CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1.4. TỔNG QUAN VỀ TƯƠNG TÁC THUỐC
Tương tác thuốc là một phản ứng giữa một thuốc với một tác nhân thứ hai (thuốc, thực phẩm, hoá chất khác). Phản ứng đó có thể xảy ra khi tiếp xúc với cơ thể hay hoàn toàn ở bên ngoài cơ thể khi bào chế, bảo quản, thử nghiệm hay chế biến các thuốc.
Tương tác thuốc có thể gây hại, có khi làm giảm hiệu lực thuốc, đôi lúc mang lại hiệu quả đáng kể, có thể vừa có lợi vừa có hại (Bộ Y tế, 2015).
1.4.2 Các công cụ tra tương tác thuốc
Các phần mềm tra cứu TTT ra đời với ưu điểm nổi bật như cho phép phát hiện và đưa ra những thông tin về TTT một cách đầy đủ và nhanh chống, hỗ trợ khả năng tra cứu, phân loại dược phẩm, thông tin về ảnh hưởng của thuốc đối với các kết quả xét nghiệm, ảnh hưởng đến bệnh mắc kèm, khả năng ghi nhớ đơn thuốc, nên có tính linh hoạt cao, đáp ứng được những thay đổi liên tục trong điều trị. Vì vậy áp dụng phần mềm duyệt TTT trong điều trị sẽ đem
lại hiệu quả thiết thực cho mỗi cơ sở y tế. Điều cần thiết là phải có được một phần mềm phù hợp cho từng điều kiện cụ thể.
Những công cụ miễn phí của các trang web được sử dụng rộng rãi như:
Interactions Checker (Mims.com), Drug Interactions Checker (Drugs.com), Drug Interaction Checker (Medscape.com), những công cụ này rất hữu ích
Một số công cụ tra cứu TTT có độ tin cậy rất cao như: Stockley’s Drug Interactions (Medicines Complete), Lexi – Interact (Lexi – Comp), Drug Interaction Drugdigest.org, Helthatoz.com) khi duyệt tương tác thuốc từ đó đưa ra ý kiến đề xuất về áp dụng phần mềm trong kiểm soát kê đơn nhằm phục vụ cho việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
Công cụ được sử dụng trong nghiên cứu này là Tra cứu tương tác thuốc dựa vào phần mềm DRUG INTERACTION CHECHER trên trang web drugs.com. web drugs.com phần mềm đều đáp ứng được đa số các tiêu chuẩn đề ra về mức độ tiện lợi, có khả năng phát hiện 3 loại tương tác thuốc chính (thuốc-thuốc, thuốc-thức ăn, thuốc-đồ uống) và đều đưa ra cơ chế của tương tác thuốc và hướng xử trí, về khả năng phát hiện tương tác thì không có phần mềm nào đạt điểm tối đa, đó cũng chính là sự lựa chọn để giúp em tra cứu được sự tương tác trong đề tài.
1.4.3 Mức độ, nội dung và ý nghĩa lâm sàng của các tương tác thuốc
Mức độ tương tác thuốc là độ khác biệt hoặc ảnh hưởng của một loại thuốc đến tác dụng của một loại thuốc khác. Các tương tác thuốc có thể có mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tác dụng dự kiến của thuốc và gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Nội dung của tương tác thuốc là cách mà các loại thuốc tương tác với nhau, bao gồm cơ chế tương tác, cơ chế tác dụng và thời gian xuất hiện của tương tác.
Ý nghĩa lâm sàng của các tương tác thuốc là ảnh hưởng đến việc đặt lịch điều trị, lựa chọn loại thuốc, điều chỉnh liều lượng và theo dõi tình trạng bệnh nhân. Nếu bất kỳ tương tác thuốc nào xảy ra, bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ để có thể kiểm soát được tình hình bệnh và điều chỉnh liều lượng thuốc. (Bộ Y tế, 2015)
1.4.4. Tương tác thuốc trong điều trị
Có hai loại tương tác thuốc: tương tác thuốc - thuốc, tương tác thuốc - thức ăn và đồ ăn.
1.4.4.1 Tương tác thuốc – thuốc
Gồm 2 loại chính là tương tác dược động học và tương tác dược lực học.
Tương tác dược động học
Tương tác dược động học là tương tác làm thay đổi một hay nhiều thông số cơ bản của quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ thuốc.
Tương tác dược động học trong quá trình hấp thu: Tương tác thuốc làm thay đổi quá trình hấp thu thuốc theo một số cơ chế như: Thay đổi độ pH trong dạ dày, thay đổi nhu động tiêu hóa, tạo phức khó hấp thu giữa hai thuốc, do cản trở cơ học tạo lớp ngăn tiếp xúc với niêm mạc dạ dày.
Tương tác dược động học trong quá trình phân bố: Tương tác thuốc xảy ra khi một thuốc khác khỏi protein liên kết làm tăng nồng độ thuốc tự do, dẫn đến tăng tác dụng và tăng độc tính.
Tương tác dược động học trong quá trình chuyển hóa: Tương tác thuốc xảy ra khi phối hợp các thuốc chuyển hóa chủ yếu ở gan với thành phần tham gia chuyển hóa là hệ enzym cytocrom P450 ở gan (CYP450). Hiện tượng cảm ứng hoặc ức chế enzym gan làm thay đổi chuyển hóa thuốc, dẫn đến làm tăng hoặc giảm tác dụng dược lý và độc tính của thuốc.
Tương tác dược động học trong quá trình thải trừ: Các thuốc bị ảnh hưởng nhiều qua con đường này thường là những thuốc bài xuất chủ yếu qua thận ở dạng còn hoạt tính.
Tương tác thuốc làm thay đổi quá trình chuyển hóa thuốc qua thận theo cơ chế như thay đổi pH nước tiểu, cạnh tranh chất mang với các thuốc thải trừ qua ống thận (Bộ Y tế, 2015).
Tương tác dược lực học
Tương tác dược lực học là những tương tác xảy ra tại các thụ thể của thuốc. Đây là loại tương tác đặc hiệu, các thuốc có cùng cơ chế sẽ có cùng một kiểu tương tác dược lực học.
Tương tác đối kháng: Tương tác đối kháng là những tương tác xảy ra tại cùng một thụ thể giữa hai thuốc làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc dùng kèm, bao gồm đối kháng cạnh tranh và không cạnh tranh.
Tương tác hiệp đồng: Tương tác xảy ra trên những thụ thể khác nhau nhưng có cùng đích tác dụng làm tăng tác dụng.
Tương tác do phối hợp thuốc có cùng kiểu độc tính: Đây là kiểu tương tác bất lợi thường gặp do vô tình sử dụng các thuốc có tác dụng điều trị khác nhau nhưng lại có độc tính trên cùng một cơ quan. Tương tác xảy ra khi phối hợp các thuốc có tác dụng điều trị khác nhưng lại có cùng độc tính (Bộ Y tế, 2015).
1.4.4.2. Tương tác thuốc – đồ ăn và thức uống
- Tương tác thuốc – thức ăn, bao gồm: ảnh hưởng của đồ ăn, thức uống tới động học, tác dụng và độc tính của thuốc (Bộ Y tế)
CHƯƠNG 2