2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.5. Các tiêu chuẩn đánh giá
2.2.5.1. Chỉ tiêu đánh giá glucose máu lúc đói, HbA1c, lipid máu, huyết áp
Bảng 2.2. Chỉ tiêu đánh giá glucose máu, HbA1c, lipid máu, huyết áp theo hướng dẫn điều trị BYT 2020
Chỉ số Đơn vị Tốt Chấp nhận Kém
Glucose máu - Lúcđói -
Sau ăn
mmol/L 4,4–6,1
4,4–7,8
6,2 – 7,0
>7.8 - ≤ 9,0
>7,0
>9,0
HbA1c % ≤7.0 > 7,0 đến ≤ 7,5 >7,5
Huyết áp mmHg ≤130/80 130/80–
140/90 >140/90
Cholesterol TP mmol/L <4,5 4,5-5,2 ≥5,3
HDL–C mmol/L >1,1 0,9 – 1,1 <0,9
Triglycerid mmol/L <1,5 1,5-≤2,2 >2,2
LDL–C mmol/L ≥3,4 (Bộ Y tế, 2020) Mức HbA1C được điều chỉnh theo thực tế lâm sàng của từng đối tượng.
*Người bệnh trẻ tuổi mới được chẩn đoán ĐTĐ chưa có biến chứng mạn tính, không có bệnh mắc kèm cần giữ mức HbA1C ở mức 6,5%.
* Người bệnh lớn tuổi, mắc ĐTĐ đã lâu, có biến chứng mạn tính, có nhiều bệnh mắc kèm nên giữ mức HbA1C ≤ 7,5%.
**Người mắc ĐTĐ có biến chứng thận, mức huyết áp mục tiêu ≤ 130/80 mmHg.
*Người không có biến chứng thận do ĐTĐ mức huyết áp mục tiêu ≤ 140/80 mmHg.
***Người có tổn thương tim mạch LDL-c nên < 1,7 mmol/l 2.2.5.2. Chỉ tiêu đánh giá chỉ số khối cơ thể ( BMI)
Thể trạng của bệnh nhân được kết luận căn cứ vào chỉ số BMI được tính theo công thức: BMI = Cân nặng (kg)/[chiều cao (m)]2.
Bảng 2.3. Chỉ tiêu đánh giá chỉ số khối cơ thể
Chỉ số BMI (kg/m2) Thể trạng
< 18,5 Gầy
18,5 – 22,9 Bình thường
≥ 23 Béo
23 – 24.9 Có nguy cơ
25 – 29.9 Béo độ 1
≥ 30 Béo độ 2
(Theo IDF, 2005) 2.2.5.3. Chỉ tiêu đánh giá chức năng gan thận
Bảng 2.4. Chỉ tiêu đánh giá chức năng gan, thận
Đối với thận
Nam Nữ (mmol) (U/L) (U/L)
Bình thường 62 – 120 53 – 110 2,5 – 7,5 ≤ 37 ≤ 40
Cao > 120 > 110 > 7,5 > 37 > 40
(Tạ Văn Bình, 2006) ,5
<2
<1,7**
2,5–3,4
<2,0**
Mức độ
Đối với gan
Creatinin (μmol/l) Ure ASAT ALAT
Khuyến cáo về sử dụng Metformin trên bệnh nhân suy giảm chức năng thận:
Bảng 2.5. Liều metformin theo mức lọc cầu thận
Độ lọc cầu thận (ml/phút) Liều tối đa metformin (mg/ngày)
≥ 90 60-89 45-59 30-44 15-29
<15 (hay lọc thận)
2550 2550 2000 1000 CCĐ CCĐ
2.2.5.4. Tính phù hợp của việc lựa chọn phác đồ điều trị ban đầu trên bệnh nhân Đái tháo đường típ 2
Đánh giá tính phù hợp của việc lựa chọn phác đồ điều trị ban đầu (cụ thể là tính phù hợp trong việc lựa chọn thuốc và không đánh giá tính phù hợp về liều dùng, cách dùng trên bệnh nhân mới được chẩn đoán ĐTĐ típ 2) với các tài liệu:
− Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Đái tháo đường típ 2 của Bộ Y tế năm 2020 - Hướng dẫn điều trị ĐTĐ của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ năm 2019 (ADA 2019). Trong hướng dẫn của Bộ y tế cũng chỉ rõ về việc lựa chọn và phối hợp thuốc nên tham khảo theo hướng dẫn của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA). - Hướng dẫn sử dụng thuốc dành cho cán bộ Y tế của Anh (EMC: electronic Medicines Compendium:
https://www.medicines.org.uk/emc/default.aspx).
− Tiêu chuẩn đánh giá như sau:
− Thuốc ưu tiên sử dụng là metformin trong tất cả các trường hợp
− Nếu BN có CCĐ hoặc bị dị ứng với metformin thì có thể chuyển qua dùng thuốc đường uống khác như sulfonylurea, TZD, ức chế DPP-4, ức chế SGLT2, các chất đồng vận thụ thể GLP-1, insulin nền. Metformin an toàn khi mức lọc cầu thận > 30 ml/phút
− Nếu HbA1c > 9,0 % và FPG >13,0 mmol/L có thể chỉ định 2 loại thuốc viên hạ glucose máu phối hợp (Metformin phối hợp với một trong các thuốc sulfunylure, TZD, ức chế DPP-4, ức chế SGLT2, đồng vận thụ thể GLP-1, insulin nền, khi có chống chỉ định hoặc không dung nạp metformin thì có thể chọn 2 trong các loại thuốc
< 130 <85
130–139 85-89
140–159 90–99
160–179 100–109
≥ 180 ≥ 110
sulfonylurea,TZD,DPP-4 inhibitor, SGLT2 inhibitor,GLP-1 receptor agonist, insulin nền.
2.2.5.5. Các trường hợp sử dụng isnulin
Theo khuyến cáo của ADA 2019 và “hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh ĐTĐ típ2” năm 2020.
- Cân nhắc khởi đầu điều trị phối hợp với insulin ngay khi HbA1c ≥ 10,0% hoặc FPG
> 16,7 mmol/L hoặc khi bệnh nhân tăng glucose máu có triệu chứng đái nhiều, khát nhiều.
- Các trường hợp sử dụng insulin khác:
+ Bệnh nhân ĐTĐ suy thận có CCĐ dùng thuốc hạ glucose máu đường uống, bệnh nhân có tổn thương gan..
+ Bệnh nhân ĐTĐ mang thai hoặc ĐTĐ thai kỳ.
+ Bệnh nhân ĐTĐ típ 2 đang mắc một bệnh cấp tính khác như nhiễm trùng nặng, nhồi máu cơ tim, đột quỵ...
+ Bệnh nhân điều trị bằng thuốc viên không hiệu quả hoặc dị ứng với thuốc viên hạ glucose máu.
2.2.5.6. Cơ sở đánh giá tổn thương cơ quan đích
- Tổn thương cơ quan đích: Các bệnh tổn thương cơ quan đích: Các bệnh này đều do bác sỹ chẩn đoán xác định:
+ Tim: Suy tim, NMCT, bệnh mạch vành (đau thắt ngực).
+ Biến chứng mắt: mức độ tổn thương mắt bao gồm mờ mắt, xuất huyết, xuất tiết, phù gai thị.
+ Biến chứng thận: suy thận mạn + Biến chứng não: TBMN cũ và mới.
+ Bệnh động mạch chi dưới có triệu chứng.
2.2.5.7. Chỉ tiêu đánh giá mức độ THA
Chẩn đoán THA khi BN có tiền sử THA hoặc được phát hiện theo tiêu chuẩn THA của Hội Tim mạch Việt Nam năm 2015, 2018.
Bảng 2.6 Phân độ THA theo Hội Tim mạch Việt Nam năm 2018 (VNHA, 2018)
Phân loại HA tâm thu (mmHg) HA tâm trương (mmHg) HA bình thường
HA bình thường cao THA độ 1 THA độ 2
THA độ 3
2.2.5.8. Xác định tương tác thuốc
- Xác định nguy cơ tương tác thuốc dựa trên các nguồn tài liệu: www.Drugs.com;
medscape.com; Dược thư quốc giá 2018.
- Lọc các tương tác có ý nghĩa: những tương tác có mức độ nhẹ theo từng thang được loại bỏ, các cặp tương tác được ghi nhận từ 2 tài liệu trở lên được lựa chọn.