Một số biện pháp khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Biện pháp hoàn thiện công tác mua sắm tập trung tại quỹ đầu tư và phát triển đất Hải Phòng (Trang 68 - 76)

CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC MUA SẮM TẬP

3.1. Mục tiêu công tác mua sắm tập trung tại Quỹ Đầu tư và Phát triển đất Hải Phòng tới năm 2023

3.2.6. Một số biện pháp khác

Để đạt được mục tiêu tiết kiệm chi tiêu công, cần có các giải pháp quản lý, sử dụng hiệu quả tài sản Nhà nước mà trước hết là quản lý tốt quá trình mua sắm tập trung. Vì vậy, cần tăng cường kiểm tra, đôn đốc thường xuyên công tác mua sắm tập trung; kịp thời tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo khi có vướng mắc, hoặc tham mưu báo cáo Chính phủ, Bộ Tài

chính để kịp thời tháo gỡ, khắc phục những khó khăn, vướng mắc, qua đó nâng cao hiệu quả công tác mua sắm tập trung.

Nghiêm túc thực hiện công khai trong mua sắm tập trung, từ công khai nhu cầu mua sắm , công khai công tác lựa chọn nhà thầu và công khai kết quả mua sắm tập trung. Nội dung công khai nhu cầu mua sắm tập trung gồm: công khai số lượng tài sản mua sắm; chủng loại tài sản mua sắm; dự toán mua sắm tài sản; nguồn vốn mua sắm tài sản. Nội dung công khai công tác lựa chọn nhà thầu gồm: công khai kế hoạch lựa chọn nhà thầu, thông tin về đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu mua sắm tập trung,... theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Nội dung công khai kết quả mua sắm tập trung gồm:danh sách các nhà thầu được lựa chọn, thỏa thuận khung ký kết giữa nhà thầu và đơn vị mua sắm tập trung, tài liệu mô tả tài sản, mẫu hợp đồng mua sắm; công khai số lượng, chủng loại, đơn giá, nguồn vốn mua sắm tài sản; hình thức mua sắm tài sản; nhà thầu cung cấp tài sản; các khoản hoa hồng, chiết khấu, khuyến mãi (nếu có) khi thực hiện mua sắm tập trung.

Thông tin công khai về mua sắm tập trung được đăng tải trên Trang thông tin điện tử về tài sản công, Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu, Cổng thông tin điện tử của thành phố hải Phòng, Cổng thông tin điện tử Sở Tài chính và Cổng thông tin điện tử của Quỹ Đầu tư và Phát triển đất Hải Phòng;

Tích cực, chủ động xây dựng, hoàn chỉnh các quy trình, thủ tục trong việc mua sắm tài sản tập trung; sẽ thực hiện việc công khai, minh bạch (tuyên truyền, hội thảo, phổ biến...) các quy trình, thủ tục trong việc mua sắm tài sản tập trung, tạo thuận lợi cho các đơn vị trong việc triển khai. Ngoài ra, đề nghị các cơ quan báo chí tiếp tục phối hợp, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong việc thực hiện chủ trương này.

Nghiêm túc, giám sát chặt chẽ, đôn đốc nhà thầu thực hiện tiến độ hợp đồng trong mua sắm; tổng kết, đánh giá, phân loại khách quan nhà cung cấp tốt, xấu để cảnh báo cho các lần mua sắm tiếp theo.

Qua nghiên cứu chương 3, ta có thể kết luận như sau:

Từ những lợi ích rõ ràng của mua sắm tập trung, việc đẩy mạnh mua sắm tập trung sẽ là giải pháp tối ưu để giảm đầu mối thực hiện mua sắm, tiết kiệm chi phí, nhân lực của các cơ quan, đơn vị, tăng cường tính chuyên nghiệp trong đấu thầu, góp phần tăng hiệu quả kinh tế và tiết kiệm cho ngân sách. Mua sắm tập trung cũng khắc phục được tình trạng mua sắm vượt tiêu chuẩn, định mức, vượt nhu cầu thực tế, không hiệu quả; góp phần hạn chế được lãng phí trong mua sắm tài sản Nhà nước.

Tuy nhiên, mua sắm tập trung vẫn còn những nhược điểm, hạn chế như quá trình thực hiện của đơn vị mua sắm tập trung, các đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản và các nhà thầu còn có sự lúng túng, đặc biệt là khâu đăng ký nhu cầu, tổng hợp nhu cầu mua sắm, tổ chức mua sắm còn kéo dài, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của các đơn vị; còn chậm trễ trong việc giao dự toán, thanh toán và hạn chế trong việc bàn giao; bảo hành, bảo trì tài sản.

Khi hoàn thiện và áp dụng đồng bộ các biện pháp kể trên thì chắc chắn hoạt động mua sắm tài sản Nhà nước theo phương thức tập trung tại Quỹ Đầu tư và Phát triển đất Hải Phòng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, kịp thời đáp ứng nhu cầu, góp phần chống thất thoát, lãng phí cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị và đạt được tỷ lệ tiết kiệm cao hơn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Hiệu quả của việc mua sắm tài sản Nhà nước theo phương thức tập trung không chỉ thể hiện ở số tiền giảm chi do mua sắm theo lô lớn với số lượng nhiều mà còn được thể hiện ở chất lượng đầu vào tốt, đảm bảo giá được thống nhất, tương đồng về kỹ thuật, việc sử dụng tài sản đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, đấu thầu trong mua sắm tập trung cần có hành lang pháp lý mạnh mẽ và vững chắc, trong đó quy định rõ ràng và cụ thể về nguyên tắc trong mua sắm tập trung; trách nhiệm của các chủ thể…Thực hiện đấu thầu qua mạng trong mua sắm tập trung sẽ là giải pháp ưu việt để giảm bớt các thủ tục hành chính trong đấu thầu, tăng cường tính chuyên nghiệp cho các đơn vị mua sắm tập trung. Mua sắm tập trung không chỉ giúp giảm được thời gian, chi phí, nhân lực mà còn tạo ra một quy trình lựa chọn nhà thầu nhất quán, chuyên nghiệp, việc đánh giá hồ sơ dự thầu chắc chắn sẽ chính xác và hiệu quả hơn.

Mua sắm tập trung được xem là chìa khóa quan trọng để phân bổ hàng hóa và dịch vụ cho xã hội, việc đẩy mạnh mua sắm tập trung sẽ là giải pháp tối ưu để giảm thời gian, chi phí, đầu mối tổ chức đấu thầu, tăng cường tính chuyên nghiệp trong đấu thầu, góp phần tăng hiệu quả kinh tế và tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước.

Bên cạnh đó, mua sắm tập trung giúp tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước. các cơ quan, tổ chức, đơn vị áp dụng mua sắm tập trung hạn chế được tình trạng trang bị tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định hoặc trang bị tài sản tràn lan, không hiệu quả. Vì khi đăng ký, tổng hợp, xây dựng kế hoạch mua sắm tập trung, các đơn vị phải rà soát lại hiện trạng, nhu cầu trang bị tài sản của đơn vị mình.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn những hạn chế và bất cập, đòi hỏi phải có các biện pháp hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực thi để công tác mua sắm tập trung phát huy hết thế mạnh của nó là công cụ hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Trong luận văn này, trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn, em xin được đưa ra một số biện pháp hoàn thiện công tác mua sắm tập trung tại Quỹ Đầu tư và Phát triển đất Hải Phòng.

Việc hoàn thiện và áp dụng đồng bộ các biện pháp kể trên thì chắc chắn hoạt động mua sắm tài sản Nhà nước theo phương thức tập trung tại Quỹ Đầu tư và Phát triển đất Hải Phòng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, đảm bảo thời gian, đáp ứng được yêu cầu trang bị hiện đại, đồng bộ về tài sản, đổi mới công nghệ quản lý theo hướng cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; góp phần chống thất thoát, lãng phí cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị và đạt được tỷ lệ tiết kiệm cao hơn.

Bên cạnh đó, việc tập trung đầu mối thực hiện mua sắm, tổ chức mua sắm với khối lượng tài sản lớn thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi đảm bảo tính công khai, minh bạch, tạo điều kiện cho nhiều nhà thầu cung cấp tài sản, hàng hóa tham gia; cơ chế công khai, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm được quy định chặt chẽ; từ đó góp phần vào việc phòng, chống tham nhũng trong mua sắm tài sản công.

2. Kiến nghị

Một là, kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Quy trình chuẩn về mua sắm tập trung trên địa bàn thành phố; ban hành văn bản hướng dẫn về tiêu chuẩn kỹ thuật và mức giá dự toán của tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung của thành phố; đồng thời ban hành hoặc phân cấp thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị phổ biến, máy móc thiết bị chuyên dùng trên địa bàn thành phố.

Hai là, kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo Sở chuyên ngành, ủy ban nhân dân các quận, huyện khẩn trương tham mưu, phân bổ dự toán mua sắm cho đơn vị để đơn vị có căn cứ đăng ký nhu cầu mua sắm trước 31 tháng 01 hàng năm.

Ba là, kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố quan tâm, chỉ đạo KBNN thành phố, KBNN các quận, huyện hướng dẫn, thống nhất trong thủ tục kiểm soát chi, kịp thời giải ngân khi các đơn vị thanh toán hợp đồng mua sắm.

Bốn là, kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố ban hành văn bản quy định biện pháp xử lý với nguồn kinh phí tiết kiệm được từ mua sắm tập trung còn dư trên tài khoản của đơn vị.

Năm là, kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo cơ quan, cấp có thẩm quyền thu hồi dự toán đối với các đơn vị đã được cấp dự toán mua sắm mà không thực hiện ký hợp đồng mua sắm tập trung đối với tài sản đã đăng ký, đồng thời cho phép Quỹ được từ chối việc đăng ký mua sắm tập trung trong 3 năm liên tục tiếp theo đối với các đơn vị điều chỉnh, hủy hợp đồng hoặc không thanh toán hợp đồng đã ký.

Sáu là, kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy định về việc mua sắm tập trung đối với các tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung được mua bằng bằng Nguồn kinh phí từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên;

Bảy là, kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố đề xuất với Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh quy định các đơn vị phải gửi đăng ký trước ngày 31 tháng 01 hàng năm, cho phép các đơn vị mua sắm tập trung được phân chia thời gian tổng hợp nhu cầu mua sắm thành 2 lần/năm.

Tám là, kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố lấy ý kiến bằng văn bản với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo để ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính (2015), Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 08/09/2015 quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu qua mạng.

[2]. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/06/2015 quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa.

[3]. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26/10/2015 quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

[4]. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), Thông tư số 11/2015/TT-BKHĐT ngày 27/10/2015 quy định chi tiết lập hồ sơ yêu cầu đối với chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh.

[5]. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), Thông tư số 23/2015/TT-BKHĐT ngày 21/12/2015 quy định chi tiết lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu.

[6]. Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 hướng dẫn một số nội dung của Nghị định 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

[7]. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 35/2016/TT-BTC ngày 26/02/2016 hướng dẫn việc mua sắm tài sản Nhà nước theo phương thức tập trung.

[8]. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 quy định chi tiết việc sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

[9]. Bộ Thông tin và truyền thông (2016), Thông tư số 47/2016/TT-BTTTT ngày 26/12/2016 quy định chi tiết về ưu tiên đầu tư, mua sắm sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

[10]. Chính phủ (2017), Nghị định 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

[11]. Chính phủ (2014), Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

[12]. Lê Duy Cường (2015), Mua sắm tập trung trong đấu thầu theo pháp luật Việt Nam.

[13]. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013.

[14]. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Ngân sách Nhà nước 2015 số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015.

[15]. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Luật Quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 ngày 21/6/2017.

[16]. Quỹ Đầu tư và Phát triển đất Hải Phòng (2018), Báo cáo số 15/BC- QĐT&PTĐ ngày 05/03/2018 báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ mua sắm tập trung trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2017.

[17]. Quỹ Đầu tư và Phát triển đất Hải Phòng (2019), Báo cáo số 30/BC- QĐT&PTĐ ngày 22/02/2019 báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ mua sắm tập trung trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2018.

[18]. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 08/2016/QĐ-TTg ngày 26/02/2016 quy định việc mua sắm tài sản Nhà nước theo phương thức tập trung.

[19]. Thủ tướng Chính phủ 92017), Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị.

[20]. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý và sử dụng máy móc, thiết bị của cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Biện pháp hoàn thiện công tác mua sắm tập trung tại quỹ đầu tư và phát triển đất Hải Phòng (Trang 68 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)