sử dụng vì đơn vị sử dụng nhưng lại không được đấu thầu, bị động trong lựa chọn chủng loại, chất lượng, mẫu mã. Mức độ triển khai chưa đồng đều, chưa chuyên nghiệp vì chưa có các chuyên gia am hiểu về đấu thầu, định giá, chuyên môn kỹ thuật của tài sản mua sắm. Mô hình tổ chức mua sắm tập trung chủ yếu theo chế độ kiêm nhiệm nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện do chưa bố trí đủ nhân lực.
Nguyên nhân của tình trạng đó là do nhận thức về mua sắm tập trung chưa đầy đủ nên quá trình xây dựng cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện còn có sự lúng túng, chưa có giải pháp hữu hiệu để khắc phục những nhược điểm nội tại của phương thức này.
Công tác tuyên truyền còn hạn chế, chưa tạo ra được sự đồng thuận cao khi triển khai thực hiện. Nhiều đơn vị chưa sẵn sàng cho việc tổ chức mua sắm tập trung.
Sự phối hợp giữa đơn vị được giao mua sắm với đơn vị quản lý, sử dụng tài sản chưa chặt chẽ, còn đùn đẩy trách nhiệm. Các bộ, ngành, địa
phương chưa quan tâm đúng mức đến việc đầu tư bộ máy, cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực để thực hiện công tác mua sắm.
Ngoài ra đấu thầu tập trung sẽ là một hình thức hạn chế sự tham gia của các doanh nghiệp nhỏ. Vì với đơn hàng khoảng 10 máy tính một doanh nghiệp nhỏ, lẻ có thể tham gia được nhưng đấu thầu tập trung lên tới hàng nghìn máy tính rõ ràng các nhà cung cấp có quy mô nhỏ, lẻ sẽ bị loại ngay khỏi vòng đầu.
Qua nghiên cứu chương 1, ta có thể kết luận như sau:
Mua sắm tài sản, hàng hóa theo phương thức tập trung đáp ứng được yêu cầu trang bị hiện đại, đồng bộ về tài sản, góp phần đổi mới công nghệ quản lý theo hướng cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước.
Bên cạnh đó, hiệu quả của việc mua sắm tài sản, hàng hóa theo phương thức tập trung không chỉ thể hiện ở khoản ngân sách tiết kiệm được do mua sắm theo số lượng lớn mà còn được thể hiện ở chất lượng đầu vào tốt, đảm bảo giá cả thống nhất, tương đồng về kỹ thuật, việc sử dụng tài sản đạt hiệu quả cao, hạn chế các phát sinh kỹ thuật phải sửa chữa bất thường trong quá trình sử dụng tài sản.
Việc tập trung đầu mối thực hiện mua sắm, tổ chức mua sắm với khối lượng tài sản lớn thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi đảm bảo tính công khai, minh bạch, tạo điều kiện cho nhiều nhà thầu cung cấp tài sản, hàng hóa tham gia; cơ chế công khai, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm được quy định chặt chẽ; từ đó góp phần vào việc phòng, chống tham nhũng trong mua sắm tài sản công.
Phương thức mua sắm tập trung góp phần đảm bảo việc quản lý, sử dụng tài sản công chặt chẽ, đúng pháp luật. Tại các Bộ, ngành, địa phương thực hiện mua sắm tập trung không còn tình trạng trang bị tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định hoặc trang bị tài sản tràn lan, không hiệu quả do khi xây dựng kế hoạch mua sắm tập trung, cơ quan quản lý công
sản đã rà soát kỹ lưỡng hiện trạng, nhu cầu trang bị tài sản của các cơ quan, đơn vị, đối chiếu với tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản để xác định nhu cầu mua sắm. Đơn vị mua sắm đã thực hiện việc mua sắm theo tiêu chuẩn, định mức và giá mua tài sản được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Do mua sắm tập trung nên các bộ, ngành trung ương và địa phương có nhiều thời gian cho công tác chuyên môn của đơn vị mình hơn cũng như có điều kiện rà soát, thực hiện sắp xếp, điều chuyển, sử dụng có hiệu quả tài sản trong quá trình quản lý, sử dụng.
Tuy nhiên, dù đã giảm đầu mối, tiết kiệm chi phí, nhân lực của các cơ quan, song việc mua sắm còn chậm tiến độ, việc bảo trì, bảo dưỡng tài sản gặp nhiều khó khăn… Vấn đề này cần sớm được khắc phục để việc mua sắm tài sản công thực sự hiệu quả.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC MUA SẮM TẬP TRUNG TẠI QUỸ ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2018